Cách Viết Đơn Xin Việc Giúp Bạn Nổi Bật Giữa Hàng Ngàn Ứng Viên

Đơn xin việc chỉ gói gọn trong 01 trang A4, nhưng có thể chia sự nghiệp của bạn thành hai ngã rẽ: một là thăng hoa, hai là “bế tắc”. Nếu bạn nghĩ rằng đơn xin việc chỉ là viết một bản tóm tắt sơ lược kinh nghiệm thì bạn đã lầm to rồi đấy.

Bạn có biết rằng giữa hàng ngàn lá đơn được gửi đến cho nhà tuyển dụng, chỉ có 2% đạt vòng tuyển chọn đầu tiên?

Vì vậy, bạn sẽ cần biết cách viết đơn xin việc hiệu quả để có thể tỏa sáng giữa đông đảo các ứng viên khác và giữ chân nhà tuyển dụng lâu hơn. Đừng lo lắng, có Glints bên bạn. Hãy cùng “bỏ túi” ngay những tips hướng dẫn viết đơn xin việc siêu bổ ích sau đây nhé!

Đơn xin việc là gì?

Đơn xin việc, hay còn gọi là thư xin việc, là một tài liệu đi kèm với hồ sơ xin việc của bạn. Đơn xin việc này là phiên bản mở rộng dựa trên những thông tin mà bạn đã điền trong CV của mình.

Nó mang đến cho bạn cơ hội mạnh mẽ để làm nổi bật các bằng cấp, kinh nghiệm phù hợp; đồng thời giải thích lý do vì sao bạn là một ứng viên tiềm năng mà nhà tuyển dụng nên cân nhắc.

đơn xin việc là gì
© Pexels.com

Không phải lúc nào bạn cũng phải gửi kèm đơn xin việc cùng CV; tuy nhiên, việc gửi kèm lại là một điểm cộng đấy. Bởi lẽ, cách viết đơn xin việc đúng đắn sẽ giúp bạn giải thích được bằng cấp, kinh nghiệm và cả những khoảng trống trong sự nghiệp – để lại ấn tượng tốt đối với phía công ty đang ứng tuyển.

Đọc thêm: Cách phân biệt CV và Resume – Có gì khác?

Có cần thiết phải chuẩn bị đơn xin việc viết tay không?

Như đã đề cập bên trên, việc gửi kèm đơn xin việc với CV sẽ là một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.

Dù đơn này có thể dễ dàng đánh máy, song nhiều công ty lại yêu cầu ứng viên phải viết tay. Vì sao cách viết đơn xin việc qua chữ viết tay lại vẫn được dùng trong thời đại công nghệ số lên ngôi?

  • Đơn xin việc viết tay bộc lộ rõ yếu tố cá nhân của ứng viên. Qua nét chữ, cách trình bày cũng như cách lập luận hành văn, nhà tuyển dụng sẽ hình dung phần nào cá tính của ứng viên này. Điều này sẽ giúp họ xác định xem liệu ứng viên có phù hợp với văn hóa nơi đây hay không.
  • Đơn xin việc viết tay cần nhiều nỗ lực và thời gian. Cách viết đơn xin việc qua chữ viết tay sẽ thể hiện sự trân trọng của ứng viên đối với công việc mình ứng tuyển. Câu từ nắn nót, sạch đẹp,… sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy sự quyết tâm của họ đối với vị trí này.
  • Đơn xin việc viết tay là căn cứ pháp lý có tính xác thực và độ tin cậy cao. Đối với một số tổ chức, chữ viết tay có giá trị pháp lý cao và từ đó dễ dàng trao đổi trong trường hợp có những phát sinh liên quan đến pháp lý,…

Đọc thêm: Tạo hồ sơ xin việc Online tại Glints

Hướng dẫn cách viết đơn xin việc mang lại hiệu quả cao

1. Nghiên cứu về công ty mà bạn ứng tuyển

Bước đầu tiên của cách viết đơn xin việc hiệu quả chính là nghiên cứu về công ty bạn ứng tuyển. Hãy tìm hiểu và ghi chú những thông tin liên hệ chặt chẽ đến sứ mệnh, giá trị cốt lõi và thành quả của công ty. Bạn có thể tận dụng bằng cách nêu lên tham vọng phát triển cùng với công ty như thế nào.

Việc nghiên cứu về công ty còn thể hiện bạn đang háo hức gia nhập tổ chức ấy, cũng như sẵn sàng đóng góp vào những dự án và gặt hái thành công trong tương lai.

hướng dẫn cách viết đơn xin việc
© Pexels.com

Hơn nữa, bạn có thể tìm được thông tin về bộ phận nhân sự, cụ thể là người đọc hồ sơ xin việc của bạn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thêm một lời chào ở phần mở đầu, từ đó tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Đọc thêm: Cách viết thư giới thiệu bản thân gây ấn tượng từ dòng đầu tiên

2. Nhấn mạnh vị trí bạn muốn ứng tuyển

Một cách viết đơn xin việc hay chính là dõng dạc nhấn mạnh rõ ràng về vị trí bạn đang ứng tuyển. Bạn có thể đề cập đến tên công ty, nơi bạn đã nhìn thấy tin tuyển dụng.

