Cách Viết CV Cho Sinh Viên Chưa Tốt Nghiệp Chuẩn, ấn Tượng Mạnh

Bạn là sinh viên chưa tốt nghiệp và đang phải làm CV để xin việc hay đi thực tập. Bài viết dưới đây, sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV chuẩn, đầy đủ các yếu tố cho sinh viên chưa tốt nghiệp giúp gây ấn tượng tốt và tạo được thiện cảm ban đầu với nhà tuyển dụng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp chuẩn, ấn tượng mạnh

I. Mục đích viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp

Đa phần các bạn sinh viên chưa tốt nghiệp thường không có nhiều kinh nghiệm làm việc để điền vào CV của mình. Vì vậy, việc viết CV sẽ gặp nhiều khó khăn do sự hạn hế về trình độ, kỹ năng cho đến kinh nghiệm làm việc.

Một bản CV hoàn chỉnh còn được xem là yếu tố quan trọng giúp bạn nhận được lời mời phỏng vấn của doanh nghiệp. hông qua đó HR có thể tìm kiếm được nhưng được những ứng viên tiềm năng và phù hợp cho công việc.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm - việc làm Thiết kế đồ họa:

- Nhân viên Graphic Designer (phòng Marketing)

- UX/UI Designer (website TGDĐ/ĐMX)

II. Các phần không thể thiếu trong CV

CV (Curriculum Vitae) là một dạng văn bản bao gồm các nội dung như: Thông tin cá nhân, kinh nghiệm công việc, các thành tích đạt được,... để gửi đến nhà tuyển dụng. Đây được xem là một trong những “công cụ” giúp bạn đạt được công việc trong mơ của mình. Dưới đây là các yếu tố không thể thiếu trong một CV hoàn chỉnh, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Vị trí công việc ứng tuyển

Đầu tiên, cần cho nhà tuyển dụng biết rằng mình mong muốn tham gia ứng tuyển vào vị trí nào trong công ty. Từ đó giúp họ dễ dàng lọc hồ sơ và chuyển bạn đến phòng ban phù hợp để xem xét. So với những CV không có mục vị trí công việc ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ khó biết được bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nào và có thể bỏ qua CV của bạn.

Ví dụ: Bạn nên thêm vị trí ứng tuyển phía dưới tên của mình của mình trong CV và nên chỉnh font nhỏ hơn tên.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Để nhà tuyển dụng thấy được những dự định trong tương lai của bạn, họ có thể đánh giá được bạn có phù hợp hay mong muốn gắn bó với công ty lâu dài hay không. Việc đầu tư cho mục tiêu nghề nghiệp, bạn vừa có được cái nhìn rõ hơn về tương lai vừa cho thấy được sự chuyên nghiệp của bản thân.

Ngoài ra, bạn cần xác định rõ đâu là mục tiêu ngắn hạn và đâu là mục tiêu dài hạn để có thể trang bị những kiến thức cần thiết cho công việc:

- Mục tiêu ngắn hạn: Là những dự tính, kế hoạch cho công việc nằm trong khoảng thời gian xác định được (từ khoảng 3 - 6 tháng).

- Mục tiêu dài hạn: Là những mục tiêu có sức ảnh hưởng đến tương lai, mang tính quyết định cao và cần xây dựng kế hoạch rõ ràng hơn. Mục tiêu này được xác định cho từ khoảng 5 - 10 năm tiếp theo của bạn. Đối với , bạn cần lưu ý những điều sau:

chuyên ngành Marketing trường X (2020-2023)

4. Kinh nghiệm làm việc

Khi viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, không bắt buộc bạn phải có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thêm mục này vào CV của mình để nhà tuyển dụng thấy được những bài học, kỹ năng mà bạn rút ra từ các hoạt động đã tham gia.

Nếu đã có kinh nghiệm làm việc trước đó, bạn cần liệt kê từ công việc gần đây nhất của mình trở về trước. Cần trình bày ngắn gọn và tóm tắt những ý chính như vị trí, nhiệm vụ, những kỹ năng hay bài học có được khi làm công việc đó.

Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, chỉ cần liệt kê các hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng từng tham gia hay các công việc ngắn hạn đã từng làm như: phục vụ, giao hàng, PG,...

Điều này nhằm mục đích để nhà tuyển dụng thấy được sự nhạy bén, cách nhìn nhận vấn đề của bạn khi rút ra những bài học, kỹ năng có được từ các hoạt động đó và những điều đó có ý nghĩa gì cho công việc bạn đang ứng tuyển.

Ví dụ: Bạn đang muốn xin vào vị trí Nhân viên bán hàng Partime bạn nên để những kinh nghiệm như:

- Bán hàng trực tiếp tại gian hàng đồ điện tử

- Tư vấn khách hàng, giới thiệu sản phẩm cho khách.

