Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Nhân Sự Trong CV ấn Tượng Và Thu Hút

Trong CV xin việc, một phần tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại có rất nhiều bạn mắc phải lỗi không đáng có khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Đặc biệt đối với nghề Nhân sự thì đây là mục quan trọng và không thể thiếu. Hãy cùng mình tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV ấn tượng và thu hút nhất qua bài viết này nhé.

I. Khái niệm và cách xác định mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

1. Khái niệm mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

Mục tiêu nghề nghiệp là phần mô tả ngắn gọn về kinh nghiệm và định hướng phát triển nghề nghiệp của bạn trong khoảng 2 - 3 câu. Phần này thường được trình bày ở trên cùng của bản CV, có chức năng cung cấp cho nhà tuyển dụng góc nhìn khái quát về kỹ năng, kinh nghiệm và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Đây là một phần thông tin quan trọng, giúp CV của bạn tăng điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Khái niệm và cách xác định mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

2. Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

- Vì sao cần tìm ra mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự?

Nhiều người dù đã đi làm nhiều năm nhưng vẫn chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân mình. Điều này khiến họ khó gắn bó với một công việc, một mục tiêu nhất định, liên tục đổi ngành, đổi nghề nhưng không tích lũy được kinh nghiệm chuyên sâu.

Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp giúp bạn thấy được đích đến rõ ràng để hướng tới, từ đó có thêm động lực để làm việc, học hỏi, phát triển bản thân. Không chỉ vậy, bạn có mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng, bạn sẽ càng trở nên tự tin, có khả năng thành công hơn. Một ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, có sự chăm chỉ, cố gắng cho mục tiêu đó cùng thái độ sẵn sàng học hỏi sẽ luôn được đánh giá cao và được trao nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

- Các bước xác định mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự

Quy trình các bước để xác định mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự:

+ Nhận thức về trình độ, năng lực, kinh nghiệm của bản thân.

+ Tự hỏi bản thân về những điều bạn muốn đạt được trong nghề bạn đang theo đuổi.

+ Tìm hiểu kỹ càng các yêu cầu của nhà tuyển dụng với những vị trí bạn quan tâm.

+ Xây dựng mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn và đề ra kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu đó.

+ Luôn chuẩn bị, tích lũy kinh nghiệm trong nghề nhân sự.

+ Kiên định, kiên trì thực hiện các kế hoạch mình đã đề ra.

Tuyển dụng, việc làm Nhân sự có thể bạn quan tâm:

- Chuyên Viên Đào Tạo và Phát Triển Văn Hoá Doanh Nghiệp

- Thực Tập Sinh Phòng Lao Động Tiền Lương

II. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

- Xem xét, tìm hiểu ngành và thị trường: Khi muốn tham gia vào bất kỳ ngành nghề nào, bạn cũng cần tìm hiểu, có cái nhìn bao quát về ngành nghề, lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Đối với ngành nhân sự, bạn cần có những hiểu biết nhất định về thị trường lao động, xu hướng việc làm, các yếu tố đặc thù của ngành đối với lĩnh vực công ty mà bạn đang muốn ứng tuyển. Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo những công cụ, kỹ năng cơ bản cần có đối với vị trí nhân sự. 

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

+ Chú ý nhấn mạnh các kỹ năng: Khi thiết kế CV, bạn hãy “khoe khéo” các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm mà bạn có đối với ngành nhân sự. Điều này giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn rõ ràng hơn về chân dung ứng viên đang ứng tuyển. Không chỉ vậy, đây còn là cách hiệu quả giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác trong mắt nhà tuyển dụng. 

+ Cân nhắc các giá trị bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp: Đây chính là điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi đọc CV hay phỏng vấn một ứng viên nào đó. Từ nhận định về khả năng của bản thân, bạn hãy thể hiện những giá trị bạn có thể mang tới cho công ty. 

III. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

Trên thực tế, trong CV không có nhiều “đất” để bạn trình bày mong muốn và thể hiện bản thân mình. Phần mục tiêu nghề nghiệp là phần duy nhất để bạn thể hiện điều đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự.

1. Trình bày mục tiêu ngắn gọn, cụ thể

Mặc dù là bạn có thể thể hiện bản thân qua phần này, nhưng cũng giống như các phần khác, không gian của mục tiêu nghề nghiệp không có quá nhiều, bạn phải viết một cách ngắn gọn, xúc tích, đồng thời vẫn thể hiện đủ ý.

