Cách Viết CV Nhân Viên Tư Vấn Chuẩn, Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng

Để có thể bước vào vòng phỏng vấn sâu hơn của công ty cho vị trí nhân viên tư vấn, bạn cần phải chuẩn bị tốt được một chiếc CV cuốn hút, khi đó thì nhà tuyển dụng để mắt đến bạn. Do đó, bài viết này sẽ giúp bạn điều chỉnh CV nhân viên tư vấn của mình sao cho thật chuẩn, đảm bảo sẽ chinh phục được các nhà tuyển dụng.

Cách viết CV nhân viên tư vấn chuẩn, chinh phục nhà tuyển dụng

I. Thông tin phải có trong CV nhân viên tư vấn

Thông tin phải có trong CV nhân viên tư vấn

Nhân viên tư vấn là nhân viên giúp đại diện công ty đưa ra các lời khuyên, giải đáp thắc mắc hay là đưa ra các phương án giải quyết vấn đề cho khách hàng. Thông thường, doanh nghiệp sẽ yêu cầu một số đặc tính cần có ở một nhân viên tư vấn, bao gồm phải ưa nhìn, có khả năng hoạt ngôn hay là có mục tiêu phát triển rõ ràng trong tương lai.

Để có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên tư vấn của doanh nghiệp, bạn cần phải có một chiếc CV thật sự hấp dẫn trong mắt nhà tuyển dụng để có thể đi sâu hơn vào các vòng bên trong của đợt tuyển dụng. Và để làm được điều đó, CV nhân viên tư vấn của bạn cần phải được xây dựng làm sao để thể hiện được bạn là một nhân tố phù hợp cho vị trí này của công ty.

Một số yếu tố mà nhà tuyển dụng sẽ chú trọng khi xem qua CV nhân viên tư vấn của ứng viên đó là kinh nghiệm làm việc trong quá khứ và kỹ năng mềm của bản thân, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc khách hàng hay kỹ năng giải quyết vấn đề.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm - tuyển nhân viên tư vấn:

- Nhân viên Tư vấn bán hàng Thế Giới Di Động

- Nhân viên bán hàng siêu thị AVAKids

- Tuyển dụng tổng đài viên partime

II. Cách viết CV xin việc nhân viên tư vấn chi tiết nhất

Cách viết CV xin việc nhân viên tư vấn chi tiết nhất

1. Thông tin cá nhân

Đây là phần cơ bản nhất không chỉ đối với CV xin việc nhân viên tư vấn mà còn đối với những ngành nghề khác. Dựa vào các thông tin này, nhà tuyển dụng có thể liên lạc được với bạn nếu như họ muốn cho bạn cơ hội để bước vào vòng trong của đợt tuyển dụng. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo rằng các thông tin mà bạn điền trong CV nhân viên tư vấn là phải chính xác, tránh sai thông tin hay sai chính tả.

Tại phần thông tin cá nhân, bạn cần điền các thông tin như họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email, mạng xã hội liên quan và vị trí công việc mà bạn dự tính ứng tuyển. Lưu ý, bạn nên ghi vị trí công việc đúng như trong mô tả công việc của công ty.

Dưới đây là một ví dụ về cách viết mục thông tin cá nhân trong CV nhân viên tư vấn.

- Họ và tên: Nguyễn Văn A

- Sinh ngày: 01/01/1990

- Địa chỉ: 1 Võ Thị Sáu, Phường 1, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

- Số điện thoại: 0123456789

- Địa chỉ email: abc@thegioididong.com

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Ở mục tiêu nghề nghiệp, bạn hãy nói về mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn khi đảm nhận vị trí này của công ty. Việc có được mục tiêu nghề nghiệp trong CV nhân viên tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp xác định xem là bạn có phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của họ hay không.

Một lưu ý khi bạn bắt đầu viết mục tiêu nghề nghiệp đó là chúng cần phải ngắn gọn, đồng thời, chúng cũng cần dựa trên thực tế hiện tại. Ví dụ, bạn không thể nói rằng mình mong muốn sẽ lên được vị trí trưởng phòng trong vòng 1 năm khi vừa tốt nghiệp, chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào trong tay.

Dưới đây là một số ví dụ phù hợp về cách viết mục tiêu nghề nghiệp có trong CV nhân viên tư vấn.

- Cam kết sẽ đạt được KPI do công ty giao phó, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quy trình chăm sóc, tư vấn với khách hàng.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, dịch vụ tư vấn, từ đó thúc đẩy xây dựng thương hiệu dịch vụ uy tín cho doanh nghiệp.

