Cách Viết Kịch Bản Phim – Hướng Dẫn Chi Tiết - Vnkings
Có thể bạn quan tâm
Kịch bản phim (screenplay) là kế hoạch chi tiết của một bộ phim điện ảnh dài, phim ngắn, hay chương trình truyền hình và đây là bước đầu tiên trên con đường biến câu chuyện từ ý tưởng trên giấy lên tới màn chiếu.
Kịch bản phim – Screenplay là gì?
Kịch bản phim (screenplay hoặc script) là tài liệu viết, mô tả mọi điều nhìn thấy và nghe được trong bộ phim: các địa điểm, thoại nhân vật và những hành động. Một kịch bản phim phải kể một câu chuyện dù từ bản nháp đầu tiên cho tới bản hoàn thiện. Bên cạnh đó, nó cũng là tài liệu kỹ thuật chứa đựng tất cả những thông tin cần thiết để ghi hình bộ phim.
Quy tắc “Show, don’t tell”
Một cuốn tiểu thuyết có thể làm rõ suy nghĩ nội tâm nhân vật hay dành chữ để mô tả một khung cảnh hay địa điểm. Một kịch bản phim thì không như vậy, chỉ nên bao gồm thông tin mà bạn có thể “show” trên màn ảnh.
Điều này có nghĩa là nếu một nhân vật thấy buồn, bằng một cách nào đó, bạn phải cho thấy người đó đang buồn. Ví dụ, thay vì viết “Lão Hạc thấy thật u sầu vì đã bán đi mất cậu Vàng” thì hãy viết mắt lão Hạc nhíu chặt lại và ông bắt đầu khóc nức nở, miệng thì thầm tên cậu Vàng.
Kịch bản nên dài bao nhiêu
Trong kịch bản, một trang thường tương đương một phút trong phim. Vì thế, với một phim dài, kịch bản sẽ từ 90 – 120 trang.
Kịch bản bao gồm nhiều cảnh và mỗi cảnh có thể ngắn nửa trang hoặc dài tận mười trang. Tuy nhiên, một cảnh thường tương ứng nhiều nhất 3 trang.
Viết kịch bản nên dùng Font nào?
Để dễ đọc và đảm bảo nguyên tắc “1 phút 1 trang”, kịch bản có một số yêu cầu quy cách cụ thể.
Một yếu tố rất quan trọng là font chữ. Font chữ được sử dụng cần có khoảng cách nhất quán. Như vậy, hầu hết các kịch bản (ở Hollywood) viết bằng font Courier (font đơn cách), cỡ chữ 12, khoảng cách đơn (single-spaced).
Kịch bản nên căn chỉnh thế nào
Lần nữa, để đảm bảo nguyên tắc “1 phút 1 trang”, kịch bản cần phải tuân theo chuẩn căn chỉnh sau:
-
Lề trên và dưới của mỗi trang cách mép 1 inch (2,54cm)
-
Lề trái nên là 1½ inch để có chỗ bấm khi được in
-
Lề trái nên để 1 inch
-
Các lề này tương ứng khoảng 55 dòng mỗi trang (không bao gồm phần đánh số
Format kịch bản
Tất cả kịch bản phim thường được thiết kế với chung format:
-
Sence heading (tiêu đề phân đoạn)
-
Action lines (tả hành động)
-
Characters (nhân vật)
-
Dialogue (thoại)
-
Parentheticals (chú giải, được viết trong phần thoại; thường tả hành động, cảm xúc hoặc cách nhân vật truyền tải)
Cấu trúc kịch bản thế nào?
Bước 1: Sence heading
Phần mở cảnh, hay còn được gọi là Tiêu đề phân đoạn (slugline), cho người xem biết họ đang ở đâu, lúc nào trong bộ phim. Ví dụ: “INT. POLICE STATION – NIGHT” cho người xem biết họ đang ở trong (int) đồn cảnh sát (police station) vào ban đêm (night).
Sence heading nên được viết hoa (cũng có thể tô đậm), và tóm tắt. Một số biên kịch dùng mở cảnh hai phần. Ví dụ, “INT. POLICE STATION – BATHROOM – NIGHT”. Loại này thường được dùng khi bộ phim có nhiều cảnh tại một điểm quay (ví dụ sử dụng để phân biệt các phòng khác nhau khi quay trong một căn nhà).