- Có khả năng giao tiếp tốt từ việc tham gia các hoạt động xã hội

5. Kỹ năng làm việc

Cần phân biệt rõ giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, nên liệt kê những kỹ năng phù hợp với vị trí công việc bạn ứng tuyển. Cho nhà tuyển dụng thấy được bạn chính là lựa chọn đúng đắn cho vị trí công việc đó.

Đối với sinh viên chưa tốt nghiệp, kỹ năng trong CV chính là điểm sáng khiến cho nhà tuyển dụng chú ý đến bạn.Tuy nhiên, chỉ nên liệt kê những kỹ năng mình có để khi được phỏng vấn bạn vẫn có đủ kiến thức để trả lời cho nhà tuyển dụng.

Vị trí: Nhân viên bán hàng bạn nên liệt kê một số kỹ năng.

- Giao tiếp và thuyết phục khách hàng

- Khả năng chốt sale tốt.

- Giải quyết tình huống tốt

6. Hoạt động ngoại khóa

Đối với những động ngoại khóa từng tham gia, bạn nên liệt kê ngắn gọn những hoạt động có sự liên quan và ảnh hưởng đến công việc bạn ứng tuyển, cho nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn đối với công việc này.

Thông thường mục Hoạt động ngoại khóa sẽ được ghi vào CV của những bạn sinh viên mới ra trường, để thể hiện ứng viên là người năng động, nhiệt huyết và biết cách tổ chức,..Bạn có thể ghi vào CV một số hoạt động mình từng tham gia như:

- Làm trưởng nhóm của câu lạc bộ Nhà Quản trị tương lai tại Trường X

- Tổ chức  và phụ trách các hoạt động tình nguyện giúp đỡ trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa.

- Hỗ trợ Đoàn thanh niên Trường X trong tổ chức các hoạt động dành cho sinh viên.

7. Ưu điểm và nhược điểm

Thông qua ưu - nhược điểm của bạn, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn rõ hơn về cá tính, tiềm năng có thể khai thác ở bạn cũng như sự phù hợp với văn hóa của công ty.

Bạn cần nêu ra những điểm mạnh có thể phục vụ cho công việc ứng tuyển nhằm làm nổi bật CV của mình hơn những đối thủ khác. Tuy nhiên, vẫn nên khiêm tốn để tạo thiện cảm đối với nhà tuyển dụng nhé!

Bạn có thể kể một số điểm mạnh và điểm yếu qua CV của mình như:

- Điểm mạnh:

Chịu được áp lực công việc cao

Linh động trong việc giải quyết vấn đề

Thích tìm hiểu và học hỏi những kiến thức mới

Kỹ năng mềm tốt: tin học văn phòng, Canvas, các nền tảng work của Google

- Điểm yếu:

Khá cầu toàn nên đôi khi xử lý công việc hơi chậm

Nóng tính

Luôn muốn bảo vệ ý kiến của mình

III. Những lưu ý khi viết CV

1. Hình thức

- Bố cục rõ ràng:  Bố cục trình bày CV nên cân đối rõ ràng, các kỹ năng và kinh nghiệm đúng trọng tâm công việc cần tuyển dụng. Hãy sắp xếp các mục trong CV sao cho ngắn gọn, xếp chúng thành từng mục để tránh bị lan man hoặc nội dung bị lập lại chung chung. 

- Màu sắc tươi sáng: Ngoài bố cục và nội dung, bạn nên chú ý đến màu sắc hoặc chọn những sắc để thêm vào CV sao cho hài hòa và đẹp mắt. Lựa chọn màu sắc phù hợp trong CV giúp nhà tuyển dụng cảm thấy thoải mái khi đọc vào, ngoài ra còn cho thấy bạn là một người kỹ tính và sáng tạo. 

Một số màu thường được dùng trong CV là: Đỏ, xanh lá, Xanh dương, vàng, đen, xám,..Bạn hoàn toàn có thể kết hợp chúng với nhau để có 1 CV ưng ý

- Hình ảnh sắc nét: Ảnh đại diện trong CV rất quan trọng, không nhà tuyển dụng nào mong muốn đọc qua 1 hồ sơ bị nhòe hay bể ảnh. Nên tránh lựa chọn những ảnh trong quá trẻ con, không nghiêm túc hay đặc biệt là không thấy rõ được khuôn mặt, bạn nên chọn ảnh chân dung với hình thức gọn gàng và trong đầy năng lượng. Điều này sẽ thu hút người đọc có cái nhìn thiện cảm hơn.

2. Nội dung

Thiếu trung thực trong CV là một hành động không khôn ngoan và mọi nhà tuyển dụng đều ghét nó. HR luôn có kinh nghiệm để nhận ra bạn đang nói quá lên trong CV không, bằng cách đọc qua mục kinh nghiệm làm việc của mình.

Từ khóa » Download Mẫu Cv Cho Sinh Viên Chưa Tốt Nghiệp