2. Gắn liền với yêu cầu công việc

Dù bạn là ứng viên đã có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm, điều nhà tuyển dụng quan tâm tại phần mục tiêu nghề nghiệp nhân sự của bạn là kỹ năng làm việc của bạn, cụ thể hơn là bạn có những yếu tố gì phù hợp để hoàn thành tốt công việc này. Đừng cố gắng điền nhiều nhất có thể mà hãy tập trung vào những kỹ năng liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

3. Thu hút sự chú ý ngay lập tức

Cách để thu hút sự chú ý ngay lập tức từ nhà tuyển dụng khi đọc phần mục tiêu nghề nghiệp nhân sự là bạn phải làm nổi bật ngay khi bắt đầu bằng cách cẩn thận và viết đúng ý. Hãy chọn từ một đến hai công việc có liên quan nhất, kèm theo đó là nhiệm vụ bạn đã đảm nhiệm ở vị trí đó. Việc xác định đúng kinh nghiệm và nhiệm vụ sẽ chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn nắm được và biết phải làm gì.

4. Thể hiện cá tính, phẩm chất ứng viên

Một điều hiển nhiên là nếu bạn viết mục tiêu nghề nghiệp quá chung chung, không cụ thể và không mang những nét riêng thì chắc chắn bạn sẽ trở lên nhạt nhòa giữa hàng trăm ứng viên khác. Bởi vậy, sau khi tìm hiểu những ý tưởng về mục tiêu nghề nghiệp khác nhau, bạn cần kết hợp với định hướng riêng của mình để cho ra một câu trả lời vừa đủ ý vừa mang đặc trưng riêng của bạn.

5. Chỉnh sửa phù hợp với từng vị trí công việc, không đi xa với thực tế

Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và tham vọng là tốt vì chỉ khi có mục tiêu nghề nghiệp cao thì bạn mới có thể nỗ lực hết mình. Tuy nhiên, tham vọng không đồng nghĩa với ba hoa, xa vời thực tế. Bạn phải xác định được bản thân đang ở đâu, năng lực như thế nào để có thể đưa ra một mục tiêu phù hợp và cầu tiền nhất nhé.

IV. Lưu ý khi trả lời phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

Không chỉ cần thể hiện rõ mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự trong CV, bạn còn cần có sự chuẩn bị để trả lời các câu hỏi liên quan tới vấn đề này khi có cơ hội tham gia vòng phỏng vấn. Dưới đây là một số lưu ý khi trả lời phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp nhân sự: 

Lưu ý khi trả lời phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

- Đồng nhất thông tin với mục tiêu viết trong CV.

- Thể hiện sự nỗ lực của mình để đạt được mục tiêu đó. 

- Chia sẻ một số thông tin cá nhân như sở thích, đặc điểm tính cách phù hợp với nghề nhân sự. 

- Thể hiện giá trị bản thân mang lại cho công ty, đồng thời nhấn mạnh công ty là môi trường phù hợp để bạn hiện thực hóa những mục tiêu đó. 

- Trình bày ngắn gọn, rành mạch, tránh nói dài, lan man. 

V. 10+ mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

1. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân sự theo kinh nghiệm

Dù là người xin việc hay bất cứ ai trong cuộc sống thì mục tiêu cực kỳ quan trọng, chỉ khi có mục tiêu rõ ràng thì bạn mới dễ dàng đạt được nó trong tầm tay. Bạn có thể tham khảo cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự dưới đây nhé.

- Dành cho sinh viên mới ra trường

Thường thì mọi người sẽ cảm thấy nếu như không có kinh nghiệm thì sẽ rất khó để viết mục tiêu nghề nghiệp, lời lẽ viết ra sẽ như những lời nói suông mà không có bằng chứng. Nhưng bạn nên nhớ rằng, không phải ai cũng có sẵn kinh nghiệm ngay từ lúc mới bắt đầu.

Những bạn chưa có kinh nghiệm thường là sinh viên mới ra trường hoặc chuyển sang một ngành nghề mới không liên quan nên tìm hiểu kỹ JD (mô tả công việc) mà nhà tuyển dụng cung cấp, trong đó sẽ ghi những yêu cầu về mặt kỹ năng của bạn, khi đó bạn có thể dùng từ ngữ khác cùng nghĩa để ghi vào CV việc làm nhân sự của mình.

Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp việc làm nhân sự cho người chưa có kinh nghiệm:

“Tôi là sinh viên năm cuối ngành Luật của trường Đại học Luật TP.HCM, với kỹ năng giao tiếp tốt, cẩn thận và chi tiết, tôi tin chắc rằng mình có thể nhanh chóng học hỏi và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.”

