Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Khiến Nhà Tuyển Dụng ấn Tượng Nhất 2021

Có thể nói, hồ sơ xin việc là một trong những “thủ tục bắt buộc” khi đi xin việc. Đây chính là công cụ để tiếp cận các nhà tuyển dụng với những thông tin quan trọng và có giá trị về ứng viên, từ đó giúp nhà tuyển dụng sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn trong quá trình sàng lọc hồ sơ ứng viên. Dù là người chuẩn bị đi làm mà ngay người đã có kinh nghiệm ứng tuyển cũng gặp nhiều băn khoăn trong việc chuẩn bị hồ sơ xin việc sao cho đầy đủ để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy mẫu hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì? Hãy để 123Job giải đáp ngay sau đây.

I. Khái quát về hồ sơ xin việc

1. Hồ sơ xin việc là gì?

Hồ sơ xin việc hay còn gọi với các tên phương Tây như: Résumé, Curriculum hay CV. Trong bộ hồ sơ này bao gồm một loạt các giấy tờ có nội dung là các thông tin cá nhân của người xin việc. Trong đó gồm có đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, giấy khám sưc khỏe, CV mô tả quá trình giáo dục, kinh nghiệm làm việc nhằm làm tăng thêm tính thuyết phục đối với nhà tuyển dụng. Nhìn chung, những loại giấy tờ này thường ngắn gọn, súc tích nhưng cần tổng hợp một cách đầy đủ vì đều là những thông tin quan trọng của bạn - điều mà làm nên sự khác biệt với những ứng viên khác.

2. Hồ sơ xin việc gồm những gì?

Vậy hồ sơ xin việc bao gồm những giấy tờ gì? Hồ sơ xin việc cần những gì? Mẫu hồ sơ xin việc đầy đủ gồm các loại giấy tờ sau:

  • Bản sơ yếu lý lịch tự thuật, yêu cầu có công chứng
  • Đơn xin việc viết tay, đánh máy hoặc điền theo mẫu hồ sơ xin việc có sẵn
  • Giấy khám sức khỏe được thực hiện không quá 6 tháng
  • Các loại chứng chỉ như: Tiếng Anh, Microsoft…
  • Các loại bằng cấp photo có công chứng
  • Chứng minh thư, sổ hộ khẩu photo công chứng
  • 4 ảnh chân dung kích thước 4x6

3. Mua hồ sơ xin việc ở đâu và giá bao nhiêu?

Chắc hẳn nhiều bạn đã hiểu được tầm quan trọng của bộ hồ sơ xin việc và đang nóng lòng muốn mua một bộ hồ sơ xin việc nhưng lại không biết mua hồ sơ xin việc ở đâu và giá cả thế nào? Câu trả lời là bạn có thể mua mẫu hồ sơ xin việc tại các cửa hàng sách, cửa hàng tạp hóa, các văn phòng phẩm… Về giá cả cho mỗi bộ mẫu hồ sơ xin việc thì rất vừa phải, các bạn học sinh, sinh viên đều dễ dàng chi trả. Mức giá cho mỗi bộ mẫu hồ sơ xin việc hiện nay là 10000 VND.

II. Mẫu hồ sơ xin việc chuẩn nhất

Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình viết hồ sơ xin việc làm chúng tôi sẽ đưa ra các mẫu hồ sơ xin việc làm cho những ai đang gặp khó khăn về cách điền hồ sơ xin việc làm. (up ảnh)

1. Đơn xin việc

Mẫu đơn xin việc

Mẫu đơn xin việc

2. CV xin việc

Mẫu CV xin việc

Mẫu CV xin việc

3. Sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch

Mẫu sơ yếu lý lịch

4. Giấy khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe

5. Bằng cấp, chứng chỉ

Bằng cấp, chứng chỉChứng chỉ Toeic

III. Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn và ấn tượng nhất

Để bộ hồ sơ xin việc của bạn lọt vào mắt nhà tuyển dụng, bạn cần biết cách viết chuẩn nhất và gây ấn tượng mạnh mẽ. Nhưng bạn đọc chớ hiểu nhầm ý tôi: gây ấn tượng mạnh mẽ là phải trang trí hoa lá cành, rồi màu sắc sặc sỡ. Những ấn tượng ấy chỉ làm rối mắt nhà tuyển dụng mà thôi, thậm chí còn thể hiện sự không chuyên nghiệp. Ấn tượng mạnh mẽ ý của tôi muốn nói chính là những điểm nhấn trong nội dung từng con chữ bạn viết. Hãy tìm hiểu xem những bí kíp đó như thế nào ngay dưới đây nhé.

