Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Giao Dịch Viên Giúp CV ấn Tượng ...
Có thể bạn quan tâm
Trong CV xin việc, bên cạnh kinh nghiệm làm việc thì mục tiêu nghề nghiệp được xem là yếu tố góp phần làm tăng khả năng trúng tuyển của ứng viên. Tuy nhiên, nhiều bạn đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành đầu mục này. Vì thế nên trong bài viết này, mình sẽ cùng với bạn điểm qua những lưu ý khi viết và một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp cụ thể cho từng vị trí giao dịch viên nhé!
I. Tìm hiểu nghề nghiệp giao dịch viên
Giao dịch viên (tên tiếng Anh là Teller) - xuất hiện chủ yếu trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận chuyển hàng hóa, thư từ,... Ngay từ tên gọi, bạn cũng có thể hình dung khái quát được công việc mà một giao dịch viên sẽ đảm nhận. Chính là hằng ngày tiếp xúc trực tiếp và phục vụ các nhu cầu cơ bản như tư vấn, hướng dẫn đồng thời thực hiện các thủ tục nghiệp vụ, cũng như chịu trách nhiệm chăm sóc khách hàng.
Vì trực tiếp làm việc với khách hàng, thế nên các công ty thường đặt ra nhiều yêu cầu tuyển dụng cho vị trí này như trình độ chuyên môn cao, phản xạ nhanh, khả năng xử lý tình huống tốt,... Đặc biệt, nếu ứng viên có ngoại hình dễ nhìn và giọng nói hay thì chính là một lợi thế trong quá trình xin việc.
Tìm việc làm, tuyển dụng Call Center có thể bạn quan tâm:
- Nhân viên Call Center TGDĐ/ĐMX
- Nhân viên Call Center Bách Hóa Xanh
II. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề giao dịch viên
1. Phân tích bản mô tả công việc
Trong thực tế, không phải ai cũng có được định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đa phần chúng ta thường sẽ loay hoay và mất khá nhiều thời gian để hoàn thành phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng lại không thực sự đánh giá cao. Bởi các mục tiêu đều chung chung và mơ hồ.
Để khắc phục điều này, bạn có thể tìm đọc và phân tích bản mô tả công việc mà công ty tuyển dụng cung cấp. Trong đó, họ sẽ đưa ra một ít thông tin về lộ trình phát triển khi làm việc tại vị trí công việc đang tuyển dụng. Và căn cứ vào điều này, bạn có thể chỉnh sửa để mục tiêu của mình phù hợp với đường hướng phát triển của từng công ty khác nhau. Nhờ thế nhà tuyển dụng thấy được bạn có sự tìm hiểu nghiêm túc về công việc lẫn doanh nghiệp. Điều này giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn so với nhiều ứng viên còn lại.
2. So sánh với năng lực cá nhân
Có thể sau khi phân tích bản mô tả công việc hoặc tham khảo từ nhiều mẫu khác nhau, bạn tìm ra được rất nhiều mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên để có thể viết vào CV xin việc, bạn cần phải nghiêm túc so sánh với năng lực cá nhân. Chẳng hạn như với một sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mục tiêu trở thành trưởng bộ phận trong vòng 3 năm tới có phần xa vời thực tế. Điều này không chỉ tạo áp lực cho bạn mà chính nhà tuyển dụng khi xét duyệt hồ sơ xin việc cũng cảm thấy không đáng tin cậy.
Chính vì thế, bạn cần tự đánh giá năng lực của bản thân và lựa chọn một mục tiêu nghề nghiệp vừa tầm. Thêm vào đó, bạn cũng nên thể hiện rõ kế hoạch hoặc mốc thời gian cụ thể đạt được mục tiêu mà mình đặt ra. Điều này sẽ thuyết phục nhà tuyển dụng hơn nhiều so với việc thể hiện quá nhiều tham vọng vượt xa khả năng của chính mình.
3. Trình bày cụ thể, ngắn gọn
Bên cạnh việc chọn lựa mục tiêu nghề nghiệp phù hợp, bạn cũng cần chú đến cách trình bày sao cho rõ ràng. Đặc biệt với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV thường sẽ mắc các lỗi như viết quá dài, các ý lan man, không thể hiện được nét riêng,...
Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là hãy tóm tắt các mục tiêu và kế hoạch thực hiện trong khoảng 150 - 200 kí tự. Với cách trình bày ngắn gọn, cụ thể và đi đúng trọng tâm, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên có hay không sự tư duy logic, khả năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ,... Vì thế, hãy kiểm tra và đảm bảo các ý đã được trình bày cụ thể, ngắn gọn nhé!
