Cách Viết Phần Giới Thiệu Bản Thân, Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV ...
Có thể bạn quan tâm
Phần giới thiệu bản thân trong CV của bạn sẽ phải trả lời được ba câu hỏi: Bạn có gì? Bạn muốn gì? và Bạn sẽ làm được gì?. Vậy bạn đã biết cách viết giới thiệu bản thân trong CV sao cho ấn tượng và thu hút chưa? Bỏ túi một vài kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Bài Viết
- Một số tips giúp bạn thu hút nhà tuyển dụng khi viết về phần giới thiệu bản thân
- Những nội dung chính bạn cần đưa vào phần giới thiệu bản thân
- Ảnh chân dung
- Thông tin cá nhân cụ thể
- Giới thiệu bản thân ngắn gọn
- Kinh nghiệm làm việc trong quá khứ
- Trình độ chuyên môn của bản thân
- Mục tiêu và dự định ngắn, dài hạn
- Thể hiện được mong muốn của bản thân
- Lưu ý những nội dung bạn không nên viết trong phần giới thiệu bản thân
- Đừng nói dối
- Bỏ qua những thông tin không cần thiết
- Hạn chế đưa những điểm yếu của bạn
- Đừng phóng đại
- Đưa vào những con số
- Chú ý vào những keyword
- Không viết dài hơn 120 – 150 từ
- Tham khảo một số ví dụ về cách viết giới thiệu bản thân trong CV tiêu biểu
- Mẫu giới thiệu bản thân trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường
- Mẫu giới thiệu bản thân trong CV xin việc cho Designer
- Mẫu giới thiệu bản thân cho nhân viên kinh doanh
- Mẫu giới thiệu bản thân cho lập trình viên
- Mẫu giới thiệu bản thân trong CV bằng tiếng Anh:
Một số tips giúp bạn thu hút nhà tuyển dụng khi viết về phần giới thiệu bản thân
Trước hết, bạn hãy mở đầu CV xin việc của mình bằng một câu giới thiệu bản thân ngắn gọn. Tiếp đến hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có gì bằng cách nêu lên 2-3 kỹ năng hoặc thành tích nổi trội mà bạn đạt được trong quá trình học tập. Sau đó, hãy nói cho nhà tuyển dụng biết bạn có thể đóng góp gì nếu được nhận vào vị trí đang tuyển dụng. Cuối cùng, đừng quên cho họ biết vị trí công việc có ý nghĩa như thế nào trong định hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân.
Một đoạn giới thiệu bản thân hoàn hảo sẽ có độ dài từ 5 đến 6 câu được viết ở thể khẳng định. Nhiều người cho rằng để gây ấn tượng, phần giới thiệu cần thật hoa mỹ. Quan điểm này không đúng, bởi trên thực tế đã chứng minh rằng lời giới thiệu càng rõ ràng, ngắn gọn, súc tích càng dễ ghi điểm với nhà tuyển dụng
Điều quan trọng nhất trong cách viết giới thiệu bản thân trong CV là phải cho nhà tuyển dụng thấy được cá tính riêng của bạn, để từ đó họ có cái nhìn khái quát nhất về bạn trước khi họ quyết định có đọc các phần tiếp theo hay không. Vì thế, cách viết phần giới thiệu bản thân trong CV là cực kỳ quan trọng mà bạn cần quan tâm.
Dưới đây là một số tips giúp bạn thu hút nhà tuyển dụng khi viết về phần giới thiệu bản thân:
- Viết ngắn gọn, đầy đủ thông tin nhưng đừng bật mí tất cả mà hãy để nhà tuyển dụng tò mò và muốn tìm hiểu tiếp ở các phần dưới của CV xin việc.
- Tránh dùng những câu từ sáo rỗng, vô nghĩa, hãy chắt lọc những gì tinh túy nhất liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
- Giới thiệu bản thân cũng như đang bán hàng, bạn hãy trình bày sao cho nhà tuyển dụng quyết định “mua” bạn.