- Sau 2 - 3 năm làm việc tại công ty, sẽ trở thành trưởng phòng chăm sóc khách hàng.

3. Trình độ học vấn

Trong phần này, bạn có thể điền trình độ học vấn hay trình độ văn hóa của bản thân vào trong CV nhân viên tư vấn. Mặc dù đây không phải là mục mà công ty sẽ chú trọng nhất trong quá trình xem xét CV, nhưng bạn cũng cần phải cho doanh nghiệp biết rằng trình độ của bản thân tới đâu.

Trong trường hợp chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông, bạn hãy ghi chúng vào trong phần trình độ học vấn của mình. Cần lưu ý rằng thông thường, nhà tuyển dụng sẽ không vì các lý do này để bỏ qua CV của bạn.

Dưới đây sẽ là một ví dụ về cách ghi trình độ học vấn trong CV nhân viên tư vấn.

- Trường Đại học Kinh tế TP. HCM (2015 - 2019)

- Ngành: Quản trị Kinh doanh

- Xếp loại: Khá

- GPA: 2.9

4. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc sẽ là phần mà các nhà tuyển dụng chú trọng khi xem CV của các ứng viên vì khi đó họ sẽ tiết kiệm được cả công sức lẫn thời gian để đào tạo. Do đó, thông thường kinh nghiệm làm việc thường được đẩy lên vị trí đầu của một CV, nhằm gây ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, đối với những bạn chưa từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nhân viên tư vấn thì hoàn toàn có thể sử dụng các kinh nghiệm tham gia các hoạt động ngoại khóa. Hoặc những lần bạn làm việc part-time khi còn đang trên ghế nhà trường. Một số công việc part-time phù hợp để đưa vào trong mục kinh việc làm việc đó là gia sư, bán hàng online hay là tổng đài viên chăm sóc khách hàng.

Dưới đây là một ví dụ về cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV nhân viên tư vấn dành cho sinh viên vừa tốt nghiệp.

Vị trí: Tổng đài viên chăm sóc khách hàng part-time

Tại: Cửa hàng bán quần áo online

Thời gian: 2021 - Hiện nay

Chi tiết công việc:

- Tiếp khách hàng thông qua điện thoại và lên đơn cho khách hàng

- Vận hành đơn hàng đến tay khách hàng

- Xử lý vấn đề khi khách hàng báo lỗi

Còn đối với các bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì chỉ cần liệt kê ra những vị trí công việc từng làm có liên quan đến ngành tư vấn. Các nhà tuyển dụng sẽ thích những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành, do đó, bạn đừng ngần ngại thể hiện cho họ thấy nhé!

Dưới đây là một ví dụ về cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV nhân viên tư vấn dành cho người đã có kinh nghiệm.

Vị trí: Chuyên viên Tư vấn Tài chính

Công ty: Công ty Tài chính ABC

Thời gian: 2018 - Hiện nay

Chi tiết công việc:

- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp

- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

- Hỗ trợ xây dựng quy trình tư vấn cho phòng ban chăm sóc khách hàng

5. Thành tích, chứng nhận

Trong quá trình làm việc trong quá khứ, nếu như bạn đã từng đạt được các thành tích hay chứng nhận thì hãy thể hiện chúng trong CV của mình. Khi này, các thành tích hay chứng nhận sẽ giúp CV nhân viên tư vấn của bạn nổi bật trong một rừng hồ sơ mà doanh nghiệp nhận được. Thành tích có thể đến từ kết quả làm việc xuất sắc từ trong công ty cũ, hoặc nó có thể đến từ việc bạn đã từng đạt các giải thưởng có liên quan khi tham gia các hoạt động tại trường.

Dưới đây là một ví dụ về cách viết thành tích và chứng nhận của bản thân trong CV nhân viên tư vấn của bản thân.

Thành tích:

- 3 tháng liên tục hoàn thành tốt KPI của công ty

- Trở thành nhân viên tư vấn xuất sắc của chi nhánh trong Quý I/2021

6. Một số kỹ năng mềm

Đây là một phần mà bạn nên chú tâm khi viết một CV nhân viên tư vấn bởi vì các nhà tuyển dụng thường chú trọng vào phần này khi đọc qua CV của các ứng viên. Một số kỹ năng mềm mà bạn có thể cân nhắc khi viết vào trong CV nhân viên tư vấn đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng chịu áp lực cao, kỹ năng thuyết trình hay kỹ năng tự học.