4. Nổi bật được cá tính ứng viên
Trong quá trình xin việc, bạn phải luôn làm nổi bật những cá tính và phẩm chất tốt của bản thân với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên không phải thể hiện một cách thái quá và gây phản cảm. Bạn cần phải có sự chọn lựa sao cho phù hợp với công việc cũng như khéo léo liên hệ mà không gây khó chịu cho nhà tuyển dụng. Chẳng hạn như với vị trí giao dịch viên, bạn có thể lồng ghép các đức tính tỉ mỉ, cẩn thận, cầu toàn,... để nhà tuyển dụng thấy được ở bạn sự chuyên nghiệp và nghiêm túc với nghề.
5. Chỉnh sửa phù hợp với từng vị trí
Điều cần tránh khi viết hồ sơ xin việc là sao chép nội dung từ các mẫu có sẵn, không thể hiện được “màu sắc” cá nhân. Dẫn đến CV của bạn không thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Đặc biệt là với mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng thường mong các ứng viên có thể để lại dấu ấn riêng, thể hiện tham vọng phát triển.
Vì vậy, bạn không nên sử dụng chung 1 mẫu mục tiêu nghề nghiệp để ứng tuyển nhiều vị trí kể cả cùng ngành nghề. Thay vào đó, bạn có thể chỉnh sửa một vài mục tiêu hoặc kế hoạch thực hiện mục tiêu tùy thuộc tình hình thực tế tại mỗi công ty. Điều đó cho thấy sự tìm hiểu nghiêm túc của bạn với công việc, cũng như mong muốn nhận được cơ hội làm việc và công hiến cho quý công ty trong tương lai.
III. Mẫu mục tiêu nghề giao dịch viên
1. Dành cho sinh viên mới ra trường
Mẫu 1:
“Với bằng cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, cùng chứng chỉ tiếng Anh TOEIC 650. Em mong muốn tìm được công việc phù hợp với năng lực và có thể ứng dụng kiến thức chuyên môn đã học. Không ngừng học hỏi và chịu khó trong công việc, em sẽ cố gắng thực hiện hiệu quả các công việc được giao và tích lũy kinh nghiệm làm việc để có thể vươn đến những vị trí cao hơn trong lĩnh vực ngân hàng.”
Mẫu 2:
“Tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Tài chính tại đại học XYZ cũng như đặt chứng chỉ TOEIC 750. Em có mong muốn có thể được làm việc tại vị trí giao dịch viên của Quý công ty để trau dồi kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn. Đặc biệt là mang về nhiều hơn giá trị cho công ty và tạo bước phát triển cao hơn trong lĩnh vực tài chính khi làm việc.”
Mẫu 3:
“Dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giao dịch viên, nhưng với sự ham học hỏi và tiếp thu nhanh. Em tin tưởng mình có thể hoàn thành tốt các nghiệp vụ chuyên môn cũng như mang đến cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất. Và mong rằng qua quá trình làm việc, em sẽ có nhiều cơ hội phát triển bản thân và trở thành nhân viên chủ chốt của công ty.”
2. Dành cho người có kinh nghiệm
Mẫu 1:
“Am hiểu kiến thức chuyên môn cùng 2 năm kinh nghiệm làm việc tại công ty XYZ trong vai trò nhân viên tư vấn tài chính. Tôi hy vọng bản thân sẽ được phát huy tối đa các kiến thức khi được làm việc với vị trí giao dịch viên tại Quý công ty. Góp phần mang lại cho công ty các giá trị tốt đẹp và giúp bản thân phát triển lên các vị trí cao hơn trong tương lai”.
Mẫu 2:
“Tốt nghiệp đại học XYZ thuộc top đầu ngành Tài chính - Ngân hàng cùng với 2 năm kinh nghiệm, tôi tin mình có thể đảm nhận và hoàn thành tốt các công việc của một giao dịch viên tại Quý công ty. Thông qua đó, góp phần tăng thêm lượng khách hàng trung thành và nỗ lực hết mình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty ngày một hoàn thiện hơn.”
IV. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp theo vị trí
1. Giao dịch viên ngân hàng
Mẫu 1:
“Hơn 2 năm làm việc ở vị trí giao dịch viên tại ngân hàng XYZ, tôi mong muốn tìm kiếm một vị trí công việc mang đến nhiều cơ hội phát triển bản thân và bổ sung các kỹ năng còn thiếu sót. Đây chính là nền tảng cần thiết cho mục tiêu trở thành một Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng của tôi trong tương lai.”
