Cách Viết CV Cho Sinh Viên Chưa Tốt Nghiệp Chuẩn, ấn Tượng Mạnh

Bạn là sinh viên chưa tốt nghiệp và đang phải làm CV để xin việc hay đi thực tập. Vậy thì bạn không nên bỏ qua bài viết sau đây. Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV chuẩn, đầy đủ các yếu tố cho sinh viên chưa tốt nghiệp giúp gây ấn tượng tốt và tạo được thiện cảm ban đầu với nhà tuyển dụng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

I. Mục đích viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp

Với sự phát triển của xã hội ngày nay, lợi ích của một công việc làm thêm ngoài giờ là rất lớn. Sinh viên - một thế hệ điển hình trong công tác làm thêm ngoài giờ. Nếu bạn cũng đang là một sinh viên đang ngồi trên giảng đường, vì một vài lý do nhất định, bạn muốn tìm một công việc làm thêm để tạo thu nhập và sự trải nghiệm cho bản thân, nhất định bạn đang băn khoăn về vấn đề CV xin việc bao gồm những gì và làm thế nào để có một bản CV hoàn chỉnh và chuyên nghiệp nhất.

Với mong muốn được phát triển bản thân, nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường đã có mục tiêu sẽ xin việc làm thêm. Bên cạnh đó cũng có những sinh viên cần phải đi thực tập để hoàn thành quá trình học của mình. Điểm chung của tất cả là vẫn chưa tốt nghiệp. Do đó, việc viết CV sẽ gặp nhiều khó khăn vì sự hạn chế về trình độ, kỹ năng cho đến kinh nghiệm làm việc.

Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp, công ty hiện nay đều cần CV của ứng viên để nắm được thông tin sơ lược về người ứng tuyển nhanh chóng nhất. Thông qua CV, nhà tuyển dụng cũng có thể thấy được những tiềm năng, lợi thế của họ để tuyển dụng cho công việc.

Năm nhất, năm hai,... thường là khoảng thời gian mà các bạn sinh viên chưa đi sâu nghiên cứu vào chuyên ngành, lịch học còn trồng nhiều buổi, vì vậy đa phần các bạn đều cần chuẩn bị cho riêng mình một bản CV đơn giản cho sinh viên để nộp cho các nhà tuyển dụng. Vậy CV đơn giản cho sinh viên chưa tốt nghiệp bao gồm những gì?

Thông thường, các công việc mà sinh viên chưa tốt nghiệp chọn để làm thêm ngoài giờ là các công việc thời vụ, part time, chứ không thể làm việc toàn thời gian được, điển hình các công việc như: nhân viên phục vụ nhà hàng, nhân viên bán hàng tại các siêu thị, gia sư tại các trung tâm,... Chính vì sự đơn giản của tính chất đặc thù các công việc này, nên các doanh nghiệp là nhà tuyển dụng không cần quá nhiều ở CV của các sinh viên chưa ra trường hoặc trongCV cho người mới ra trường.

Một bản CV hoàn chỉnh còn được xem là yếu tố quan trọng giúp bạn nhận được lời mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Vì vậy, dù là công việc làm thêm hay đi thực tập cũng rất cần một CV hoàn chỉnh và đầy đủ các thông tin.

Tuy nhiên một bản CV cho sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba, hay năm cuối vẫn phải chứa đựng những yếu tố cơ bản nhất, cụ thể là những phần như sau:

- Vị trí công việc đang ứng tuyển

- Mục tiêu nghề nghiệp cá nhân

- Trình độ học vấn

- Kinh nghiệm làm việc

- Hoạt động tiêu biểu

- Kỹ năng làm việc

- Ưu điểm và các sở trường

II. Các phần không thể thiếu trong CV

CV được viết tắt từ cụm tiếng Anh Curriculum Vitae, đây là một dạng văn bản bao gồm các nội dung như: thông tin cá nhân, kinh nghiệm công việc, các thành tích đạt được,... để gửi đến nhà tuyển dụng.

Hiện nay hầu hết các vị trí tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên nộp CV xin việc, vậy nếu bạn là ứng viên chưa tốt nghiệp bạn nên viết CV xin việc như thế nào?

Viết CV cho sinh viên làm thêm, hay bất kỳ vị trí tuyển dụng nào khác đều được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Công việc làm thêm có thể không cần sự đầu tư quá nhiều vào bản CV, nhưng cẩn thận và nghiêm túc với những thứ nhỏ nhặt, đơn giản nhưng tưởng chừng như một yếu tố chính có thể gia tăng cơ hội chinh phục nhà tuyển dụng thành công cho bạn. Đây được xem là một trong những “công cụ” giúp bạn đạt được công việc trong mơ của mình. Dưới đây là các yếu tố không thể thiếu trong một CV hoàn chỉnh, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Vị trí công việc ứng tuyển

Đầu tiên, bạn cần cho nhà tuyển dụng biết rằng mình mong muốn tham gia ứng tuyển vào vị trí nào trong công ty. Từ đó giúp họ dễ dàng lọc hồ sơ và chuyển bạn đến phòng ban phù hợp để xem xét. So với những CV không có mục Vị trí công việc ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ khó biết được bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nào và có thể bỏ qua CV của bạn.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Để nhà tuyển dụng thấy được những dự định trong tương lai của bạn, họ có thể đánh giá được bạn có phù hợp hay mong muốn gắn bó với công ty lâu dài hay không. Việc đầu tư cho mục tiêu nghề nghiệp, bạn vừa có được cái nhìn rõ hơn về tương lai vừa cho thấy được sự chuyên nghiệp của bản thân.

