Cách Viết Sớ đi Lễ- Hướng Dẫn đầy đủ Từ A đến Z
Có thể bạn quan tâm
HỖ TRỢ
0983 062 116Chat trực tiếp
Zalo: 098 306 21 16 FBook: huy.trieukhanh.56 Danh mục- Chè búp khô Thái Nguyên
- Chè Thái Nguyên loại ngon
- Trà mộc Thái Nguyên
- Tinh Bột
- Mật Ong
- Sản phẩm khác
Tìm kiếm
- LIÊN HỆ - HỖ TRỢ
Cách viết sớ đi lễ- Hướng dẫn đầy đủ từ A đến Z
Đây là bài viết hướng dẫn cách viết sớ đầy đủ chi tiết, dành cho các tín chủ, đệ tử thập phương muốn viết sớ đi lễ Chùa, Đền, Phủ… Và cho các thầy cúng, ông đồ tham khảo thêm về cách trình bày một lá sớ theo cách cổ. Hiện nay trên internet đã có rất nhiều bài viết, clip của các thầy cúng, các cô, các cậu hướng dẫn cách viết lá sớ đi lễ. Tôi chỉ xin có một số ý kiến đóng góp. Trước để giúp những ai muốn tìm hiểu về cách viết sớ. Sau để các vị hữu duyên tùy hỷ góp ý giúp con đường tu học Đạo của chúng ta có thể ngày một tinh tấn hơn. Kính!share Đây là bài viết hướng dẫn cách viết sớ đầy đủ chi tiết, dành cho các tín chủ, đệ tử thập phương muốn viết sớ đi lễ Chùa, Đền, Phủ… Và cho các thầy cúng, ông đồ tham khảo thêm về cách trình bày một lá sớ theo cách cổ. Hiện nay trên internet đã có rất nhiều bài viết, clip của các thầy cúng, các cô, các cậu hướng dẫn cách viết lá sớ đi lễ. Tôi chỉ xin có một số ý kiến đóng góp. Trước để giúp những ai muốn tìm hiểu về cách viết sớ. Sau để các vị hữu duyên tùy hỷ góp ý giúp con đường tu học Đạo của chúng ta có thể ngày một tinh tấn hơn. Kính!Lề lối viết sớ cổ:
Thượng trừ bát phân Hạ thông nghĩ tẩu Tiền trừ nhất chưởng Hạ yếu không đa Sơ hàng mật tự “Tử” tự bất lộ đầu hàng “Sinh” tự bất khả hạ tầng Độc tự bất thành hàng Bất đắc phân chiết tính danhDịch nghĩa:
Lề trên bỏ tám phân (khoảng 4cm) Lề dưới bằng đường kiến chạy Lề trước bỏ khoảng cách bằng 1 bàn tay Lề sau không quan trọng Không để trống dòng Chữ “Tử” không để trên cùng Chữ “Sinh” không để dưới cùng Một chữ không thành dòng Tên người không chia 2 dòng. Có rất nhiều mẫu sớ, tùy vào mục đích, khoa cúng, buổi lễ… ngoài ra còn rất nhiều các mẫu trạng, hịch…khác nhau. Nhưng để quý vị viết sớ đi lễ hành hương thì chỉ cần dùng mẫu sớ Phúc Thọ là được ( ở một số nơi ghi là mẫu Phúc Lộc Thọ). Sớ này có thể dùng để đi lễ Chùa, Đền, Phủ, Đình, Điện… vào các ngày sóc, vọng hàng tháng (mùng 1, rằm), ngày tiệc Thánh hay dịp đầu năm, cuối năm… Các bản in tờ sớ Phúc Thọ ở mỗi nơi tuy có thể khác nhau một số chữ nhưng nội dung thì nhất quán. Để viết 1 lá sớ Phúc Thọ, quý vị chỉ cần điền đủ thông tin vào (6) vị trí như hình: “Phục dĩ Phúc Thọ Khang Ninh nãi nhân tâm chi cờ nguyện tai ương hạn ách bằng Thánh lực… “-
