Cách Viết Mẫu CV Xin Việc Ngành Kế Toán, Kiểm Toán

Để có thể xin được một công việc tốt với mức lương cao đăc biệt trong ngành kế toán. Bạn cần chuẩn bị cho bản thân một bản CV xin việc thật hoàn chỉnh, để lại nhiều ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Ứng viên cần cho nhà tuyển dụng thấy được sự cẩn thận tỉ mỉ trong CV xin việc, vì đây là những tính cách rất cần thiết mà một người đảm nhận vị trí phải có. Làm thế nào để viết được một bản CV xin việc ấn tượng để apply trong lĩnh vực này?

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo CV xin việc ngành kế toán

Một điều bạn nên nhớ đó là CV xin việc là một công cụ giúp nhà tuyển dụng có thể thấy được năng lực kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết của bạn trong ngành kế toán, và đây là cơ sở để hồ sơ của bạn vượt qua được giai đoạn sàng lọc và vào tiếp vòng phỏng vấn.

>> Xem ngay: Việc làm kế toán

Cách viết Mẫu CV xin việc ngành kế toán, kiểm toán

Tạo CV ngay tại đây

I. Các mục cần lưu ý trong CV xin việc ngành kế toán

1. Giới thiệu chung về bản thân

Đây là phần khá quan trọng, đây là nơi để bạn mô tả ngắn về bản thân, giúp làm nổi bật những ưu điểm, các thế mạnh kỹ năng của bạn trong ngành kế toán và tinh thần làm việc chăm chỉ, trung thành với công ty. Nếu chuẩn phần này thật tốt và ấn tượng sẽ giúp CV xin việc của bạn nổi bật hơn các CV xin viêc từ các ứng viên khác.

Các yêu cầu đối với nhà tuyển dụng ngành kế toán, kiểm toán cũng sẽ tương tự như các ngành khác, đó là muốn tìm kiếm ứng viên đáp ứng các yêu cầu do nhà tuyển dụng đưa ra bao gồm trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc , các kỹ năng mềm cần thiết cho quá trình làm việc, các bằng cấp chuyên môn trong ngành. Do vậy, hãy liệt kê những chứng chỉ uy tín trong ngành bạn đã đạt được như CPA, AAT….

Ví dụ như: Đạt chứng nhận CPA Việt Nam và chứng chỉ Kế toán trưởng với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và tài chính. Có kinh nghiệm trong ngành kế toán, tính thuế và báo cáo cho khách hàng và tổ chức kinh doanh. Có kinh nghiệm chuyên môn với nhiều chương trình phần mềm kế toán phổ biến nhất (MISA, FAST). Đạo đức nghề nghiệp tốt, cam kết lưu giữ hồ sơ chính xác và toàn vẹn. Mong muốn tham gia nhóm các kế toán viên và giúp cải thiện tài chính của tổ chức.

2. Kỹ năng chính

Để có thể được tuyển dụng và sự nghiệp thành trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán bạn nên cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực này như Kỹ năng phân tích – giải quyết vấn đề và tư duy logic; các kỹ năng văn phòng cần thiết như sử dụng thành thạo Exel, các phần mềm kế toán thông dụng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tiếng anh.

3. Trình độ chuyên môn

Đây là phần liệt kê các kiến thức chuyên môn bạn đã tích lũy được trong ngành kế toán bao gồm các chương trình đại học, cao đẳng bạn đã theo học, các chứng chỉ bằng cấp uy tín bạn đã đạt được theo thứ tự thời gian gần nhất đến xa.

Ví dụ:

– Đã theo học Trường đại học kinh tế chuyên ngành kế toán

– Có chứng chỉ kế toán trưởng được cấp bởi bộ tài chính Việt Nam

– Có chứng chỉ CPA Việt Nam (Certified Public Accountants) được cấp bởi Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.

– Bằng CIMA trong Kế toán quản trị doanh nghiệp do Hiệp hội kế toán Quản trị Anh Quốc cấp

– Bằng CFA – chương trình nghề nghiệp của Hiệp hội CFA Hoa Kỳ

4. Trình bày kinh nghiệm làm việc

Trong phần kinh nghiệm làm việc này bạn cần liệt kê những kinh nghiệm đã tích lũy qua các công việc làm trước đây phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển. Hãy liệt kê những kinh nghiệm thế mạnh của bạn đã có được với công việc chuyên môn kế toán.

Ví dụ:

– Hạch toán hóa đơn, kê khai thuế, lập báo cáo tài chính.

– Xem xét hồ sơ tài chính, báo cáo và thông tin khác của công ty để kiểm tra tính chính xác và đảm bảo chi tiết phù hợp với mục tiêu và quy trình của công ty.

– Thảo luận về tình trạng tài chính hiện tại của công ty với chủ doanh nghiệp.

– Thiết kế và sử dụng chương trình lưu giữ hồ sơ trên máy tính, giúp giảm lãng phí chi tiêu 19%.

– Kiểm toán các hồ sơ tài chính từ các năm trước và năm tài chính hiện tại để đánh giá các kỹ thuật lưu giữ hồ sơ của công ty.

– Tính thuế của tổ chức trong mỗi kỳ lương theo hình thức thuế biên chế, và hoàn thành hoàn thuế doanh nghiệp hàng năm.

– Tối đa hóa việc sử dụng ưu đãi thuế và tín dụng của công ty để giúp tiết kiệm 200 triệu VNĐ trong một năm.

Cách viết Mẫu CV xin việc ngành kế toán, kiểm toán

Mẫu CV xin việc ngành kế toán

Mẫu CV kế toán tiếng anh

Mẫu CV kế toán tiếng Anh. Download tại đây

Trên đây là những gợi ý cần thiết giúp bạn cơ thể chuẩn bại cho mình một mẫu CV xin việc ngành kết toán một cách chỉn chu và ẩn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu bạn muốn lựa chọn nhiều mẫu CV xin việc đẹp ấn tượng bạn có thể tham khảo tại đây: Tạo CV Online

Xem Ngay: Sự khác biệt giữa Resume và CV xin việc

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tìm việc làm, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam

Từ khóa » Cv Ngành Kế Toán