Cách Viết CV Xin Việc đơn Giản Mà Chuẩn Nhất Cho Lập Trình Viên

Nội dung chính

  • CV của Developer như thế nào?
  • CV xin việc gồm mấy phần?

cach-viet-cv

Theo một khảo sát các công ty đăng tuyển tại ITviec, có đến 80% CV không hiểu những gì nhà tuyển dụng cần. Vậy thì cách viết CV xin việc dành cho lập trình viên như thế nào thì nhà tuyển dụng mới chú ý đến?

Khi đọc xong bài viết này, bạn nhất định sẽ nằm trong top 20% CV xin việc hiểu được mong đợi của mọi nhà tuyển dụng, cũng như nắm được cách viết CV xin việc đơn giản mà đúng chuẩn.

Gần đây, ITviec đọc được một bài viết khá thú vị của Greg Beech – Principal Engineer của Deliveroo – về điều mà ông tìm kiếm ở CV của một lập trình viên. Đây cũng như là “tiếng lòng” chung của nhiều nhà tuyển dụng tại Việt Nam.

Xem thêm việc làm Developer trên ITviec

CV của Developer như thế nào?

cach-viet-cv

Lời khuyên của Greg Beech về cách viết CV xin việc chuyên nghiệp cho những bạn lập trình viên chỉ đơn giản (mà đánh trúng tâm lý nhà tuyển dụng) thế này thôi:

  • Ngắn gọn: Bạn muốn làm một lập trình viên, không phải vào vị trí biên tập ở một tòa soạn nào đấy. Đừng viết dài dòng. Chẳng nhà tuyển dụng nào muốn đọc từng từ trên một chiếc CV dài 8 trang đâu dù CV bạn có chất lượng đến như thế nào đi chăng nữa.
  • Tập trung vào những gì bạn giỏi nhất: Bạn là một lập trình viên có kinh nghiệm, hẳn bạn đã làm việc với nhiều ngôn ngữ, nhiều nền tảng, nhiều mô hình, nhiều dự án khác nhau nhưng bạn không cần phải nhắc đến tất cả những điều đó vì chưa chắc bạn là “bậc thầy” ở tất cả mọi lĩnh vực.
  • Show, don’t tell – Thể hiện, đừng kể lể: Hãy đưa ra những thành tựu, sản phẩm mà bạn đã đạt được. Một vài số liệu cụ thể, hoặc link dẫn đến sản phẩm, dẫn đến project GitHub của bạn sẽ đáng tin hơn những lời nói suông.

Cuối cùng, đừng quên rằng nhà tuyển dụng chỉ chấp nhận CV: không lỗi chính tả, không lỗi ngữ pháp và không mắc lỗi viết hoa đầu dòng.

Công việc lập trình đòi hỏi sự chính xác. Nếu bạn không thể viết vài trang CV không có lỗi thì làm sao nhà tuyển dụng tin được rằng code của bạn cũng không có lỗi?

Đấy, chỉ đơn giản thế này thôi. Bạn có thể dừng đọc bài viết này ở đây nhưng nếu bạn thực sự muốn biết cách viết CV đơn giản mà chuyên nghiệp để chinh phục cả những nhà tuyển dụng khó nhất, ITviec sẽ giúp bạn trong phần sau của bài viết này.

Tham khảo thêm GitHub là gì? 3 lợi ích GitHub mang lại cho Developer?

CV xin việc gồm mấy phần?

Cách viết CV xin việc đơn giản không khó. Để viết CV xin việc đơn giản, lập trình viên chỉ cần làm CV có ba phần cơ bản: Tóm tắt bản thân, Kinh nghiệm làm việcBằng cấp.

Bạn nên đọc: Những phần nhà tuyển dụng đọc đi đọc lại nhiều nhất trên CV

Cách viết phần Tóm tắt bản thân

Đây là phần đầu trong CV của bạn. Hãy nhớ một câu thế này, “First impression lasts” hay như một câu nói quen thuộc hơn, “Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng”. Chính vì thế, hãy làm cho phần mở đầu của bạn khiến cho nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu hơn về bạn. Vậy thì cách viết CV nào “nắm bắt” được nhà tuyển dụng đây?

“Tóm tắt” chỉ cần vài câu là đủ, nhưng nó phải cho biết bạn là ai, bạn tìm kiếm/ không tìm kiếm điều gì trong công việc; cho biết bạn thích và không thích platform/ ngôn ngữ lập trình nào, vì sao như vậy; bạn giỏi/ chưa giỏi ở những mặt nào.

Đừng ngần ngại chia sẻ những điều bạn không thích vì một sự thật “lạ lùng” trong cách viết CV, đó là những thông tin như vậy lại thú vị thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nhiều hơn.

Và hãy nhớ về lời khuyên mà ITviec đã nhắc đến ở trên: Ngắn gọn! Đừng viết những thông tin vô nghĩa như bạn là một người đầy nhiệt huyết, đam mê với nghề lập trình, có thể chịu được áp lực công việc cao,… Bởi vì bất kỳ ai cũng có thể viết những lời như vậy cả. Hãy chỉ nhắc đến những vấn đề có liên quan với công việc bạn đang muốn ứng tuyển vào.

cach-viet-cv-2

Nếu bạn thật sự có niềm đam mê với việc lập trình, hãy Thể hiện, đừng kể lể. Bạn có thể dẫn link đến một dự án GitHub của bạn, một trang blog cá nhân, đến Stack Overflow profile, hoặc bất kỳ một sản phẩm, dự án cá nhân bạn từng làm. Nếu không có, bạn không cần nhắc đến ở phần Summary.