“…Việt Nam Quốc…”
2. “…Thượng phụng”
Đây là vị trí quý vị điền tên tự của Chùa, Đền, Phủ, Điện… nơi quý vị đi lễ. Ở đây có 2 lưu ý: – Cần phân biệt “Tên tự” và “Tên thường gọi”. Đây là điều rất nhiều người, kể cả các thầy viết sớ lâu năm vẫn mắc phải. Nói ví thử như “tên tự” là tên một người dùng trên các giấy tờ có tính pháp lý như giấy khai sinh, chứng minh thư, bằng lái xe…Còn “tên thường gọi” là biệt danh, bút danh, tên gọi hàng ngày, không có giá trị giấy tờ pháp lý. Cũng vậy, “Tên tự” là tên Đền, Chùa được ghi trên hoành phi nơi chính điện. Còn “tên thường gọi” là dân gian vẫn truyền khẩu gọi tên. Có những nơi tên tự và tên thường gọi trùng nhau nhưng có những nơi hai tên này lại khác nhau. Ví dụ: “Chùa Hà” là tên thường gọi nhưng tên tự để viết sớ là “Thánh Đức Tự” ( 聖 德 寺) “Chùa Giáp Bát” là tên thường gọi nhưng tên tự là “Phổ Chiếu Tự” (普 照 寺) v.v… Vậy mà nhiều quý vị, nhiều thầy vẫn dùng “tên thường gọi” của Chùa, Đền để điền vào sớ. Khác nào khi ta lập hợp đồng mua bán đất mà dùng tên thường gọi. Vậy sao pháp luật chứng nhận. Thiết nghĩ vậy là chưa chuẩn xác! Nhiều quý vị đặt câu hỏi: “Khi không biết tên tự nơi ta dâng sớ, thì làm sao điền được cho đúng đây? “ Xin thưa rằng, những khi như vậy có thể ghi “Linh từ” hoặc “Tối linh từ” nếu dâng sớ ở đền. “Thiền tự” hoặc “Đại thiền tự” nếu dâng sớ ở chùa. “Linh Điện” nếu dâng sớ ở điện. “Đình Vũ” nếu dâng sớ ở đình. “Linh Phủ” nếu dâng sớ ở phủ… -Tên nơi dâng lễ ghi trên chữ “Thượng phụng”, không ghi phía dưới mới đúng cách hành văn trong sớ.3.”Phật Thánh hiến cúng…”
-Dòng này quý vị có thể điền “Xuân/ Hạ/ Thu/ Đông Tiết” Hoặc “Xuân/ Hạ/ Thu/Đông Thiên” (tùy bản in) Thời điểm quý vị đi lễ dâng sớ vào tháng nào ứng với mùa theo Nông Lịch của Việt Nam. Xuân là các tháng 1, 2, 3 âm lịch Hạ là các tháng 4, 5, 6 âm lịch Thu là các tháng 7, 8, 9 âm lịch Đông là các tháng 10, 11, 12 âm lịch. Nếu ko nhớ rõ tháng, quý vị ghi là “Đương thiên” hoặc “Đương tiết”, đều có thể được.4.”…Tiến lễ… Giải hạn…”
Tại đây quý vị có thể điền hai chữ “Kim Ngân”, “Tài Mã”, “Hoa man”, “Phù Lưu”… sao cho hợp hoàn cảnh của quý vị.
