Cách Viết CV Nhân Viên Kinh Doanh - Mẫu CV Xin Việc đẹp, Chuẩn
Việc có một chiếc CV nhân viên kinh doanh đẹp và chuẩn là một cách để bạn có thể dễ dàng tiếp cận được vị trí công việc mong muốn với chính sách đãi ngộ tốt. Do đó, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách viết CV nhân viên kinh doanh như thế nào để thật cuốn hút, đồng thời cũng sẽ mang đến cho bạn một số mẫu CV để bạn tham khảo nhé.
I. Khái quát chung về CV nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh (Sales Staff/ Sales Representative), hay còn được gọi là nhân viên sales, là người đại diện cho doanh nghiệp tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng và tư vấn, bán sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Thông thường, nhân viên kinh doanh sẽ đi gặp gỡ, gọi điện cho khách hàng để thuyết phục họ sử dụng các sản phẩm dịch vụ, từ đó mang lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp.
Do đó, phần nội dung cần được nhấn mạnh trong CV sẽ là các kinh nghiệm làm việc thực tế hoặc các hoạt động ngoại khoá có liên quan, thay vì tập trung vào bằng cấp. Đặc biệt, hạn chế việc sử dụng một mẫu CV để nộp cho nhiều vị trí ở nhiều công ty cùng một lúc. Bạn hãy bỏ ra ít thời gian để chăm chuốt lại CV trước khi gửi cho từng doanh nghiệp nhé!
Tìm việc làm, tuyển dụng thu ngân có thể bạn quan tâm:
- Nhân viên Tư vấn bán hàng Điện Máy Xanh
- Nhân viên Tư vấn bán hàng Thế Giới Di Động
- Nhân viên Phát triển kinh doanh (Kênh MT)
II. Cách viết CV xin việc nhân viên kinh doanh
1. Điền đầy đủ thông tin cá nhân
Đây là bước cơ bản nhất mà bạn cần thực hiện khi viết một bản CV, và đặc biệt, đây là nơi bạn không được có bất kỳ lỗi chính tả hay lỗi đánh máy nào được xảy ra cả bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc công ty có thể liên hệ được bạn hay không. Cụ thể, phần thông tin cá nhân sẽ bao gồm các thông tin như sau.
- Thứ nhất, bạn cần điền họ và tên đầy đủ. Và trong trường hợp bạn đang ứng tuyển vào các doanh nghiệp nước ngoài, bạn có thể đính kèm phía sau tên thật bằng tên tiếng Anh của mình, chẳng hạn như Nguyễn Mỹ Lệ (Lani).
- Thứ hai, bạn cần điền thêm số điện thoại, địa chỉ, địa chỉ email. Đặc biệt, đối với email, bạn nên điền email nào mà bạn thường xuyên sử dụng nhất. Tránh trường hợp doanh nghiệp gửi thông tin đến bạn mà bạn không nhận được thông tin.
- Thứ ba, bạn bổ sung ảnh đại diện của bạn. Lưu ý, đây là phần mà bạn nên trau chuốt bởi vì một tấm ảnh đẹp, tràn đầy năng lượng sẽ thu hút được các nhà tuyển dụng lựa chọn để vào vị trí nhân viên kinh doanh.
- Thứ tư là vị trí ứng tuyển. Bạn có thể điền là nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên sales, và tốt nhất là hãy điền đúng theo mô tả công việc (Job Description) của công ty.
[Xem thêm]: Cách viết CV chuẩn nhất mọi ngành nghề, chinh phục nhà tuyển dụng
2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Trong CV nhân viên kinh doanh của bạn, nếu như muốn được lọt vào tầm mắt của các nhà tuyển dụng thì cần thể hiện được mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Cụ thể, bạn nghĩ mình sẽ cung cấp được giá trị gì cho công ty, đồng thời cải thiện được kỹ năng gì cho bản thân trong quá trình làm việc.
