Cách Viết CV Chăm Sóc Khách Hàng ấn Tượng, Ghi điểm Với Nhà ...
Có thể bạn quan tâm
Chăm sóc khách hàng hiện là một trong số những ngành nghề mở ra đa dạng cơ hội việc làm cho đủ mọi lứa tuổi lao động. Nhưng liệu bạn đã biết cách để viết một bản CV chinh phục nhà tuyển dụng cho một vị trí chăm sóc khách hàng? Hãy theo dõi bài viết sau để biết cách viết CV chăm sóc khách hàng thật ấn tượng nhé!
I. Khái quát chung về CV chăm sóc khách hàng
CV chăm sóc khách hàng có thể hiểu một cách đơn giản là một bản tóm tắt đầy đủ các thông tin cá nhân của bạn, đặc biệt là các kỹ năng, kinh nghiệm và chuyên môn trong ngành. CV sẽ giúp bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy khả năng và phẩm chất của mình, cũng như cho nhà tuyển dụng thấy được tinh thần làm việc tích cực, chứng minh rằng bạn phù hợp với công việc này.
Tìm việc làm, tuyển dụng chăm sóc khách hàng có thể bạn quan tâm:
- Cộng tác viên Tổng Đài Bảo Hành Hãng
- Cộng tác viên Tổng Đài Bảo Hành Điện Máy Xanh
- Nhân viên Tổng Đài Bảo Hành Điện Máy Xanh
II. Cách viết CV xin việc chăm sóc khách hàng
1. Giới thiệu thông tin cá nhân
Mục đầu tiên trong CV chính là giới thiệu bản thân. Ở mục này, bạn cần giới thiệu các thông tin như họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, các phương thức liên lạc như email, số điện thoại,... Các thông tin này sẽ là căn cứ để nhà tuyển dụng liên hệ cho bạn nếu bạn trúng tuyển. Vậy nên hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo độ chính xác nhé!
Ngoài ra, bạn cũng cần chọn một hình ảnh đại diện hợp lý. Nên chọn những hình ảnh chân dung có thể nhìn rõ mặt, mặc trang phục lịch sự và nghiêm túc. Tránh các ảnh nhìn nghiêng hay ảnh có filter để có thể tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.
2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp cũng là một yếu tố không thể thiếu trong các mẫu CV. Đưa mục tiêu vào CV chính là cách bạn thể hiện là mình có cùng mục tiêu, định hướng phát triển với doanh nghiệp. Điều này khiến doanh nghiệp càng tin tưởng và quyết định chọn bạn. Đối với các mẫu CV chăm sóc khách hàng hiện hành thì mục này thường bao gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.
Trong các mẫu CV xin việc chăm sóc khách hàng, mục tiêu ngắn hạn cần nêu rõ định hướng của bản thân trong thời gian từ 2 - 3 năm tới như nâng cao kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng, trau dồi các kiến thức kinh doanh để mang lại lợi ích cho công ty. Còn mục tiêu dài hạn thường đề cập tới định hướng thăng tiến rõ ràng trong từng giai đoạn như từ nhân viên lên cấp bậc quản lý, hay là mong muốn được gắn bó lâu dài với công ty của bạn.
[Xem thêm]: Mẫu mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng trong CV
3. Tóm tắt trình độ học vấn
Trình độ học vấn cũng là một điều được các nhà tuyển dụng rất quan tâm. Ở mục này, bạn có thể trình bày tên trường đại học, cao đẳng bạn từng học cũng như thời gian theo học, chuyên ngành của bạn. Ngoài ra, bạn nên đề cấp đến loại tốt nghiệp đạt được hay các bằng cấp, chứng chỉ liên quan khác như chứng chỉ ngoại ngữ, tin học,...
4. Mô tả kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc là một lợi thế bởi chúng chính là những kinh nghiệm thực tiễn mà bạn đã tích lũy được trong thời gian làm việc. Nếu bạn đã từng có kinh nghiệm trước đây thì cần trình bày rõ tên công ty cũ, thời gian làm việc và vị trí làm việc, những kiến thức và kỹ năng bạn tích lũy được trong thời gian đó bao gồm những gì.
Bạn cần trình bày đầy đủ nhưng cũng tránh quá dài dòng, nên trình bày từ khoảng thời gian gần nhất đến xa nhất. Đặc biệt là ưu tiên các công việc có liên quan nhiều nhất đến vị trí ứng tuyển chăm sóc khách hàng, tránh dài dòng nhưng lại không gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
5. Liệt kê những kỹ năng mềm cần thiết
Chăm sóc khách hàng là một công việc đòi hỏi khá nhiều kỹ năng mềm, do đó bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được mình có đủ các kỹ năng cơ bản cần thiết cho công việc này. Các kỹ năng đó có thể là kỹ năng lắng nghe và kỹ năng giao tiếp để có thể trò chuyện, thuyết phục khách hàng. Hay như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học văn phòng, thái độ ôn hòa, kiên nhẫn, kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt để có thể sẵn sàng giúp đỡ khách hàng bất cứ lúc nào,...