5.”Tín chủ… “
Đây là phần quý vị điền thông tin của chính quý vị hoặc của người đi lễ như tên, năm sinh, tuổi, cung mệnh…với lưu ý những chữ đầu tiên của các dòng, viết không được cao chữ “Phật”. Ví dụ: Trần Văn Kèo niên sinh Kỷ Hợi hành canh lục thập nhất tuế. Hiền thê Lê Thị Cột niên sinh Giáp Thìn hành canh ngũ thập lục tuế… Thứ tự ghi như sau: Tên tín chủ Vợ hoặc chồng. (Thê hoặc Phu) Bố mẹ. (Phụ Mẫu) Con trai. (Nam tử) Con dâu. (Hôn tử) Con gái. (Nữ tử) Con rể. (Tế tử) Các cháu… (Chúng tôn) Để biết thêm về cách xưng hô trong sớ văn, quý vị có thể Tham khảo tại đây. Kết thúc phần này bằng dòng: “Hiệp đồng bản hội gia môn quyến đẳng Tức nhật ngưỡng can”. Nếu sớ dâng chỉ ghi tên một người thì ghi: “Hiệp đồng bản mệnh đẳng Tức nhật ngưỡng can”. Nếu sớ dâng ghi tên tập thể, cơ quan thì ghi: “Hiệp đồng bản hội chư nhân thượng hạ đẳng Tức nhật ngưỡng can”.6.”Thiên vận… “
Dòng này là nơi quý vị ghi thời gian đi lễ.- Năm: Ghi năm âm lịch.
- Tháng: Ghi tháng đi lễ.
- Ngày: Ghi ngày đi lễ.
Bạn có thể dùng phần mềm viết sớ miễn phí khi cần viết :
- Sớ khi đi lễ Đền, Chùa, Phủ… cầu tài lộc, công danh, bình an.
- Sớ Mẫu, Sơn Trang, Trần Triều.
- Sớ khi động thổ, bồi hoàn long mạch, cất nóc, di chuyển văn phòng, nhà ở, sửa bếp…
- Sớ khi bốc bát hương mới, vào nhà mới.
- Sớ gia tiên giỗ chạp trong gia đình.
- Sớ ngày Tết. Một bộ gồm:
- 23 tháng Chạp
- Tất niên
- Giao thừa trong nhà
- Giao thừa ngoài sân
- Sớ Phật
- Mùng 1
- Hóa vàng
- Rằm tháng Giêng.
- Trạng cầu tự (con cái), cầu tài, cầu thi cử, mua bán đất cát, khất đồng, đòi nợ, cắt tiền duyên…
- Trạng mã gia tiên.
Sản phẩm ngẫu nhiên
Tin Tức
Xem thêmLiên hệ
Đội 3 thôn Sơn Trung, Xã Yên Sơn, Huyện Quốc Oai, Hà Nội Điện thoại: 098 306 21 16 Email: XeLimo.vn@gmail.com FBook: Trieu Khanh Huybibe.vn
© 2024HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Liên hệ & góp ý Chính sách đổi trả hàngTừ khóa » Cách Ghi Tờ Sớ
-
Cách Viết Sớ Cúng Giao Thừa, Viết Sớ Cúng Tất Niên 2022
-
Cách Viết Sớ Cúng Tất Niên 2022
-
Cách Viết Sớ Cúng Gia Tiên 2022 Chuẩn Nhất
-
Dạy Cách Viết Sớ Chữ Thường Cho Những Người Không Chuyên-Cậu ...
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Cách Viết Sớ Cấp Vong Mới Nhất 7/2022 ...
-
Cách Viết Sớ Cúng Giao Thừa, Viết Sớ Cúng Tất Niên 2021-2022
-
Hướng Dẫn Viết Sớ Cúng
-
Cách Viết Sớ Phật âm
-
Hướng Dẫn Cách Viết Sớ Cúng ông Công ông Táo 23 Tháng Chạp
-
Cách Viết Sớ Cúng Gia Tiên
-
Cách Viết Sớ Cúng Giỗ Chính Xác Nhất
-
Cách Viết Sớ Cúng Gia Tiên - Oimlya
-
SỚ VÀNG TO đầy đủ Theo Danh Sách - 1 Tập SỚ Một Loại 50 Tờ + 50 ...