Một ví dụ bạn có thể tham khảo thêm khi viết về mục tiêu nghề nghiệp đó là:
- Mở rộng tìm kiếm được khách hàng tiềm năng mới, đạt và vượt được KPI công ty đã đề ra
- Cải thiện kỹ năng chốt đơn hàng, kỹ năng thuyết phục
- Sau 3 năm làm việc sẽ tiến tới vị trí leader
- Mở rộng các mạng lưới mối quan hệ của bản thân
[Xem thêm]: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bán hàng trong CV thu hút nhất
3. Tóm tắt trình độ học vấn
Như đã đề cập ở trên, trình độ học vấn không phải là một yếu tố quá quan trọng trong quá trình xem xét tuyển dụng bởi vì trên thực tế, có những bạn chỉ mới tốt nghiệp THPT hay Trung cấp nhưng khả năng tư vấn khách của họ cực kỳ tốt, và yếu tố được những người trong ngành gọi là “cái duyên”.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên nhìn nhận việc có bằng cấp đại học sẽ là một điểm cộng bởi điều đó chứng tỏ rằng bạn có các kiến thức nền tảng về kinh doanh. Từ đó có thể giúp cho quá trình đào tạo được rút ngắn hơn, cũng như giúp bạn dễ thăng tiến hơn trong công việc. Dù bạn đang ở bất kỳ mức độ học vấn nào, bạn cũng cần đính kèm thông tin này vào trong CV nhân viên kinh doanh để giúp các nhà tuyển dụng xác định được rõ ràng được nền tảng kiến thức của bạn hiện đang ở mức nào.
Dưới đây là ví dụ cho mục tóm tắt trình độ học vấn.
- Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (09/2015 - 09/2019)
- Ngành: Kinh doanh thương mại
- Xếp loại: Khá. GPA: 3.0
4. Chia sẻ kinh nghiệm làm việc
- Những người chưa có kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường
Đối với các bạn chưa từng có kinh nghiệm hay mới ra trường,đừng quá áp lực vì một số công ty sẽ sẵn sàng đào tạo nếu như bạn thể hiện được thiện chí của mình trong CV nhân viên kinh doanh.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể đưa các kinh nghiệm đi bán hàng online hay CTV bán hàng, chăm sóc khách hàng hay là gia sư. Những kinh nghiệm này, dù không trực tiếp liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển nhưng công ty cũng sẽ nhìn nhận bạn đã có kinh nghiệm trong việc tương tác với khách hàng.
Một ví dụ về mục kinh nghiệm làm việc trong CV nhân viên kinh doanh:
CTV bán hàng tại cửa hàng ABC (01/2021 - hiện nay)
- Đăng ảnh sản phẩm lên các nền tảng mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử
- Tư vấn sản phẩm cho khách hàng và chốt đơn
[Xem thêm]: Cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp chuẩn, ấn tượng mạnh
- Những người đã có kinh nghiệm thì nên viết mục này ra sao cho ấn tượng
Đối với những bạn đã từng có kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh ở các công ty, doanh nghiệp thì bạn đưa các thông tin này vào CV của mình. Bởi vì đây là điểm mà các nhà tuyển dụng sẽ chú trọng nhất trong tổng thể CV nhân viên kinh doanh của bạn.
Trong phần mục này, bạn cần miêu tả nội dung công việc mà bạn làm ở công ty là gì, đồng thời sẽ đính kèm một số thành tích hoặc kinh nghiệm học được từ vị trí đó. Dưới đây là một gợi ý để bạn viết mục kinh nghiệm trong CV của mình.
Công ty TNHH Kinh doanh ABC:
- Tư vấn, làm việc với khách sỉ để cung cấp các sản phẩm vật tư y tế
- Điều phối nhân viên giao hàng để giao chuyển sản phẩm
- Ký thành công 10 hợp đồng trong mỗi tháng với doanh thu đạt được từ 50 - 100 triệu, vượt chỉ tiêu 10% so với dự kiến doanh số Quý đầu của năm 2021.
5. Lựa chọn kỹ năng mềm phù hợp
Trong mắt các nhà tuyển dụng thì các kỹ năng mềm sẽ quan trọng hơn nhiều so với các bằng cấp mà bạn đạt được, do đó, hãy thể hiện ra để các nhà tuyển dụng có thể thấy. Một số kỹ năng mềm mà bạn có thể cân nhắc đưa vào trong CV kinh doanh của mình đó là kỹ năng tư vấn, chăm sóc khách hàng, kỹ năng giao tiếp, tương tác và thuyết phục khách hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề, hay là kỹ năng đàm phán, thương lượng.
Tuy nhiên, khi viết về phần kỹ năng mềm, bạn cần cân nhắc đâu là các kỹ năng mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Tránh tình trạng liệt kê một loạt các kỹ năng mềm, và cuối cùng thì không đọng lại gì trong nhà tuyển dụng.
[Xem thêm]: 22 kỹ năng cần có trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng
6. Liệt kê những chứng chỉ cần thiết
Các chứng chỉ như là chứng chỉ sales, tin học văn phòng hay là các chứng chỉ liên quan đến kỹ năng mềm nên được đề cập trong CV nhân viên kinh doanh của bạn. Ngoài ra, nếu như bạn có đạt được những thành tích, giải thưởng gì trong các cuộc thi trong trường hay tại các doanh nghiệp thì đây cũng đừng ngần ngại thể hiện chúng trong CV của mình nhé!