Nói cách khác, hãy thuyết phục nhà tuyển dụng rằng đối với bạn, lập trình không chỉ là công việc mà còn là đam mê, là điều mà bạn sẵn sàng làm để học hỏi và thử thách bản thân dù không được trả lương.

Nếu bạn có đầy đủ những thông tin trên, CÓ LẼ nhà tuyển dụng sẽ muốn gặp bạn. Nhưng bạn vẫn chưa chắc chắn được vào vòng phỏng vấn, vì vậy đừng phá hủy phần còn lại của CV.

Xem ngay Cách viết một Summary chuyên nghiệp “đánh gục” nhà tuyển dụng

Cách viết CV phần Kinh nghiệm

Phần kế tiếp bạn nên tập trung là “Kinh nghiệm làm việc”, bao gồm:

  • Vị trí làm việc
  • Tên công ty
  • Thời gian bắt đầu và kết thúc (tháng & năm là đủ)
  • Mô tả ngắn về công việc bạn đã từng làm (Description)… Bạn không cần mô tả hay dẫn link về công ty từng làm việc. Nếu nhà tuyển dụng có hứng thú, họ sẽ tự tìm hiểu.

Ngày bắt đầu và kết thúc làm việc rất quan trọng. Nó cho biết bạn đã làm ở công ty đó trong bao lâu, và bạn có khoảng trống nào trong “Kinh nghiệm làm việc” của bạn không.

Con đường sự nghiệp của mỗi người thường khác nhau nhưng nếu bạn nhảy việc quá nhiều hoặc có nhiều khoảng trống trong CV thì nhà tuyển dụng sẽ chú ý và đặt đâu hỏi. Bạn nên chuẩn bị trước câu trả lời cho vấn đề này trong vòng phỏng vấn.

Chú ý rằng, “Description” là phần bạn mô tả những việc bạn ĐÃ LÀM, không phải là project bạn chỉ CÓ MẶT trong đó mà không thật sự đóng góp gì cả.

Cách viết phần Bằng cấp

Dù bằng cấp không thể phản ánh năng lực làm việc thực sự của bạn nhưng thực tế là có rất nhiều nhà tuyển dụng tại Việt Nam khá quan tâm đến nền tảng học vấn của ứng viên. Vậy nên, nếu như ngành học và trường đại học của bạn thuộc hàng danh tiếng thì tại sao lại không thể hiện chúng trong CV xin việc.

Tuy nhiên, nếu không có bằng cấp phù hợp, hãy bỏ qua phần “Bằng cấp”. Cách viết CV được nhà tuyển dụng để ý nhất là đừng cố để vào những bằng cấp vô nghĩa vì nó chỉ khiến CV của bạn trông rối mắt hơn.

Cách viết phần Kỹ năng và Sở thích

Liệt kê tất tần tật mọi thứ bạn biết trong phần “Kỹ năng” là một sai lầm tệ hại.

Việc liệt kê quá nhiều khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn đang “spam” CV. Họ cũng cho rằng bạn không có định hướng tốt cho nghề nghiệp của mình.

Bạn là một lập trình viên có kinh nghiệm, việc bạn quen thuộc với ngôn ngữ Java, JavaScript, CSS, XML, SQL,… cũng tương tự như việc bạn biết sử dụng chương trình Word, Powerpoint, Excel và ứng tuyển vào vị trí hành chính vậy.

Những kỹ năng này không thật sự quá nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng vì hầu hết tất cả những ứng viên ứng tuyển vào vị trí này đều thành thục chúng.

Cách viết CV xin việc đơn giản nhất là hãy chỉ nhắc đến những nền tảng, ngôn ngữ lập trình, mô hình,… quen thuộc trên nếu bạn thật sự xuất sắc, gần như đạt đến trình độ cao nhất.

Nếu không, chỉ nên nhắc đến những kỹ năng ít người giỏi, độ khó cao, không nhiều người quen thuộc với chúng. Như vậy, CV của bạn mới thật sự nổi bật. Và hãy luôn nhớ rằng, Thể hiện, đừng kể lể.

Và hãy nhớ rằng, chẳng nhà tuyển dụng nào quan tâm đến “Sở thích” của bạn cả. Họ chỉ quan tâm bạn làm được những gì cho vị trí bạn đang ứng tuyển và cho công ty thôi.

Một số bài viết hay về cách viết CV xin việc đơn giản nên tham khảo:

  • Công thức bí mật của Google cho một CV “thần thánh”
  • Có nên ghi mức lương mong muốn trong CV
  • 5 kẻ thù của CV xin việc
  • Hướng dẫn viết mẫu CV ấn tượng theo 4 “điểm vàng” mà nhà tuyển dụng chú ý nhất

Nếu muốn có một mẫu CV rõ ràng, mạch lạc để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn có thể tải những mẫu CV của ITviec tại đây:

  • CV cho Web Developer
  • CV cho Software Engineer
  • Hoặc download đầy đủ 10+ mẫu CV IT cực “chất”

Robby2

Nếu bạn nghĩ những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn bè hoặc đồng nghiệp thì đừng ngại nhấn nút Share bên dưới nhé!

Tham khảo thêm việc làm developer tại ITviec.

Từ khóa » Cv Xin Việc Java