- Đừng viết giới thiệu bản thân mà bất cứ vị trí nào cũng có thể dùng, thay vào đó hãy điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.
- Sử dụng động từ để tăng điểm mạnh cho phần giới thiệu bản thân trong CV.
Xem thêm: Cách viết thư ứng tuyển – Cover Letter dành cho người mới ra trường
Những nội dung chính bạn cần đưa vào phần giới thiệu bản thân
Dưới đây là những nội chính bạn cần đưa vào phần giới thiệu bản thân trong CV xin việc của mình:
Ảnh chân dung
Hiện nay, hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên cập nhật ảnh chân dung trong CV. Vì thế, để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn cần tạo dựng được cho mình một hình ảnh chuyên nghiệp, chỉn chu.
Bạn hãy tránh việc sử dụng ảnh thẻ áo trắng nền xanh bởi cách giới thiệu này đã quá cũ kỹ, cứng nhắc. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn ảnh chân dung với tư thế nghiêm chỉnh, nhìn thẳng vào ống kính, nét mặt rạng rỡ tự tin, quần áo và đầu tóc gọn gàng, hình nền không quá lòe loẹt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý ảnh có độ phân giải cao, không bị nhòe hay mờ khi gửi đến nhà tuyển dụng.
Thông tin cá nhân cụ thể
Đây là phần quan trọng trong cách viết giới thiệu bản thân trong CV xin việc, bởi nếu thông tin không chính xác, cơ hội trúng tuyển của bạn là 0%. Để tạo sự nghiêm túc và đầy đủ, bạn cần đưa đầy đủ các thông tin như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email liên lạc, địa chỉ nơi ở,…
Dù là những thông tin cơ bản nhưng bạn cũng cần biết cách tạo ấn tượng với người đọc:
- Họ và tên: Viết in hoa, cỡ chữ lớn hơn toàn nội dung
- Ngày tháng năm sinh: Trùng với phần xác định danh tính
- Số điện thoại: Ghi đúng mã vùng hoặc đầu số nhà mạng
- Email: Đầy đủ họ tên, tuyệt đối không dùng các từ thiếu nghiêm túc, trend giới trẻ nếu không muốn bị nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu chuyên nghiệp và không phù hợp văn hóa doanh nghiệp
- Địa chỉ: Địa chỉ mà bạn đang ở hiện tại.
Giới thiệu bản thân ngắn gọn
Ở phần này, bạn cần giới thiệu bản thân một cách ngắn gọn và đủ ý trong vòng 6 dòng trở về. Bạn có thể bắt đầu giới thiệu về mình bằng 3 tính từ để làm nổi bật giá trị của bản thân trước ngành nghề và vị trí đang theo đuổi.
Bạn cần lưu ý không nên dùng từ sáo rỗng hoặc sao chép của bất cứ ai, nên chắt lọc những gì liên quan đến vị trí đang ứng tuyển và tự tin thể hiện bản thân. Nếu chưa nắm rõ về thế mạnh và tính cách của bản thân, bạn có thể tham khảo các bài viết về trắc nghiệm tính cách MBTI mà chúng tôi đã chia sẻ ở những bài viết trước đó.
Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm Mê Linh, việc làm Long Biên, việc làm Cầu Giấy, việc làm Thạch Thất, hoặc việc làm Hoài Đức, việc viết phần giới thiệu bản thân ấn tượng trong CV sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tham khảo hướng dẫn chi tiết để làm nổi bật kỹ năng và kinh nghiệm của bạn ngay từ phần giới thiệu.
Kinh nghiệm làm việc trong quá khứ
Kinh nghiệm làm việc là một trong những phần quan trọng nhất trong cách viết giới thiệu bản thân trong CV xin việc. Đây là phần cho thấy bản thân có phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần hay không. Vì thế, bạn hãy trình bày một cách tổng quan, rõ ràng về những kinh nghiệm làm việc đã có. Đừng quên nêu lên kinh nghiệm đó đã giúp gì cho bạn trong việc xây dựng sự nghiệp và phát triển kỹ năng của bản thân.