Ngoài ra, bạn cần xác định rõ đâu là mục tiêu ngắn hạn và đâu là mục tiêu dài hạn để có thể trang bị những kiến thức cần thiết cho công việc:

- Mục tiêu ngắn hạn: Là những dự tính, kế hoạch cho công việc nằm trong khoảng thời gian xác định được (từ khoảng 3 - 6 tháng).

- Mục tiêu dài hạn: Là những mục tiêu có sức ảnh hưởng đến tương lai, mang tính quyết định cao và cần xây dựng kế hoạch rõ ràng hơn. Mục tiêu này được xác định cho từ khoảng 5 - 10 năm tiếp theo của bạn.

CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm: Cách viết kinh nghiệm làm việc. Ảnh: Tham khảo (Nguồn: Internet)

III. Cần lưu ý gì về mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp?

3. Trình độ học vấn

Vì đây là CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, nên bạn cần chỉ cần nêu đầy đủ các thông tin như: tên trường, ngành học, chuyên môn, khóa học, các đề tài nghiên cứu, dự án của đoàn khoa hay trường tổ chức mà bạn đã tham gia (các đề tài, dự án được nếu ra nên có sự liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển).

Đối với trình độ học vấn, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Vị trí đầu tiên nên để trình độ học vấn cao nhất.

- Nên liệt kê những thông tin từ bậc trung cấp, cao đẳng, đại học.

- Nên liệt kê những giải thưởng, thành tích nổi bật để có thể ghi thêm điểm từ nhà tuyển dụng.

- Đối với những thông tin về ngành học, chuyên môn không phù hợp với công việc ứng tuyển, bạn chỉ nên nêu những thông tin nổi bật để nhà tuyển dụng thấy tiềm năng từ bạn.

CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm: Cách viết trình độ hoc vấn. Ảnh: Tham khảo (Nguồn: Internet)

III. Cần lưu ý gì về mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp?

4. Kinh nghiệm làm việc

Khi viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, không bắt buộc bạn phải có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thêm mục này vào CV của mình để nhà tuyển dụng thấy được những bài học, kỹ năng mà bạn rút ra từ các hoạt động đã tham gia.

Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc trước đó, bạn cần liệt kê từ công việc gần đây nhất của mình trở về trước. Cần trình bày ngắn gọn và tóm tắt những ý chính như vị trí, nhiệm vụ, những kỹ năng hay bài học có được khi làm công việc đó. Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, chỉ cần liệt kê các hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng từng tham gia hay các công việc ngắn hạn đã từng làm như: phục vụ, giao hàng, phát tờ rơi,...

Bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được sự nhạy bén, cách nhìn nhận vấn đề của bạn khi rút ra những bài học, kỹ năng có được từ các hoạt động đó và những điều đó có ý nghĩa gì cho công việc bạn đang ứng tuyển.

Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet)

5. Kỹ năng làm việc

Sinh viên hầu hết đều thiếu cách thể hiện các kỹ năng trong CV nổi bật để ghi điểm, vì vậy bạn cũng đừng qua kê khai “khống” quá nhiều kỹ năng mà bạn không sở hữu. Bạn cần phân biệt rõ giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, nên liệt kê những kỹ năng phù hợp với vị trí công việc bạn ứng tuyển. Cho nhà tuyển dụng thấy được bạn chính là lựa chọn đúng đắn cho vị trí công việc đó. Chẳng hạn như kỹ năng ngoại ngữ khi bạn ứng tuyển vào công việc làm thêm là vị trí cộng tác viên dịch thuật chẳng hạn.

Đối với sinh viên chưa tốt nghiệp, kỹ năng trong CV chính là điểm sáng khiến cho nhà tuyển dụng chú ý đến bạn.Tuy nhiên, bạn chỉ nên liệt kê những kỹ năng mình có để khi được phỏng vấn bạn vẫn có đủ kiến thức để trả lời cho nhà tuyển dụng.

6. Hoạt động ngoại khóa

Trong phần này của bản CV xin việc làm thêm cho sinh viên, bạn chỉ cần cung cấp thông tin của các dự án tham gia trong CV, tình nguyện, hay các hoạt động ngoại khoá trong CV mà bạn đã tham gia ở các đội nhóm, câu lạc bộ trên trường. Để thông tin của bạn mang tính xác thực hơn, bạn cũng có thể đính kèm vào các giấy khen, bằng khen mà bạn đã nhận được thông qua các hoạt động này. Còn nếu như, bạn chỉ là một sinh viên chưa từng tham gia vào những hoạt động kiểu thế này, bạn có thể không đề cập đến phần này cho bản CV của mình.

CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm: Những sở thích ngoài lề. Ảnh: Tham khảo (Nguồn: Internet)

III. Cần lưu ý gì về mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp?

Những tình nguyện hay những hoạt động ngoại khóa khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ thể hiện kỹ năng của bạn khi quan tâm đến ngành học bạn đã chọn. Bạn không cần liệt kê mọi hoạt động hoặc tổ chức theo kinh nghiệm của sinh viên bởi đây là một trong những kiểu CV làm thêm khiến nhà tuyển dụng mất cảm tình và điều này không cần thiết và nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian dành cho những việc này. Thay vào đó, hãy giới hạn danh sách của bạn với những sáng kiến ​​phù hợp với mục tiêu học tập của bạn.

Không nên liệt kê chi tiết tất cả các hoạt động. Bởi nó sẽ chỉ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy chán nản và mất tình cảm với bản cv của bạn thêm thôi. Ảnh: Tham khảo (Nguồn: Internet)

III. Cần lưu ý gì về mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp?

7. Ưu điểm và nhược điểm

Thông qua ưu - nhược điểm của bạn, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn rõ hơn về cá tính, tiềm năng có thể khai thác ở bạn cũng như sự phù hợp với văn hóa của công ty.

Bạn cần nêu ra những điểm mạnh có thể phục vụ cho công việc ứng tuyển nhằm làm nổi bật CV của mình hơn những đối thủ khác. Tuy nhiên, vẫn nên khiêm tốn để tạo thiện cảm đối với nhà tuyển dụng nhé!

Thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết. Ảnh: Tham khảo (Nguồn: Internet)

III. Cần lưu ý gì về mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp?

Trên đây,chúng tôi đã cung cấp rất nhiều thông tin để bạn có thể biết cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp hay cách viết cv cho sinh viên năm nhất. Tuy nhiên, hãy đọc những lưu ý nhỏ về cách làm cv cho sinh viên để chắc chắn rằng trên tay bạn là một bản CV đầy đủ và hoàn chỉnh nhất!

1. Về hình thức

- CV nói chung và CV cho sinh viên nói riêng cần tuân thủ các nguyên tắc của một bản CV đẹp như: kích thước CV chuẩn chỉ từ 1 - 2 trang A4, cỡ chữ trong CV, phông chữ trong CV,... phải đồng nhất với nhau. Phần chữ cho các danh mục nên có kích cỡ lớn hơn phần nội dung.

- CV cần không mắc các lỗi chính tả trong CV. Đặc biệt cần lưu ý tính chính xác trong mục thông tin cá nhân và liên hệ.

CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm: Các lỗi cơ bản thường gặp. Ảnh: Tham khảo (Nguồn: Internet)

III. Cần lưu ý gì về mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp?

- CV không cần thiết kế quá màu mè, chỉ cần đơn giản, dễ nhìn là được. Tuy nhiên, thiết kế CV chuyên nghiệp sẽ cực kỳ cần thiết nếu bạn ứng tuyển trong các công việc yêu cầu sự sáng tạo.

- CV cần có bố cục logic và sắp xếp thông tin trong CV một cách khoa học nhất.

3. Dùng file PDF

Rất nhiều nhà tuyển dụng không đọc được file PDF do đó khi nộp Cv bạn nên định dạng file word (.doc hoặc .docx) tránh trường hợp Cv bạn bị loại, mất cơ hội nhận được lời mời phỏng vấn.

IV. Kết luận

Cách viết CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm là một việc làm cần thiết. Hãy là một người thông minh, linh hoạt mang lại hiệu quả cao cho công việc bạn ứng tuyển. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV dành cho người chưa và có kinh nghiệm ở 123Job.

2. Về nội dung

- Cần có sự đầu tư nghiêm túc và trung thực nhất có thể.

- Không dài dòng, lan man, không đề cập đến những nội dung gây nhàm chán trong CV, không liên quan đến sự thích hợp cho công việc ứng tuyển.

- Cần dùng cách hành văn lịch sự, trang nhã, không viết tắt nhiều, nói ngắn gọn, dễ cho nhà tuyển dụng tiếp nhận thông tin.

IV. Một số mẫu CV có sẵn

Bạn có thể tham khảo một số mẫu CV bên dưới:

1. Mẫu 1

Ảnh: Tham khảo (Nguồn: Internet)

2. Mẫu 2

Ảnh: Tham khảo (Nguồn: Internet)

Bạn vừa tìm hiểu xong cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp theo mẫu chuẩn, gây ấn tượng và tạo được thiện cảm tốt với nhà tuyển dụng. Đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé! Chúc bạn thành công!

Nguồn: Tham khảo từ TopCV

Từ khóa » Cách Viết Cv Cho Sinh Viên