1. Sơ yếu lý lịch tự thuật

Sơ yếu lý lịch tự thuật là một văn bản, tài liệu, trong đó kê khai đầy đủ các thông tin cá nhân, gia đình, tóm tắt quá trình làm việc…Để viết sơ yếu lý lịch trước hết bạn cần chuẩn bị 4 thứ quan trọng đó là: Chứng minh thư, hộ khẩu, các loại bằng cấp và ảnh chân dung 4x6. Phần nội dung bạn cần kê khai đầy đủ, trung thực, rõ ràng, không tẩy xóa. Nội dung gồm có:

  • Họ và tên

Viết đúng họ, chữ đệm và tên, ghi như trong giấy chứng minh nhân dân và viết bằng chữ in hoa. Ví dụ: NGUYỄN XUÂN SANH

  • Nam, nữ

Là nam thì ghi chữ “Nam”, là nữ thì ghi chữ “Nữ”

  • Bí danh

Là tên thường gọi khác tên thật của bạn ở nhà. Ví dụ nhiều người thường lấy các tên gắn với kỷ niệm của họ để gọi tên mình.

  • Năm sinh

Vấn đề năm sinh thường gây tranh cãi bởi vì thời ngày xưa thường hay để năm âm lịch, có người lại không nhớ năm sinh chính xác. Quy tắc là bạn cần viết đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.

  • Dân tộc

Bạn ghi rõ tên dân tộc gốc của mình ví dụ như: Kinh, Mường, Thái…

  • Tôn giáo

Nếu bạn không theo tôn giáo nào thì ghi “Không”. Các trường hợp còn lại ghi theo tôn giáo mình theo như: Đạo Phật, Đạo Hồi, Đạo Thiên Chúa...

  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú/ Nơi ở hiện tại

Bạn ghi chi tiết đến số nhà, thôn, xóm… nơi mà bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc đang sinh sống hiện nay.

  • Chứng minh nhân dân

Bạn cần ghi chính xác số chứng minh nhân dân hoặc bây giờ đã chuyển thành thẻ căn cước và ghi rõ ngày cấp, nơi cấp. Nếu bạn không nhớ chính xác thì nên lấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước đã chuẩn bị sẵn để điền vào.

  • Nguyên quán

Nguyên quán là nơi mà bạn được sinh ra, là nơi sinh sống của cha mẹ, ông bà… Với những trường hợp đặc biệt khác thì ghi theo quê quán của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng. Trong mục này bạn cũng cần ghi chi tiết đến số nhà, thôn, xóm…

  • Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất

Trong mục này, tùy theo tình hình gia đình hiện tại mà bạn có thể chọn: cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản, tư sản… Phần lớn là bần nông.

  • Thành phần bản thân hiện nay

Bạn đang là công nhân thì ghi rõ công nhân, tương tự như nông dân, viên chức, nhà báo, bộ đội, giám đốc… Với những vẫn còn đang sống phụ thuộc vào gia đình và đang đi học thì ghi học sinh, sinh viên.

  • Trình độ văn hóa

Nếu bạn học hết lớp 12 theo hệ chính quy thì ghi 12/12 chính quy, hoặc 12/12 bổ túc văn hóa. Trình độ học cao hơn thì ghi cao đẳng, đại học...

  • Trình độ ngoại ngữ

Mục này thể hiện trình độ ngoại ngữ của bạn là ngôn ngữ gì và đã đạt đến đâu. Nếu bạn theo học các trường Ngoại ngữ thì chỉ cần ghi tên trường ví dụ như: Đại học Anh ngữ, Pháp ngữ… Với những bạn thi chứng chỉ ngoại ngữ thì ghi rõ loại hình bài thi và số điểm kèm theo. Ví dụ: Ielts 6.5, Toeic 900…

  • Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam

Bạn chỉ cần nhớ ngày kết nạp và nơi kết nạp của mình và ghi rõ vào mục này là được.

  • Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn

Bạn đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật gì thì viết theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức, nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.

  • Cấp bậc

Cấp bậc này là về bậc lương bạn đang được nhận (nếu có). Thường thì những công chức nhà nước sẽ có bậc lương tùy theo số năm kinh nghiệm.

  • Ngày nhập ngũ, xuất ngũ

Mục này dành riêng cho những ai ghi giới tính là Nam và đã đủ tuổi nhập ngũ. Bạn ghi rõ ngày, tháng, năm, nhập ngũ/ xuất ngũ của mình và ghi thêm lý do xuất ngũ.

  • Hoàn cảnh gia đình

Trong mục hoàn cảnh gia đình bao gồm khai thông tin cá nhân của cha, mẹ, anh, chị, em ruột thịt trong gia đình. Tương tự như với kê thai thông tin cá nhân, bạn điền theo mẫu đã cho sẵn.