Nếu đã đi làm trước đó, bạn hãy hệ thống lại quá trình làm việc kèm vị trí đảm nhiệm, đóng góp cho công ty cũ. Còn nếu là sinh viên mới ra trường, bạn hãy tập trung vào kỹ năng, thành tích học tập và các hoạt động xã hội đã tham gia để khỏa lấp phần thiếu kinh nghiệm này nhé.
Lưu ngay các việc làm đang được tuyển dụng mới nhất từ chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng 7-Eleven tuyển dụng tại đây!
Trình độ chuyên môn của bản thân
Bạn hãy mô tả ngắn gọn kỹ năng, trình độ chuyên môn và kiến thức liên quan đến nghiệp vụ cho nhà tuyển dụng thấy được lý do tại sao bạn là người hoàn hảo cho công việc và tại sao họ nên tuyển bạn. Tuy nhiên, đừng phóng đại mà hãy viết sao cho sát với mô tả công việc bạn nhé.
Mục tiêu và dự định ngắn, dài hạn
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều bị thu hút bởi các ứng viên luôn biết mình là ai và có định hướng rõ ràng cho lộ trình phát triển sự nghiệp. Vì thế, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy điều đó ở bản thân thông qua việc trình bày rõ ràng mục tiêu ngắn hạn (1 – 3 năm) và mục tiêu dài hạn (> 3 năm) trong cách viết giới thiệu bản thân trong CV xin việc nhé.
Thể hiện được mong muốn của bản thân
Bạn hãy trình bày một cách nghiêm túc về mong muốn có được công việc này. Nhờ đó, nhà tuyển dụng có thể nhận thấy được rằng bạn đang thực sự muốn về với công ty của họ.
Lưu ý những nội dung bạn không nên viết trong phần giới thiệu bản thân
Cách viết giới thiệu bản thân trong CV xin việc là chìa khóa dẫn lối nhà tuyển dụng đến với các phần tiếp theo. Vì thế, bạn cần nắm được các lưu ý sau:
Đừng nói dối
Không có một nhà tuyển dụng nào lại vừa lòng một ứng viên không trung thực. Vì thế, đừng khoa trương phóng đại về khả năng của mình, bạn sẽ bị mất đi thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn nên nhớ rằng, các HR đã tiếp xúc với hàng trăm ứng viên, nên thông quan cách trình bày CV, họ đủ khôn ngoan để nhận ra các thông tin bạn cung cấp liệu có chính xác hay không. Bên cạnh đó, dù có vượt qua vòng lọc CV, khi phỏng vấn, bạn cũng sẽ bị “lộ” ra vấn đề trong cách trả lời.
Bỏ qua những thông tin không cần thiết
Không gian bị giới hạn nên bạn cần tập trung trình bày các thông tin chính về bản thân, tránh lan man, rườm rà trong phần này. Bạn nên sử dụng các gạch đầu dòng để tạo sự rõ ràng, rành mạch và nhà tuyển dụng cũng nhanh chóng nắm được các điểm “mấu chốt” khi đọc CV.
Hạn chế đưa những điểm yếu của bạn
“Đẹp khoe xấu che” vì thế, hãy tạo ra một phiên bản rực rỡ và tỏa sáng nhất để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hạn chế việc nêu ra các điểm yếu của bản thân. Và nếu có viết ra thì cũng nên trình bày một cách khéo léo để làm “nền” cho các điểm mạnh được nổi bật lên.
Đừng phóng đại
Hãy nhớ rằng, việc thu hút sự chú ý và gây ấn tượng không cần thiết vào những điều sai trái sẽ chỉ khiến bạn ngày một lùi bước và khiến nhà tuyển dụng mất đi độ thiện với bạn mà thôi. Vì thế, đừng quá phóng đại về bản thân trong CV nhé!
Đưa vào những con số
Đừng viết thâm niên và thành tích đạt được của mình một cách chung chung, thay vào đó, bạn hãy dùng những con số “biết nói” để làm nổi bật. Ví dụ: “Đạt 150% doanh số bán hàng”, “Quản lý và giám sát 15 nhân viên”,… Nhưng hãy nhớ các số liệu phải chính xác, cụ thể, không tô hồng hay phóng đại bạn nhé.