Trong trường hợp làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài thì bạn nên bổ sung thêm các chứng chỉ ngoại ngữ liên quan như là TOEIC hay IELTS để chứng minh khả năng ngoại ngữ của mình nhé!
7. Mô tả qua về sở thích, tính cách nổi bật
Trong phần nói về sở thích, tính cách của mình, bạn hãy cứ thoải mái viết ra những mình thật lòng, bởi chúng không có bất kỳ một khuôn khổ nào cả. Việc trình bày sở thích và tính cách sẽ giúp nhà tuyển dụng có một góc nhìn tổng quan hơn về ứng viên. Lưu ý, đặc điểm sở thích, tính cách của những người hướng ngoại sẽ thường được chú ý hơn những người hướng nội.
Ví dụ, bạn có thể miêu tả qua về sở thích của mình là thích đi biển, picnic, shopping và tính cách của bản thân là dễ hòa nhập, hoạt bát.
[Xem thêm]: Cách viết mục tính cách trong CV giúp thu hút nhà tuyển dụng
8. Để lại thông tin người tham chiếu
Một CV nhân viên kinh doanh có người tham chiếu sẽ giúp cho các thông tin nằm trong CV trở nên đáng tin cậy hơn. Người tham chiếu của bạn có thể là trưởng phòng hay là sếp của bạn ở công ty cũ. Trong danh mục này, các thông tin về họ tên, vị trí trong công ty, số điện thoại hoặc email của họ cũng cần được đính kèm vào để trong trường hợp doanh nghiệp cần thì có thể liên lạc xác minh thông tin.
Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc lựa chọn người tham chiếu trước khi đưa thông tin vào CV của mình. Đồng thời, việc đính kèm này phải được người tham chiếu chấp nhận, tránh tình trạng “chọn bừa”, làm mất chữ tín của bạn trong mắt công ty cũ cũng như là nhà tuyển dụng.
III. Những lưu ý khi thiết kế CV nhân viên kinh doanh
- Tham khảo kỹ bản mô tả công việc: Việc đọc kỹ bản mô tả công việc cho vị trí mà bạn dự định ứng tuyển sẽ giúp bạn có một góc nhìn tổng quan về yêu cầu từ phía công ty. Từ đó giúp bạn đưa các thông tin về kinh nghiệm làm việc phù hợp vào trong CV nhân viên kinh doanh của mình.
- Xác định những thông tin quan trọng: Bạn cần chú ý rằng các đơn vị tuyển dụng sẽ không có quá nhiều thời gian để xem đầy đủ tất cả các thông tin trong CV nhân viên kinh doanh của tất cả ứng viên. Do đó, nếu như có thể thì bạn hãy đính kèm thêm một số keyword quan trọng, từ đó giúp tăng cơ hội bước vào các vòng phỏng vấn sau này của doanh nghiệp.
- Con số định lượng để chứng minh thành tích: Những nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có đề cập thành tích của mình với một con số định lượng rõ ràng. Đừng chỉ nói qua loa là mình có kinh nghiệm kinh doanh như thế nào, hãy biến nó thành con số, chẳng hạn thu về 10 đơn hàng trên mỗi tháng cho doanh nghiệp.
- Sử dụng từ khóa liên quan đến ngành nghề: Trong lĩnh vực này thì có một số từ khóa được mọi người sử dụng khá nhiều, ví dụ như “đàm phán”, “khách hàng tiềm năng” hay là “mạng lưới quan hệ”. Nếu như bạn có thể đưa được các từ khoá này vào trong CV của mình thì bạn đã nâng tầm CV lên một bậc, đồng thời tránh tạo cảm giác nhàm chán cho nhà tuyển dụng.
- Thể hiện bản thân phù hợp với vị trí công việc: Bạn hãy đưa ra các yếu tố liên quan đến kinh nghiệm và tính cách mà bạn nghĩ là sẽ phù hợp với vị trí này. Điều này chứng tỏ với doanh nghiệp rằng mình đã tự tin để đảm đương công việc này, nhờ vậy sẽ gây ấn tượng đối với công ty.
- Không trình bày dài dòng, lan man, thiếu tập trung: Một CV nhân viên kinh doanh tốt là CV có thể tóm tắt được các thông tin về bản thân một cách gọn gàng. Thông thường, độ dài của một CV là khoảng từ 1 - 2 trang. Bởi vậy, bạn nên bỏ thời gian ra cân nhắc đâu là những thông tin muốn đưa vào trong CV nhân viên kinh doanh, tránh trình bày lan man, thiếu trọng tâm nhé!