  • Quá trình hoạt động của bản thân

Mục này là chỗ cho bạn trình bày hết thế mạnh của bản thân thông qua quá trình hoạt động, kinh nghiệm làm việc, các chức vụ đã làm trước đó. Bạn có thể ghi trưởng nhóm của một dự án ABC, 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu, 6 tháng kinh nghiệm viết content, tham gia chiến dịch Mùa hè xanh 2018, đạt giải 3 cuộc thi Rung Chuông Vàng, Kế toán trưởng tại công ty XYZ...

  • Khen thưởng, kỷ luật

Bạn cần điền các giấy tờ, thành tích khen thưởng đã đạt được. Về phần kỷ luật cũng cần nêu những vi phạm mình đã mắc phải.

2. Mẫu đơn xin việc

Một loại tài liệu quan trọng khác trong bộ mẫu hồ sơ xin việc làm đó là mẫu đơn xin việc. Mẫu đơn xin việc bạn chỉ cần mua về hoặc in ra rồi điền các thông tin của bản thân vào các chỗ trống. Việc làm này khá đơn giản mà không mất thời gian của bạn để sắp xếp thứ tự hay đau đầu không biết nên ghi những gì vào đơn xin việc. Dưới đây chúng tôi muốn đưa đến quý độc giả tham khảo một mẫu hồ sơ xin việc làm.

Mẫu đơn xin việc

Mẫu đơn xin việc

3. Cách viết mẫu CV xin việc

CV (Curriculum Vitae) xin việc là một văn bản, tài liệu mà người xin việc làm sẽ trình bày các thông tin cá nhân kèm theo sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các chứng chỉ bằng cấp chứng tỏ năng lực bản thân. Để tham khảo cách viết mẫu CV xin việc, mời bạn đọc cùng theo dõi mẫu CV xin việc được xem là đầy đủ và khoa học nhất tại đây.

4. Giấy khám sức khoẻ

Giấy khám sức khỏe là một trong những tài liệu nhất thiết quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc bởi nó chứng minh được tình hình sức khỏe của bạn. Trong giấy khám sức khỏe có các mục đã kiểm tra rõ về cân nặng, tình hình sức khỏe có mắc các chứng bệnh hiểm nghèo, các chứng bệnh nguy hiểm dễ lây lan hay không, hay đơn giản là có đủ sức lực làm việc không. Với giấy tờ này bạn cần phải khám trong vòng 6 tháng gần nhất.

5. Các loại bằng cấp, chứng chỉ (nếu có)

Các loại bằng cấp chứng chỉ sẽ là điểm nhấn mạnh mẽ cho hồ sơ xin việc của bạn. Bạn chỉ cần photo các loại giấy tờ này, công chứng nếu nhà tuyển dụng yêu cầu mà không phải nộp bản gốc. Các loại bằng cấp có thể kể đến bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, bằng tốt nghiệp đại học, bằng ngôn ngữ. Các loại chứng chỉ như IELTS, TOEIC, APTIS, TOEFL, ACCA… Các loại bằng cấp, chứng chỉ này đều thể hiện trình độ của bạn trong lĩnh vực đó, là yếu tố quan trọng giúp bạn ghi điểm mạnh trong mắt nhà tuyển dụng.

6. Bản photo chứng minh thư, sổ hộ khẩu có công chứng

Chứng minh thư, sổ hộ khẩu là căn cứ cho những thông tin bạn đã khai là đúng sự thật. Với 2 loại giấy tờ này nhất thiết bạn phải photo rồi công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.

7. Ảnh hồ sơ 4x6cm

Bạn cần chuẩn bị ít nhất là 4 ảnh chân dung 4x6 để kèm trong bộ hồ sơ xin việc. Ảnh hồ sơ dùng để trước tiên là xác định lại người ứng tuyển chính là bạn chứ không phải người khác, sau là để phục vụ cho các thủ tục tuyển dụng.

IV. Công chứng hồ sơ xin việc ở đâu ?

Trong bộ hồ sơ xin việc có những tài liệu cần có công chứng. Việc công chứng giúp xác nhận thông tin giấy tờ là hợp lệ. Vậy công chứng hồ sơ xin việc ở đâu?

Thứ nhất, công chứng hồ sơ xin việc phải đến nơi có thẩm quyền để công chứng. Các giấy tờ thuộc thẩm quyền nhà nước như thông tin hộ tịch, nhân thân thì bạn phải đến ủy ban nhân dân cấp xã (phường), nơi bạn đã đăng ký hộ khẩu thường trú để lấy chứng nhận xác thực. Đối với trường hợp sao chép từ bản gốc sang bản chính thì dù bạn đến ủy ban nhân dân cấp xã (phường) địa phương nào họ cũng sẽ công chứng cho bạn, không nhất thiết phải là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Một lưu ý khi bạn đi công chứng những tài liệu, giấy tờ này là phải mang kèm theo bản gốc của tài liệu, giấy tờ đó để các công chứng viên đối chiếu, so sánh.