Chú ý vào những keyword
Nhà tuyển dụng đọc lướt rất nhanh và họ chủ yếu nắm các từ khóa chính. Vì thế, việc gieo từ khóa trong CV là rất quan trọng. Bạn hãy tập trung từ khóa vào những phần quan trọng nhưng đừng quá lạm dụng nhé.
Một số từ bạn nên đưa vào trong CV của mình như: “Đã hoàn thành”, “đã đạt được”, “đã được tham gia”, “đã được đề cử”, các thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển. Và hạn chế các từ như: “đang”, “chưa”, “sắp”,…
Không viết dài hơn 120 – 150 từ
Nhà tuyển dụng không đủ kiên nhẫn để đọc những bài viết dài, lan man. Vì thế, trong cách viết phần giới thiệu bản thân bạn hãy chú ý không viết dài hơn 120 – 150 từ, tránh việc nhà tuyển dụng bỏ qua không nhìn xuống phần dưới CV của bạn.
>>>Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
>>>Xem thêm: Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV
Tham khảo một số ví dụ về cách viết giới thiệu bản thân trong CV tiêu biểu
Mẫu giới thiệu bản thân trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường
“Tôi là sinh viên mới ra trường, tốt loại nghiệp xuất sắc ngành Business Marketing. Trong quá trình học tập, tôi đã tích lũy được một nền tảng vững chắc về tiếp thị kỹ thuật số, phân tích và nhận thức về truyền thông và mạng xã hội. Trong quá trình thực tập, tôi đã củng cố cho mình được kỹ năng và thành thạo các phần mềm Adobe Photoshop, Google AdWord cùng các chiến lược tiếp thị của Facebook. Hiện tại, tôi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Digital Marketing tại công ty. Tôi tin rằng mình có thể giúp phát triển các chiến dịch tiếp thị trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn.”
Mẫu giới thiệu bản thân trong CV xin việc cho Designer
“Tôi là nhà thiết kế đồ họa sáng tạo, nghệ thuật có tư duy vượt quá khuôn khổ và có thể đưa ra những ý tưởng và thiết kế tối tân. Tôi tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành Thiết kế Đồ họa tại Đại học XYZ. Tôi đã làm việc trong ngành thiết kế trong 2 năm qua. Tôi rất tự hào khi đã cung cấp những sản phẩm xuất sắc cho tất cả các bên liên quan và các tác động tích cực mà tôi tạo ra đối với khách hàng và doanh nghiệp.”
Mẫu giới thiệu bản thân cho nhân viên kinh doanh
“Là nhân viên kinh doanh với hơn 2 năm kinh nghiệm trong ngành thương mại điện tử, tôi hiểu khách hàng cần những gì và biết cách tiếp cận nguồn khách hàng thân thiết. Trong quá trình làm việc, tôi luôn đạt hoặc vượt chỉ tiêu KPIs hàng tháng lên đến 130%. Về dài hạn, tôi muốn thăng tiến lên vị trí leader sau 3 năm làm việc, trở thành giám đốc kinh doanh sau 8 năm trong nghề.”
Việc viết phần giới thiệu bản thân trong CV xin việc là bước quan trọng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Để làm điều này hiệu quả, bạn cần trình bày rõ ràng và nổi bật về kỹ năng cũng như kinh nghiệm của mình. Ví dụ, khi ứng tuyển vào các việc làm online tại nhà, hãy nhấn mạnh những kỹ năng liên quan đến công việc từ xa. Nắm rõ các thuật ngữ như booking bar là gì hay headcount là gì có thể giúp bạn làm nổi bật hơn nữa phần giới thiệu.