Có rất nhiều kỹ năng mềm, tuy nhiên, bạn chỉ nên đưa khoảng từ 3 - 5 kỹ năng vào trong CV của mình. Tránh tình trạng liệt kê một loạt các kỹ năng nhưng thiếu trọng tâm. Ngoài ra, bạn cân nhắc xem đâu là các kỹ năng mềm chính yếu, từ đó đưa ra sắp xếp trong CV sao cho phù hợp.

Dưới đây là một ví dụ về mục kỹ năng mềm mà bạn có thể đưa vào trong CV xin việc nhân viên tư vấn.

- Kỹ năng tiếp nhận, xử lý thông tin

- Kỹ năng tư vấn, thuyết phục và thuyết trình sản phẩm/ dịch vụ

- Kỹ năng thích nghi, ứng biến

- Kỹ năng làm việc dưới áp lực cao, đa nhiệm tốt

7. Sở thích, tính cách liên quan

Ở phần này, bạn hãy thoải mái trong việc bày tỏ mình khi viết CV để ứng tuyển vị trí nhân viên tư vấn. Việc có đầy đủ các thông tin về tính cách và sở thích của bản thân sẽ giúp doanh nghiệp có được một góc nhìn rõ ràng hơn về bạn. Từ đó xác định được rằng bạn có phải là nhân tố mà họ đang tìm kiếm hay không.

Dưới đây là một ví dụ dành cho bạn khi viết về sở thích, tính cách của bản thân trong CV nhân viên tư vấn.

- Sở thích: Du lịch, mua sắm, xem phim

- Tính cách: Hoà đồng, dễ thích nghi, hoạt bát

8. Người tham chiếu (nếu có)

Việc đưa được người tham chiếu vào trong CV nhân viên tư vấn sẽ giúp cho CV của bạn tăng độ tin cậy. Tuy nhiên, trước khi đưa các thông tin về người tham chiếu vào trong CV thì bạn hãy hỏi ý kiến của họ trước. Lưu ý, bạn không nên đưa các thông tin này vào trong CV mà chưa có sự cho phép. Hoặc bạn cũng không nên đưa thông tin hoàn toàn không đúng sự thật về người tham chiếu vào trong CV của mình. Nếu không có người tham chiếu thì bạn hoàn toàn có thể bỏ qua phần này.

Dưới đây là một ví dụ về cách viết thông tin về người tham chiếu trong CV nhân viên tư vấn của mình.

- Họ và tên: Nguyễn Thị B

- Vị trí: Trưởng phòng chăm sóc khách hàng

- Công ty: ABC

- Số điện thoại: 0123456789

- Email: xyz@thegioididong.com

III. Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn chuẩn

Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn chuẩn

1. Bộ CV nhân viên tư vấn tiếng Việt

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn bán hàng

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn sản xuất

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn tài chính

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn dịch vụ

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn giáo dục

2. Bộ CV nhân viên tư vấn tiếng Anh

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn tiếng Anh 1

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn tiếng Anh 2

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn tiếng Anh 3

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn tiếng Anh 4

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn tiếng Anh 5

3. Bộ CV nhân viên tư vấn part time

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn part time 1

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn part time 2

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn part time 3

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn part time 4

- Mẫu CV xin việc nhân viên tư vấn part time 5

IV. Những lưu ý khi thiết kế CV xin việc nhân viên tư vấn

Những lưu ý khi thiết kế CV xin việc nhân viên tư vấn

- Đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng trong bản JD: Đây là một việc bạn nên chú tâm làm trước khi bắt đầu viết CV cho bản thân mình. Trong mục mô tả công việc (JD) của công ty, họ sẽ nói rất rõ về yêu cầu, đồng thời chi tiết công việc mà bạn cần phải thực hiện khi có được vị trí này. Dựa vào các thông tin này, bạn hãy làm cho các thông tin trong CV đánh trúng được nhu cầu của doanh nghiệp.

- Chọn lọc và làm nổi bật thông tin quan trọng: Việc liệt kê một loạt các thông tin về bản thân bạn mà không có trọng tâm, đôi khi sẽ gây phản tác dụng. Do đó, đừng ngần ngại bỏ ra tí thời gian để chọn lọc một số thông tin chính yếu để đưa vào trong CV của mình. Và bạn có thể tham khảo yêu cầu công việc của doanh nghiệp để hỗ trợ quá trình chọn lọc này nhé!