Thêm vào đó, dù không bắt buộc nhưng một số biên kịch sử dụng kết hợp cả tiêu đề phân đoạn và phụ đề (subheader) để làm rõ bố cục cảnh.
Bước 2: Action lines
Còn được gọi là phần mô tả, action line mô tả chuyển động của nhân vật trong cảnh, và cũng có thể tả bất cứ thứ gì người xem có thể thấy. Trong cấu trúc kịch bản, action line luôn luôn được viết ở thì hiện tại.
Bạn có thể viết hoa, gạch dưới hay in nghiêng một từ (nhóm từ) cụ thể để nhấn mạnh. Đạo cụ chính thì thường được VIẾT IN HOA; hay cảm xúc thì được nhấn mạnh bằng cách gạch dưới.
Bước 3: Nhân vật
Nhân vật cần được giới thiệu trước đoạn hội thoại với tên được VIẾT HOA, dù chính hay phụ, (ngoại lệ duy nhất là nhân vật quần chúng được sắp đặt).
Cụ thể hơn, nếu bạn viết cảnh đuổi bắt với chiếc ô tô lao thẳng vào đám người đang chạy nhốn nháo, thì “đám người” không cần được viết hoa, bởi họ không phải là nhân vật, chỉ là một phần của sắp xếp bối cảnh).
Hầu hết nhân vật được giới thiệu kèm một số thông tin như: tính cách, tuổi, hoặc diện mạo, để giúp phác họa hình ảnh cho người đọc, và hỗ trợ tìm được diễn viên phù hợp khi cast. Những thông tin này có thẻ được thêm vào theo hai cách:
-
Chú thích sau tên nhân vật. “THIÊN ÂN (20, tóc đen bóng, lông mày cong đều).”
-
Như một phần của đoạn action line. “THIÊN ÂN (20) bước xuống xe hơi, vuốt mái tóc đen bóng để lộ hàng lông mày cong đều.”
Bước 4: Thoại
Mỗi khi nhân vật nói, dù thành tiếng hay voiceover (thuyết minh), đều phải được viết trong kịch bản. Hội thoại nằm giữa trang, cách 1 inch với lề trái với tên người nói được viết hoa ở dòng bên trên.
Bạn có thể thêm bên cạnh tên nhân vật các từ viết tắt: V.O. nếu là voiceover; O.S. (off screen) hay O.C. (off camera) khi nhân vật hiện diện nhưng không có mặt trong cảnh.
Cuối cùng, nếu hội thoại viết tràn sang trang kế tiếp, hãy thêm CONT’D (continued – tiếp tục).
Bước 5: Chú giải
Cuối cùng, nếu đoạn hội thoại không rõ ràng, phụ chú (được viết dưới tên nhân vật) và trên hoặc giữa các đoạn thoại sẽ giúp làm rõ một điều gì đó nên được thể hiện hay diễn thế nào.
Phụ chú cũng có thể thêm vào đoạn ngắt giữa hai dòng, ra dấu là hát hoặc hét lên, hay đưa ra một tính từ gợi sắc thái.
Những điều không nên có trong kịch bản
Khi viết và lên cấu trúc kịch bản, bạn cần tránh bốn sai lầm sau:
-
Tả cảnh quá kỹ. Kịch bản phim là công thức, không phải thực đơn. Điều đó có nghĩa rằng action line của bạn cần phải miêu tả hành động càng súc tích càng tốt. Tránh sử dụng ngôn từ hoa mỹ văn chương để tả cảnh, đặc biệt là mơ hồ.
-
Quá nhiều phụ chú. Dù tầm nhìn cho các nhân vật của bạn có đến đâu, thì cuối cùng, chính đạo diễn và các diễn viên sẽ quyết định cách mà nhân vật, cảnh quay,… được khắc họa. Vì thế, chỉ sử dụng khi phụ chú đó cực kỳ cần thiết cho cảnh.
-
Quá nhiều chuyển cảnh (transition). Tương tự ý trên, nhiệm vụ của biên kịch không phải là quyết định chuyển cảnh thế nào, đó là công việc của dựng phim (editor). Một số transition thì có thể có ích trong việc báo trước hành động hoặc tiết lộ nhân vật. Tuy nhiên, hầu hết, chỉ cần một Tiêu đề phân đoạn là đủ để ra dấu về một cảnh mới.