- Dành cho người có kinh nghiệm

Khác với chưa có kinh nghiệm, những bạn này thường sẽ cảm thấy tự tin hơn khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp. Mặc dù có ưu thế hơn nhưng không phải hoàn toàn vì những công việc yêu cầu kinh nghiệm cũng sẽ đòi hỏi cao hơn. Bạn hãy xác định và lựa chọn một đến hai mục tiêu vừa tầm với bản thân, thể hiện được sự cầu tiền và phù hợp với công việc đang ứng tuyển.

Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp việc làm nhân sự cho người có kinh nghiệm:

“Tôi đã từng đảm nhiệm chức vụ Chuyên viên Tuyển dụng của Tập đoàn ABC, chịu trách nhiệm cung ứng … nguồn nhân lực cho cả Tập đoàn. Tôi tin rằng với kỹ năng, kinh nghiệm của mình sẽ giúp tôi nhanh chóng bắt kịp tiến độ làm việc của công ty và hoàn thành thật tốt công việc.”

10+ mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân sự

2. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân sự theo vị trí

- Chuyên viên Tuyển dụng

Hơn 03 năm làm việc ở vị trí quản lý nhân sự tại công ty ABC, tôi tự tin mình có kinh nghiệm trong việc xây dựng tầm nhìn để cung ứng đủ nhân lực cho doanh nghiệp, kỹ năng phỏng vấn và làm việc với con người của tôi sẽ góp phần tìm và phát hiện nhân tài cho công ty. Bên cạnh đó, kỹ năng nhìn nhận và đọc vị hành vi con người đi kèm với giao tiếp khéo léo và linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề về nhân sự cũng là một số kỹ năng nổi bật của tôi. Tôi mong muốn được làm việc ở vị trí Chuyên viên Tuyển dụng tại công ty ABC để phát huy khả năng của mình cũng như có cơ hội trải nghiệm và tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc tuyển dụng nhân sự ở một lĩnh vực mới.

- Chuyên viên Quản lý Đào tạo Nhân sự

Tốt nghiệp Đại học với chuyên ngành Quản lý Nguồn Nhân lực, tôi có tính cách điềm tĩnh, khả năng kiểm soát, xử lý tình huống và khả năng truyền đạt, thuyết phục tốt. Bên cạnh đó, tôi còn thành thạo kỹ năng đào tạo nhân sự và gắn kết đội ngũ. Với những kỹ năng đó, tôi thấy bản thân rất phù hợp với vị trí Chuyên viên Quản lý Đào tạo Nhân sự của công ty ABC. Tôi tin với khả năng và kinh nghiệm có được, tôi có thể giúp công ty đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, khả năng cải thiện hiệu suất của nhân viên. Nguồn nhân lực vững mạnh sẽ là nền tảng tốt cho sự phát triển bền vững của công ty.

- Chuyên viên Chính sách Tiền lương

Hiểu và nắm vững các quy định về tiền lương và chính sách nhân sự. Có khả năng xây dựng bộ chỉ tiêu, công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả công việc theo KPIs. Tôi mong muốn được ứng tuyển vị trí công việc Chuyên viên Chính sách Tiền lương tại công ty ABC. Công việc này sẽ giúp tôi hoàn thiện thêm những kỹ năng quản lý nhân sự của mình để trở thành một chuyên gia nhân sự giỏi và vươn lên vị trí cấp quản lý về nhân sự trong 03 năm tới.

3. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân sự bằng tiếng Anh

Dưới đây là ví dụ mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí chuyên ngành nhân sự bằng tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo nhé:

Mẫu 1:

“Flexible individual with advanced knowledge of human resource principles and ability to professionally handle human resource assignment. Looking to obtain a human resource specialist position with ABC Groups.”

Mẫu 2:

“Desire a human resources position with XYZ Inc. to perform various organizational and human resources tasks employing knowledge from a business management degree and special human resource training.”

Mẫu 3:

“Looking for a professional human resource position. Coming with extensive knowledge of human resource principles and ability to handle complex problems using outstanding organizational and time management skills.”

Mẫu 4:

“Looking for a full time human resource position in a fast paced environment utilizing the ability to perform administrative and clerical functions to support the human resource department.”

Mẫu 5:

“Experienced human resource professional proficient in handling payroll, posting ad vacancies, and providing administrative support to human resource personnel. Looking to obtain a human resource position with XYZ Co.”

[Xem thêm]

- Gợi ý cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV ngân hàng chuẩn nhất

- Mẹo ghi sở thích trong CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

- Cách viết mục tính cách trong CV giúp thu hút nhà tuyển dụng

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV ấn tượng và thu hút nhất. Hãy chia sẻ bài viết nếu hữu ích và để lại câu hỏi nếu có thắc mắc để nhận sự hỗ trợ sớm nhất từ mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Mục Tiêu Nghề Nghiệp