- Sắp xếp các mục thông tin đúng trình tự: Việc sắp xếp các thông tin có trong CV một cách khoa học sẽ quyết định rằng bạn có được lựa chọn hay không. Lưu ý, bạn hãy ưu tiên những thông tin mà bạn cho rằng công ty mong muốn tìm kiếm. Chẳng hạn như đưa mục kinh nghiệm làm việc và kỹ năng mềm lên đầu của CV.

- Thể hiện tối đa kỹ năng mềm hỗ trợ cho công việc: Hiện nay, có rất nhiều kỹ năng mềm mà bạn có thể thu nhặt được trong quá trình học tập, làm việc hay giao tiếp với gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, không phải kỹ năng mềm nào cũng phù hợp với công việc nhân viên tư vấn. Do đó, bạn hãy chủ động lựa chọn, đồng thời ưu tiên các kỹ năng mềm mà bạn nghĩ là sẽ hỗ trợ được nhiều trong công việc lên phía đầu.

- Trung thực khi cung cấp thông tin, minh chứng: Các thông tin mà bạn công cấp bên trong CV nhân viên tư vấn cần phải chính xác, tránh đưa các thông tin không đúng sự thật. Nếu như bạn cố tình đưa các thông tin không đúng vào trong CV của mình, sau một thời gian làm việc, chính những người cấp cao hơn cũng sẽ phát hiện được điều đó. Khi này, bạn vừa đánh mất lòng tin đối với doanh nghiệp, đồng thời cũng làm mất công sức và thời gian của cả hai bên.

- Chú ý tối ưu độ dài của CV xin việc nhân viên tư vấn: Độ dài là một phần mà bạn cần hết sức chú ý khi viết CV nhân viên tư vấn. Thông thường, độ dài của CV chỉ nên giao động từ khoảng 1 - 2 trang giấy A4. Do đó, bạn nên cân nhắc xem đâu là các thông tin muốn đưa vào CV của mình.

- Lựa chọn hình ảnh, màu sắc và thiết kế CV phù hợp: Việc lựa chọn hình ảnh, màu sắc và thiết kế cho CV cần phải phù hợp với định hình phong cách của bạn, đồng thời là văn hóa hiện có tại công ty. Thông thường, tông màu được sử dụng trong CV nhân viên tư vấn là tông màu tươi sáng, thiết kế thường được sử dụng nên là các thiết kế tối giản.

- Kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi CV ứng tuyển: Đây là một lỗi mà nhiều người thường bỏ qua khi viết CV, nhưng đây lại là một bước hết sức quan trọng. Việc CV nhân viên tư vấn của bạn bị sai chính tả hay sai cấu trúc ngữ pháp sẽ làm giảm độ chuyên nghiệp trong mắt của nhà tuyển dụng, khi đó, CV của bạn sẽ gia tăng cơ hội bị bỏ qua.

- Chuẩn bị sẵn một bản CV xin việc bằng tiếng Anh: Trong quá trình tạo CV xin việc bằng tiếng Việt, bạn hãy tranh thủ chuẩn bị một bản tiếng Anh cho riêng mình. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp yêu cầu CV bằng tiếng Anh, bạn sẽ có sẵn một CV trong tay để có thể gửi họ bất kỳ khi nào.

- Không dùng cùng một CV gửi cho nhiều nhà tuyển dụng: Một lỗi mà nhiều người mắc phải khi chuẩn bị CV để gửi cho các doanh nghiệp đó là sử dụng một mẫu CV duy nhất để “rải” cho tất cả công ty. Tuy nhiên, khi đó doanh nghiệp sẽ đánh giá bạn là thiếu chuyên nghiệp. Bạn nên dành ra một ít thời gian để điều chỉnh các chi tiết nhỏ, từ tên vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc hay là kỹ năng mềm sao cho phù hợp với mô tả công việc mà công ty đã đề ra.

Xem thêm:

- Cách viết CV chuẩn nhất mọi ngành nghề, chinh phục nhà tuyển dụng

Cách viết CV xin thực tập cho tất cả các ngành chuyên nghiệp, tạo ấn tượng mạnh

Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn một số thông tin hữu ích về cách viết CV nhân viên tư vấn. Nếu như bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên để lại bình luận, đồng thời chia sẻ bài viết này đến mọi người nhé!

Từ khóa » Cv ứng Tuyển Nội Bộ