Việc trình bày các kỹ năng này sao cho hợp lý cũng rất quan trọng. Khi trình bày các kỹ năng, bạn nên liệt kê chúng dưới dạng gạch đầu dòng. Cách trình bày này vừa tạo độ thông thoáng cho CV vừa chứng tỏ rằng bạn là người có lối tư duy logic, làm việc gọn gàng và tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.
6. Hoạt động ngoại khóa đã tham gia
Các nhà tuyển dụng hiện nay không chỉ để ý tới kiến thức, kỹ năng hay kinh nghiệm, mà họ còn rất quan tâm tới các hoạt động ngoại khóa hay hoạt động xã hội của các ứng viên. Nếu bạn đã từng tham gia các hoạt động như các câu lạc bộ, đội nhóm, những tổ chức xã hội,... thì đứng ngần ngại gì mà hãy ghi chúng vào CV của mình nhé. Những hoạt động này sẽ giúp CV của bạn trở nên phong phú hơn, đồng thời thể hiện bạn là một người có khả năng giao lưu với mọi người, có nhiều trải nghiệm phong phú.
Đặc biệt, bạn nên ưu tiên liệt kê tới những hoạt động, cuộc thi có liên quan trực tiếp tới công việc chăm sóc khách hàng, hoặc có thể là những hoạt động có liên quan tới khả năng giao tiếp, trình bày, thuyết phục người khác, bởi đây sẽ là một thế mạnh rất lớn trong công việc mà bạn đang ứng tuyển.
7. Giới thiệu sơ qua sở thích, tính cách
Ngoài các thông tin cá nhân cơ bản, bạn có thể liệt kê thêm một vài sở thích hay đặc điểm tính cách của mình. Các sở thích có thể giúp bạn ghi điểm là những sở thích yêu cầu sự tỉ mỉ như đọc sách, uống trà, làm thủ công hay việc bạn thích tham gia các buổi họp mặt, hội thảo, kết bạn mới. Về tính cách, bạn có thể làm nổi bật tính hòa đồng, kiên nhẫn hoặc cẩn thận của mình.
8. Cung cấp chứng chỉ đạt được kèm minh chứng
Người ta thường nói “nói có sách, mách có chứng”, để chứng minh được trình độ học vấn hay các kiến thức, kỹ năng của bạn thì bằng cấp và các chứng chỉ đi kèm có vai trò rất quan trọng. Với ngoại ngữ, các bạn có thể cung cấp chứng chỉ TOEIC, IELTS, HSK, DELF,... Với tin học văn phòng, bạn có thể đưa vào những chứng chỉ như MOS, IC3,... cùng nhiều chứng chỉ khác nữa.
III. Những lưu ý khi thiết kế CV chăm sóc khách hàng
- Đọc kỹ bản mô tả công việc: Khi thiết kế một bản CV chuyên nghiệp, bạn cần lưu ý nên đọc bản mô tả công việc thật kỹ trước. Những nội dung trong bản mô tả công việc sẽ là giúp bạn biết được những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Từ đó có thể đưa ra những kiến thức, kỹ năng, tố chất phù hợp với yêu cầu, định hướng của doanh nghiệp. Ngoài hỗ trợ cho việc viết CV, nắm chắc nội dung bản mô tả công việc còn giúp bạn có được lợi thế nếu lọt vào phỏng vấn phía sau.
- Xác định những thông tin quan trọng: Mỗi ngành nghề sẽ có những yêu cầu đặc biệt khác nhau. Với ngành chăm sóc khách hàng thì các nhà tuyển dụng thường sẽ chú trọng vào khả năng giao tiếp, thuyết phục người khác của bạn. Ngoài ra kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm tiếp xúc với nhiều khách hàng cũng là một lợi thế rất lớn trong ngành này, nếu bạn có kinh nghiệm thì cũng đừng ngần ngại viết vào CV của mình nhé. Còn đối với những ứng viên là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì bạn có thể tập trung thể hiện thái độ làm việc tích cực, sẵn sàng học tập và cống hiến cho công ty.
- Trình bày nổi bật những kỹ năng mềm: Có thể bạn có rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Nhưng để nhà tuyển dụng nhận ra bạn chính là ứng viên mà họ đang tìm kiếm, bạn cần tìm hiểu các tiêu chí mà nhân viên chăm sóc khách hàng nên có. Sau đó lồng ghép những kỹ năng mềm nổi bật vào CV một cách khéo léo. Để có được một bản CV ấn tượng, bạn hãy trình bày một vài kỹ năng cần thiết cho một nhân viên chăm sóc khách hàng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sắp xếp thời gian hiệu quả, kỹ năng thấu hiểu tâm lý khách hàng,…
- Thể hiện thông tin trong CV ngắn gọn, liên kết: Khi trình bày, bạn nên tách các mục ra và trình bày ngắn gọn, rõ ràng, liệt kê bằng các gạch đầu dòng theo trình tự logic. Tránh ghi các thông tin thành các đoạn văn dài, tránh đưa các thông tin không quan trọng vào quá nhiều làm nhiễu CV.