Trong trường hợp bạn được ai đó giới thiệu, hãy ghi cả tên và chức vụ của họ. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy được sự rõ ràng và chắc chắn của bạn đối với công việc.

3. Đâu là những điều bạn yêu thích về công việc?

Khi ứng tuyển vào một vị trí nào đấy, ghi rõ những điều bạn yêu thích về công việc này chính là cách viết đơn xin việc hiệu quả. Càng thể hiện rõ niềm ham thích của bạn đối với công việc, nhà tuyển dụng sẽ càng dễ dàng nhìn thấy được sự quyết tâm và ý chí của bạn cho vị trí này.

Một điểm lưu ý ở đây là đừng nói lố. Bạn chỉ nên dừng lại ở việc chia sẻ điều bạn thực sự nghĩ. Bằng không, nhà tuyển dụng sẽ phát giác được bạn là người không thành thật. Đó sẽ lại là một điểm trừ lớn trong mắt công ty.

4. Đưa ra lý do tại sao bạn phù hợp với công việc

Chỉ trong một hoặc hai câu, bạn hoàn toàn có thể tạo sức ảnh hưởng trong mắt nhà tuyển dụng. Một trong những cách viết đơn xin việc hiệu quả là đầu tư vào lý do vì sao bạn phù hợp với vị trí này.

Điều này đặc biệt thể hiện qua bằng cấp, chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng mềm,… của bạn. Đừng lo nếu bạn là một người mới, bởi bạn hoàn toàn có thể đưa ra những lý do khác như: tiềm năng phát triển, tư duy của người trẻ,… để thuyết phục nhà tuyển dụng.

5. Mô tả kinh nghiệm chuyên môn

Mô tả những thành quả lao động nổi bật cũng là cách viết đơn xin việc được nhiều người sử dụng. Bạn có đóng góp thế nào trong việc đem lại lợi nhuận đáng kể cho công ty không? Bạn đã nắm giữ vai trò chủ chốt trong một dự án thu lại kết quả trên cả mong đợi? Kinh nghiệm làm việc là công cụ hữu hiệu nhất giúp nhà tuyển dụng kết nối với bạn.

cách mô tả kinh nghiệm trong đơn xin việc
© Pexels.com

Tuy nhiên, bạn không nên liệt kê tất cả kinh nghiệm không liên quan đến lĩnh vực đang ứng tuyển. Thêm nữa, cách tốt nhất để bạn trình bày thông tin ngắn gọn là hãy sử dụng gạch đầu dòng.

Ví dụ sau là cách viết đúng về kinh nghiệm làm việc:

“Tôi đã viết 10 bài báo giúp làm tăng lượt truy cập vào trang web của công ty thêm 30%”

Hãy tận dụng những thông số để thu hút nhà tuyển dụng đọc tiếp đơn xin việc của bạn. Thông số còn thể hiện bạn có nhiều nỗ lực hoàn thành trách nhiệm; tăng khả năng phỏng vấn lên gấp bội.

6. Đưa cá tính riêng của bạn vào đơn xin việc

Đa phần ứng viên sẽ sao chép và giữ nguyên nội dung của nhiều bộ hồ sơ xin việc trên mạng. Cách viết đơn xin việc này thường không được khuyến khích bởi nó sẽ khiến nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn là một người thiếu chỉn chu và có đôi phần lười biếng.

Thay vào đó, bạn cần linh hoạt soạn thảo nội dung thư giới thiệu phù hợp với từng doanh nghiệp; bởi vì mỗi doanh nghiệp đều có sứ mệnh; văn hóa và yêu cầu chuyên môn khác nhau.

7. Kết thư bằng lời chào trân trọng

Hãy cảm ơn người đọc vì đã xem xét đơn xin việc, tham khảo CV và những tài liệu liên quan khác. Điều này tưởng chừng không quan trọng, nhưng một lời cảm ơn cũng chính là cách giúp bạn dễ “được lòng” nhà tuyển dụng hơn khi viết đơn xin việc.

Giữa vô vàn lá thư xin việc được gửi đến, lời cảm ơn của bạn sẽ khiến người trực tiếp đọc những dòng chữ ấy cảm thấy được trân trọng và để lại nhiều ấn tượng tích cực hơn.