- Trung thực khi cung cấp thông tin, minh chứng: Trong việc viết CV nhân viên kinh doanh, bạn tuyệt đối không được đưa những thông tin không chính xác về bản thân, chẳng hạn như trình độ, kinh nghiệm làm việc. Bởi dù bạn có vượt qua được vòng đơn, các nhà tuyển dụng ở các vòng sau hoàn toàn có thể nhìn được các thông tin mà bạn đưa ra là thiếu trung thực.
- Chú ý đến màu sắc khi thiết kế CV xin việc online: Trong CV nhân viên kinh doanh, tông màu được sử dụng nên là những tông tươi sáng, rực rỡ từ đó tạo được cảm giác vui vẻ, tràn đầy năng lượng cho người đọc. Đừng lựa chọn những tông màu tối, trầm, hay là các bản CV đơn giản bởi chúng sẽ không “giữ mắt” được các nhà tuyển dụng.
- Tối ưu độ dài, hình thức và bố cục của CV xin việc: Độ dài của một CV chỉ nên ở mức khoảng 1 - 2 trang giấy A4, đồng thời vị trí bố cục của các thông tin cũng cần được bạn tính toán sắp xếp sao cho hợp lý. Ví dụ như bạn sẽ muốn cho phần kinh nghiệm làm việc có diện tích lớn nhất trong CV nhân viên kinh doanh của bạn. Trong khi đó các thông tin về cá nhân sẽ nằm ở một phần tách biệt để các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên hệ khi họ cần đến.
- Kiểm tra lần cuối trước khi gửi cho nhà tuyển dụng: Trước khi bạn nhấn nút gửi CV nhân viên kinh doanh của mình cho công ty thì bạn cần kiểm lại một lượt các thông tin, liệu chúng có thông tin gì không phù hợp hay không đúng chính tả hay không. Ngoài ra, bạn cũng cần xem thêm email mà bạn viết đã chuẩn hay chưa, tránh tình trạng việc soạn email với vài hai, ba câu rồi gửi cho nhà tuyển dụng.
[Xem thêm]: Cách viết email xin việc ghi điểm với nhà tuyển dụng chuẩn nhất
IV. Tham khảo một số mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh
1. Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp
- Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp 1
- Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp 2
- Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp 3
- Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp 4
- Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp 5
2. Mẫu CV nhân viên kinh doanh thực tập - part time
- Mẫu CV nhân viên kinh doanh thực tập 1
- Mẫu CV nhân viên kinh doanh thực tập 2
- Mẫu CV nhân viên kinh doanh thực tập 3
- Mẫu CV nhân viên kinh doanh thực tập 4
- Mẫu CV nhân viên kinh doanh thực tập 5
Xem thêm:
- CV xin việc gồm những gì? Lưu ý khi viết CV giúp ghi điểm tuyệt đối
- Cách viết CV xin thực tập cho tất cả các ngành chuyên nghiệp, tạo ấn tượng mạnh
- Cách viết CV kế toán, kiểm toán hay và thu hút nhà tuyển dụng
Hy vọng bài viết này đã mang lại một số thông tin hữu ích cho bạn đọc về cách viết CV nhân viên kinh doanh. Nếu thấy bổ ích, đừng quên chia sẻ bài viết này với mọi người nhé. Cảm ơn vì đã theo dõi và hẹn gặp lại!
Từ khóa » Cv Kinh Tế
-
Top 25 Mẫu CV Kỹ Sư Kinh Tế Thiết Kế đẹp, Chuyên Nghiệp Nhất
-
#6531 Mẫu CV Kinh Tế/Ngoại Thương/Tài Chính/Ngân Hàng Thiết Kế ...
-
Tìm Việc Làm Kinh Tế, Tuyển Dụng Kinh Tế - TopCV
-
Mẫu đơn Xin Việc Dành Cho Sinh Viên Khối Ngành Kinh Tế Mới Ra Trường
-
Chiếc CV đầu Tiên Của Một Sinh Viên Kinh Tế Chuyển Ngành - Viblo
-
Share CV- Các Ngành Kinh Tế, Y, Ngôn Ngữ, Môi Trường đợt 1 - LinkedIn
-
Viết CV Sao Cho ưng? - TUYỂN SINH
-
Mẫu CV Xin Việc Nhân Viên Kinh Doanh
-
Mẫu CV Nhân Viên Kinh Doanh ấn Tượng Nhất
-
Mẫu CV Quản Trị Kinh Doanh đẹp, ấn Tượng Nhất
-
[PDF] Trường Đại Học Kinh Tế Và TOP CV Kí Kết Thỏa Thuận Hợp Tác ... - VNU
-
Việc Làm Kinh Tế - Kế Hoạch
-
Cựu Sinh Viên Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Về Những Lỗi Khi Viết ...