Bạn cũng nên đề cập đến những kinh nghiệm liên quan đến retreat là gì hoặc khả năng tìm việc làm không cần độ tuổi để làm tăng giá trị của mình. Trong trường hợp ứng tuyển vào các công việc làm thời vụ là gì hay ngành nghề như bác sĩ nội trú là gì, phần giới thiệu của bạn cần được tối ưu hóa. Cuối cùng, đừng quên sử dụng các kỹ năng như hàm ROUND trong Excel để đảm bảo số liệu của bạn được trình bày một cách chính xác và chuyên nghiệp.
Mẫu giới thiệu bản thân cho lập trình viên
“Với kinh nghiệm hơn 5 năm trong phát triển website cho các doanh nghiệp. Tôi có khả năng thấu hiểu mong muốn khách hàng giúp hoàn thành dự án đúng tiến độ. Tôi thành thạo ngôn ngữ lập trình HTML, C++ và Python. Với thành tích, kỹ năng và kinh nghiệm đã đạt được, tôi đang tìm kiếm bước phát triển mới trong sự nghiệp với các thử thách, cơ hội khi quyết định tham gia ứng tuyển vào công ty của Quý anh/chị với tư cách PM lead team.”
Mẫu giới thiệu bản thân trong CV bằng tiếng Anh:
“I an a recent Business Marketing graduate with a Honours Classification. Throughout my education, I have established a strong foundation in digital marketing, analytics and social media awareness. During my placement year, I utilized my skill and become advance in Adobe Photoshop, Google Adword and Facebook campaigns. I am now seeking for a graduate digital marketing position in you company where I can help to develop a more attractive and effective marketing campaign as well as to develop my skill and build my career in digital marketing.” Tóm lại, phần giới thiệu bản thân trong CV cần một sự đầu tư nghiêm túc. Trên đây là các thông tin cũng như lưu ý về cách viết giới thiệu bản thân trong CV bạn nên tham khảo. Như đã nói ở trên, phần giới thiệu là nơi để bạn thể hiện bản sắc cá nhân, vì thế trình bày ra sao sẽ tùy theo cá tính riêng của mỗi người. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình viết CV xin việc. Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Công ty Intel tuyển dụng, CMC Telecom tuyển dụng, FPT Retail tuyển dụng, Minh Tuấn Mobile tuyển dụng, ShopDunk tuyển dụng, Di Động Việt tuyển dụng, Hoàng Hà Mobile tuyển dụng và Viettel Digital tuyển dụng.
>>> Xem thêm: 10 câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh hay gặp nhất tại công ty nước ngoài
— HR Insider — VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Post Views: 104,644Từ khóa » Cv Giới Thiệu Quá Trình Công Tác Của Bản Thân
-
Cách Trình Bày Về Bản Thân Tôi Trong CV (hướng Dẫn Kèm Theo ...
-
Cách Giới Thiệu Bản Thân Trong CV Ghi điểm Nhà Tuyển Dụng Bạn Nên ...
-
Giới Thiệu Bản Thân Trong CV Làm Sao Cho Nổi Bật Và ấn Tượng?
-
CV Giới Thiệu Bản Thân Gồm Những Gì? Làm Sao để Khác Biệt?
-
[TIP] Cách Giới Thiệu Bản Thân Trong CV Gây ấn Tượng Với Nhà Tuyển ...
-
KỸ NĂNG VIẾT PHẦN GIỚI THIỆU BẢN THÂN TRONG CV - Impactus
-
Cách Viết Giới Thiệu Bản Thân Trong CV - GrowUpWork
-
[DOC] Mẫu Bản Tóm Tắt Quá Trình Làm Việc Và Kinh Nghiệm Công Tác
-
Mẫu Cv Quá Trình Làm Việc Của Bản Thân? - Tạo Website
-
5 điều Nên đề Cập Trong CV Giới Thiệu Bản Thân để Tạo Thiện Cảm Với ...
-
Viết CV Như Thế Nào Cho đúng Chuẩn? - TopCV
-
Giới Thiệu Bản Thân Trong CV ấn Tượng, Thu Hút - Nhân Lực Phát Đạt
-
Giới Thiệu Bản Thân Trong CV Như Thế Nào Để Gây Ấn Tượng?