Mẫu 2:
“Từng đảm nhận vị trí giao dịch viên tại ngân hàng XYZ trong vòng 2 năm. Cùng với các thế mạnh về kỹ năng tìm hiểu nhu cầu thông qua tư vấn, từ đó bán chéo và bán thêm các sản phẩm liên quan tới nhu cầu của khách hàng. Tôi mong muốn có thể làm việc tại ngân hàng ABC trong vai trò giao dịch viên, để phát huy tối đa năng lực cũng như có cơ hội học hỏi và tạo nền tảng tiến đến vị trí trưởng phòng dịch vụ ngân hàng.”
2. Giao dịch viên bưu điện
Mẫu 1:
“Với tính cách hướng ngoại, giỏi giao tiếp, có khả năng truyền đạt thông tin tốt với giọng nói chuẩn và dễ nghe. Tôi hy vọng có cơ hội làm việc với vị trí giao dịch viên bưu điện tại Công ty XYZ để có thể phát huy năng lực bản thân và có nhiều trải nghiệm thú vị trong một môi trường mới. Đồng thời, là cơ hội để tôi được học tập thêm những kiến thức mới giúp đạt được mục tiêu trở thành một nhà quản lý giỏi trong tương lai”
Mẫu 2:
“Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh với tính cách hướng ngoại, yêu thích giao tiếp và sở hữu giọng nói chuẩn. Hy vọng rằng tôi sẽ có cơ hội làm việc với vị trí giao dịch viên tại Công ty XYZ để phát huy năng lực của chính mình trong môi trường mới. Đặc biệt hoàn thành tốt mọi công việc giao phó giúp bản thân phát triển các kỹ năng, trau dồi nhiều kiến thức mới tạo nền tảng tốt để vươn đến vị trí nhà quản lý trong vòng 5 năm tới.”
V. Mẫu mục tiêu nghề giao dịch viên tiếng Anh
Mẫu 1:
“Hard working and reliable customer service professional seeking a teller position at XYZ Bank. Proven ability to serve clients in a professional and friendly manner while maintaining high levels of accuracy and efficiency under pressure. Track record of consistently meeting performance standards and achieving sales referral goals.”
Mẫu 2:
“Looking for the opportunity to be part of ABC Inc. as Bank Teller and to utilize over four years experience providing top notch customer service, to make the company the number one financial services provider in its market.”
Mẫu 3:
“I used to be a bank teller with 2 years of experience providing outstanding customer service, handling customer transactions, introducing credit products and balancing cash. I want to work at ADA bank as a teller to dedicate myself and improve my experience.”
Mẫu 4:
“To join the customer service team of ABC Bank Inc. as Teller, bringing exceptional ability to professionally, speedily, and accurately perform bank transactions while meeting the bank’s high quality delivery standards.”
Xem thêm:
- Gợi ý cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV ngân hàng chuẩn nhất
- Cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp chuẩn, ấn tượng mạnh
- Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán ghi điểm với nhà tuyển dụng chi tiết
Thông qua bài viết, chúng mình đã cùng tìm hiểu những lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp giao dịch viên cũng như tham khảo một số mẫu tiêu chuẩn cho từng vị trí công việc. Hy vọng rằng bạn đã có được một mẫu tham khảo ưng ý. Chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp. Và đừng quên chia sẻ bài biết nếu bạn thấy hay, hữu ích nhé!
Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Bank_teller
Từ khóa » Cv Giao Dịch Viên
-
CV Giao Dịch Viên Ngân Hàng - TopCV
-
Khám Phá Mẫu CV Giao Dịch Viên Ngân Hàng Siêu Chuẩn
-
3958 Mẫu CV Giao Dịch Viên Ngân Hàng Thiết Kế Chuẩn Nhất 2022
-
Cách Viết Mẫu CV Giao Dịch Viên Cùng Những Lưu ý Khi Viết CV Bạn ...
-
Mẫu CV Xin Việc Giao Dịch Viên Ngân Hàng Chuyên Nghiệp ... - Joboko
-
Bật Mí Mẫu CV Giao Dịch Viên Ngân Hàng Chuyên Nghiệp Nhất
-
CV Giao Dịch Viên Ngân Hàng - Cách Viết Như Thế Nào?
-
Mẫu CV Giao Dịch Viên Ngân Hàng - ViecLamVui
-
Cách Viết CV Xin Việc Ngân Hàng Cực Chuẩn, đảm Bảo Nộp đâu Trúng ...
-
Cách Tạo Mẫu CV Giao Dịch Viên Ngân Hàng Chuẩn Nhất
-
Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Giao Dịch Viên Trong CV - Thủ Thuật
-
TopCV Mẫu CV Xin Việc Dành Cho Vị Trí Giao Dịch Viên Ngân Hàng
-
Nằm Lòng Bí Kíp Viết CV Giao Dịch Viên đốn Gục Nhà Tuyển Dụng! - Vnx