Đọc thêm: Cách Trình Bày Tối Ưu Của Cấu Trúc Cover Letter Đúng Chuẩn

Mẹo nhỏ cần lưu ý khi viết đơn xin việc giúp bạn ghi điểm hơn

1. Viết đầy đủ thông tin liên lạc

Trước tiên, hãy đảm bảo bạn đã viết thông tin liên lạc đầy đủ và chính xác. Ở đoạn đầu tiên, hãy chọn lọc những tố chất và kỹ năng chuyên môn liên quan chặt chẽ đến vị trí ứng tuyển.

Bạn có thể tham khảo tin tuyển dụng, và xác định những kỹ năng, tố chất có liên quan trong đoạn mô tả chi tiết công việc.

lưu ý khi soạn đơn xin việc
Cách viết đơn xin việc chuyên nghiệp © Pexels.com

2. Sử dụng định dạng chuyên nghiệp

Vì đây là đơn xin việc nên sự chuyên nghiệp là yếu tố đặc biệt quan trọng, đặc biệt trong cách định dạng trình bày văn bản. Bạn nên bắt đầu bằng một câu chào chuyên nghiệp, chẳng hạn như “Anh/Chị X thân mến” và gọi tên người quản lý tuyển dụng bất cứ khi nào có thể.

Nếu việc nghiên cứu kỹ lưỡng không giúp bạn tìm thấy tên người quản lý tuyển dụng, bạn có thể sử dụng những danh từ chung thay thế khác, chẳng hạn như: “Kính gửi người quản lý tuyển dụng [Bộ phận]”

3. Làm nổi bật kỹ năng và kinh nghiệm

Tiếp đến, hãy viết đoạn thông tin về lịch sử kinh nghiệm và thành quả làm việc. Bạn nên mô tả từ 3 đến 5 kinh nghiệm chuyên môn đã có, bao gồm cả những trách nhiệm, nhiệm vụ, vai trò của bạn trong công việc đó.

Trong trường hợp bạn đang ghi đơn xin việc để ứng tuyển cho vị trí thực tập đầu tiên, thì ở đoạn này, bạn có thể viết về những thành quả học tập, hoặc những kinh nghiệm làm việc, hay cách bạn điều hành dự án nào đó.

Đọc thêm: Cách viết Affiliation trong CV

4. Đừng quên những từ khóa chuyên nghiệp

Hãy sử dụng những từ khóa liên quan đến chuyên môn tại phần mô tả kỹ năng nổi bật.

Ví dụ, khi bạn sử dụng câu “Sử dụng thành thạo CSS/Python. Kết quả xây dựng thành công trang mạng cho công ty ABC”.

Về cách trình bày, bạn hãy gạch đầu dòng cho từng kỹ năng. Với cách này, thông tin sẽ trông gọn gàng và dễ nhớ hơn.

chèn từ khóa quan trọng khi viết thư xin việc
© Pexels.com

5. Văn phong ngắn gọn, súc tích

Suy cho cùng, đây vẫn là đơn xin việc gửi đến nhà tuyển dụng. Chính vì thế, bạn cần sử dụng văn phong ngắn gọn, súc tích. Tránh việc biến đơn xin việc trở thành một bài diễn văn sướt mướt.

Hơn cả thế, mỗi ngày nhà tuyển dụng phải đọc rất nhiều lá thư xin việc. Vì thế, hãy thể hiện bạn là người chuyên nghiệp bằng cách đi thẳng vào vấn đề, sử dụng câu cú rành mạch và khúc chiết. Có thế, bạn vừa truyền tải được đầy đủ thông tin, vừa tạo được ấn tượng tốt nơi nhà tuyển dụng.

6. Kiểm tra thật kỹ càng

Nhắc nhở quan trọng bạn không nên bỏ qua khi viết đơn xin việc: hãy đọc và kiểm tra lỗi chính tả, thông tin trước khi bạn gửi đơn ứng tuyển.

Những lỗi chính tả, thông tin sẽ bị xem là thiếu chuyên nghiệp. Hãy lưu hồ sơ dưới định dạng file PDF – đây là định dạng thông dụng nhất khi bạn ứng tuyển việc làm.

Bạn đã chuẩn bị đơn xin việc cho mình chưa? Hãy ghé ngay Glints để ứng tuyển hàng ngàn cơ hội việc làm hấp dẫn!

Một số cách viết đơn xin việc mẫu bạn có thể tham khảo

Mẫu đơn xin việc tiếng Anh

Mẫu 1

đơn xin việc

Mẫu 2

cách viết thư xin việc

Mẫu 3

cách ghi thư xin việc tiếng Anh

Mẫu đơn xin việc tiếng Việt

Mẫu 1

thư xin việc ghi ntn

Mẫu 2

mẫu viết đơn xin việc

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Nhập đánh giá

Đánh giá trung bình 4.7 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Nhập ý kiến của bạn

Từ khóa » Form ứng Tuyển