V. Những điều cần tránh tuyệt đối khi viết hồ sơ xin việc

Giữa hàng ngàn bộ hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng rất mất thời gian trong việc tuyển chọn, cân đo loại bộ hồ sơ xin việc nào, chấp nhận bộ hồ sơ xin việc nào. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn cần tuyệt đối tránh 4 tiêu chí sau: Viết mục tiêu nghề nghiệp thiếu sự ấn tượng, hành văn sai ngữ pháp, mắc lỗi chính tả, sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi số 1, và không dùng động từ trong tài liệu xin việc.

1. Viết mục tiêu nghề nghiệp thiếu sự ấn tượng

Trong bộ hồ sơ xin việc luôn luôn xuất hiện một mục đó là mục tiêu nghề nghiệp. Phần lớn nhà tuyển dụng sẽ chỉ lướt qua các thông tin cá nhân rồi tập trung vào mục tiêu nghề nghiệp nên bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Chính vì thế mà việc bạn viết mục tiêu nghề nghiệp thiếu sự ấn tượng đã là một lý do khiến nhà tuyển dụng loại bạn ngay từ vòng lọc hồ sơ. Bạn cần tìm hiểu văn hóa của công ty bạn đang ứng tuyển để viết mục tiêu nghề nghiệp theo hướng đó, như vậy mới có cơ hội cao. Ví dụ như bạn đang ứng tuyển vị trí kế toán cho một ngân hàng, bạn có thể nêu ra mục tiêu nghề nghiệp cho 5 năm tới là hoàn thiện, học hỏi, cố gắng vấn đấu để trở thành một kế toán trưởng.

2. Hành văn sai ngữ pháp, mắc lỗi chính tả

Hành văn sai ngữ pháp, mắc lỗi chính tả là vấn đề không quá nhiều nhưng cũng không phải là một số lượng ít. Với những người đã mắc các lỗi này thường rất khó sửa bởi nó đã trở thành một thói quen ăn sâu vào não, khó có thể thay đổi. Việc viết sai ngữ pháp, mắc lỗi chính tả làm người đọc vừa buồn cười vừa khó chịu, đôi khi còn gây ra nhiều nhầm ý nghĩa. Để khắc phục tình trạng này, các bạn nên viết trước rồi nhờ mọi người xung quanh giúp đỡ, chỉ ra lỗi sai và cải thiện dần. Việc hành văn sai ngữ pháp, mắc lỗi chính tả cũng một phần thể hiện bạn là con người cẩu thả, không tỉ mỉ nên sẽ là một trong những yếu tố gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng.

3. Sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi số 1

Để thể hiện sự chuyên nghiệp, các tài liệu trong bộ hồ sơ xin việc không bắt đầu bằng việc xưng tôi, em… Thông thường chúng ta chỉ cần liệt kê mọi thứ bằng các gạch đầu dòng và bắt đầu bằng các động từ là đủ. Duy chỉ có 2 tài liệu trong bộ hồ sơ xin việc bạn xưng ở ngôi thứ nhất đó là Mục tiêu nghề nghiệp và Đơn xin việc. Bạn nhớ chú ý đừng sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi số 1 lặp đi lặp lại ở các tài liệu khác nhé.

4. Không dùng động từ trong tài liệu xin việc

Như đã chúng tôi đã nói ở trên, việc bắt đầu liệt kê bằng các động từ thể hiện sự chuyên nghiệp của bộ hồ sơ xin việc, nhằm mô tả lại việc bạn đã hoàn thiện công việc đó thật sự xuất sắc. Chú ý hạn chế tuyệt đối việc bạn chỉ xưng các đại từ mà không dùng động từ là một thiếu sót lớn trong bộ hồ sơ xin việc của bạn đấy nhé.

VI. Kết luận

Nói tóm lại, chúng tôi đã hoàn thành xong việc giải đáp thắc mắc của các bạn về các vấn đề như: bộ hồ sơ xin việc gồm những gì, hồ sơ xin việc cần những gì, cách viết hồ sơ xin việc, hướng dẫn viết hồ sơ xin việc, mẫu viết hồ sơ xin việc đầy đủ, mẫu bìa hồ sơ ứng viên xin việc… Thêm một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh việc kê thai đúng, đầy đủ và chính xác bởi vì bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời khai này. Để tránh việc gây nhầm lẫn, ban nên bỏ toàn bộ giấy tờ của mình ra rồi đối chiếu lại với những thông tin đó. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hoàn thành bộ hồ sơ xin việc của mình một cách tốt nhất.

Từ khóa » Cách Viết đơn Xin Việc Trong Hồ Sơ 2021