-
Góc quay. Kịch bản phim điển hình (đặc biệt là kịch bản đặc tả) sẽ không có thông tin về góc quay hay cách quay, bởi đó là lĩnh vực của đạo diễn. Chỉ miêu tả những gì mà bạn muốn thấy trên màn ảnh (ví dụ: dòng nước mắt giàn dụa trên khuôn mặt gã hề), và sau đó đạo diễn và đạo diễn hình ảnh sẽ quyết định sử dụng transition hay góc nào cần thiết (ví dụ: shot cận của giọt nước mắt đang làm nhòa phấn trang điểm).
Sự khác nhau giữa Spec Script và Shooting Script
Hollywood và các nền công nghiệp điện ảnh khác sử dụng hai hoại kịch bản: kịch bản đặc tả (spec script) và kịch bản quay (shooting script). Nội dung và cấu trúc thành phần mỗi loại có những khác biệt nhỏ để phù hợp với mục đích riêng.
-
Spec script. Loại kịch bản này được viết đi sâu vào tâm trí người đọc, với sự mong chờ nó sẽ được mua và sau cùng là sản xuất thành phim. Với mục đích đó, spec script không có những thông tin kỹ thuật về việc bộ phim sẽ được quay và dựng thế nào.
-
Shooting scrip. Khi mà spec script “bật đèn xanh” cho nhóm sản xuất, thì một loại khác được tạo ra với mục đích như một bản tham khảo thực nghiệm cho nhóm. Một kịch bản quay sẽ bao gồm những thông tin phụ về phương thức và địa điểm bộ phim được quay, cùng các cảnh credit (credit sequence), số cảnh, và các yếu tố khác không liên quan tới biên kịch viết spec script.
Viết kịch bản phim bằng Microsoft Word được không?
Microsoft word có mẫu cho kịch bản (screenplay template), bạn có thể download miễn phí từ website của Microsoft Office. Khi được thêm vào Word, bạn chỉ đơn giản là mở lên và viết thôi. Thanh công cụ của Word sẽ tự động cập nhật để phù hợp với nhu cầu viết kịch bản.
Những phần mềm viết kịch bản tốt nhất
Có nhiều phần mềm từ ứng dụng web mà bạn có thể tải xuống để thiết kế kịch bản của mình, phổ biến nhất là:
-
Final Draft
-
Celtx
-
WriterDuet
-
Movie Magic Screenwriter
-
Fade In
-
Highland
-
Scrivener
-
Screenplay Formatter (đây là một extension của Chrome cho Google Docs)
Nguồn bài viết: nedclass.com
Từ khóa » Cách Viết Kịch Bản Phim Hay
-
Cách để Viết Kịch Bản Phim - WikiHow
-
Cách Viết Kịch Bản Hấp Dẫn Gây ấn Tượng Từng Chi Tiết - Unica
-
Cách Viết Kịch Bản Phim Ngắn Hay, Hấp Dẫn - FLYPRO
-
3 Cách Viết Kịch Bản Phim điện ảnh Dân Chuyên Hay Dùng
-
[Kịch Bản 101] #18: Viết Kịch Bản Từng Bước Một - Yooribae
-
Viết Kịch Bản Phim Ngắn Dành Cho Người Lười - Yooribae
-
Mẫu Kịch Bản Phim Ngắn - 123doc
-
Cách Viết Kịch Bản Phim Truyền Hình Dài Tập - 123doc
-
Cách Viết Kịch Bản Mẫu - Học Tốt
-
Hướng Dẫn Viết Kịch Bản Phim Ngắn, : Những Ngày Chủ Nhật Thật ...
-
Làm Thế Nào để Viết Một Kịch Bản - Actualidad Literatura
-
Kịch Bản Là Gì? Các Quy Tắc Viết Kịch Bản Cho Phim Mà Biên Kịch Cần ...
-
“Bỏ Túi” Cách Viết Kịch Bản độc đáo - Hấp Dẫn Dành Cho Người Mới
-
Mẫu Kịch Bản Phim