- Trung thực khi cung cấp thông tin, minh chứng: Trung thực là một đức tính quan trọng với các nhà tuyển dụng. Mọi thông tin trong CV đều cần phải trung thực, đặc biệt là học vấn hay bằng cấp vì chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn xác minh những điều mình đã ghi vào CV. Ngoài ra, nếu bạn đưa vào CV những thông tin không xác thực thì bạn sẽ rất dễ bị “hớ” khi đi phỏng vấn, từ đó tạo ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.
- Chú ý đến hình thức, bố cục CV xin việc: Bạn cần phân chia bố cục và không gian của CV khoa học và hợp lý, nên để các mục quan trọng có không gian lớn để tránh bị thiếu chỗ điền thông tin. Khi CV được sắp xếp thuận mắt thì nhà tuyển dụng cũng sẽ có thiện cảm hơn và sẽ cảm thấy bạn là người gọn gàng, cẩn thận.
- Kết hợp màu sắc hài hòa và bắt mắt: Không phải cứ nhiều màu sắc mới có thể gây ấn tượng. Một CV đẹp là một CV biết kết hợp hài hòa giữa các màu với nhau. Bạn nên chọn những màu sắc nhã nhặn, không quá chói mắt, không kết hợp quá nhiều màu sắc làm rối mắt người đọc. Màu chữ và màu nền cũng cần được kết hợp hài hòa để làm nổi bật phần chữ. Cần tránh chọn màu chữ với màu nền tương tự nhau làm phần chữ bị chìm, nhà tuyển dụng sẽ không thể đọc được các thông tin chi tiết trong CV của bạn.
- Kiểm tra lần cuối trước khi gửi cho nhà tuyển dụng: “Cẩn tắc vô áy náy”, chỉ một lỗi sai nhỏ trong CV cũng có thể khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy trước khi gửi CV, bạn nên dành thời gian đọc và kiểm tra lại CV của mình một lần nữa. Bạn cần chú ý tới lỗi chính tả, font chữ, khoảng cách dòng, màu sắc đã hài hòa chưa,... để có thể chỉnh sửa kịp thời và có được một CV hoàn hảo hơn. Sau đó, bạn cần kiểm tra lại các thông tin cá nhân để chắc chắn không có gì sai sót. Tránh cho trường hợp nhà tuyển dụng không thể liên lạc được với bạn khi muốn mời phỏng vấn.
[Xem thêm]: Cách gửi CV qua email thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng
IV. Tham khảo một số mẫu CV nhân viên chăm sóc khách hàng
- Mẫu CV CSKH chuyên nghiệp 1
- Mẫu CV CSKH chuyên nghiệp 2
- Mẫu CV CSKH chuyên nghiệp 3
- Mẫu CV CSKH chuyên nghiệp 4
- Mẫu CV CSKH chuyên nghiệp 5
- Mẫu CV CSKH chuyên nghiệp 6
- Mẫu CV CSKH chuyên nghiệp 7
- Mẫu CV CSKH chuyên nghiệp 8
- Mẫu CV CSKH chuyên nghiệp 9
- Mẫu CV CSKH chuyên nghiệp 10
Xem thêm:
- CV xin việc gồm những gì? Lưu ý khi viết CV giúp ghi điểm tuyệt đối
- Tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp
- Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên thường gặp khi xin việc
Từ khóa » Cv Xin Việc Cho Vị Trí Chăm Sóc Khách Hàng
-
Mẫu CV Chăm Sóc Khách Hàng Hot Nhất
-
Cách Viết CV Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng ấn Tượng - 123Job
-
25 Mẫu CV Chăm Sóc Khách Hàng Tham Khảo đơn Giản, đẹp Mắt
-
Mẫu CV Xin Việc Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng - Joboko
-
Top Mẫu CV Chăm Sóc Khách Hàng Theo Quy định Chuẩn
-
Mẫu CV Chăm Sóc Khách Hàng đẹp, Gây ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng
-
Mẫu CV Chăm Sóc Khách Hàng Nổi Bật ấn Tượng
-
CV Chăm Sóc Khách Hàng Mới Nhất Và Hấp Dẫn Nhất - Tìm Việc Làm
-
Tổng Hợp Mẫu CV Chăm Sóc Khách Hàng được Dùng Nhiều Nhất
-
Mẫu CV Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng - ViecLamVui
-
Mẫu Mục Tiêu Nghề Nghiệp Chăm Sóc Khách Hàng - Thủ Thuật
-
Mẫu Cv Xin Việc Chăm Sóc Khách Hàng - Blog Tìm Việc
-
Tìm Việc Làm Chăm Sóc Khách Hàng, Tuyển Dụng Chăm ... - TopCV
-
Hướng Dẫn Viết CV Chăm Sóc Khách Hàng Với 8 Bước Chuẩn Chỉnh