Cách Viết Sớ đốt Vàng Mã Tháng 7 - Thả Rông

Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã Đúng Nhất ❤️️ Cách Ghi Tên ✅ Hướng Dẫn Cách Ghi Sớ Hoá Vàng Theo Phong Tục Truyền Thống Để Gửi Về Nơi Âm Phần.

Nội dung chính Show
  • Giấy Tiền Vàng Mã Là Gì
  • Giấy Tiền Vàng Mã Có Những Loại Nào
  • Tại Sao Cần Ghi Giấy Tiền Vàng Mã Đúng
  • 1. Ý nghĩa sớ cúng rằm tháng 7
  • 2. Cách viết sớ cúng rằm tháng 7
  • 2.1. Cách viết sớ trạng mã rằm tháng 7
  • 2.2. Cách viết sớ cầu siêu rằm tháng 7
  • 3. Lưu ý khi viết sớ cúng rằm tháng 7

Giấy Tiền Vàng Mã Là Gì

Giấy Tiền Vàng Mã Là Gì? Vàng mã là đồ để cúng cho người đã khuất nên khi thờ cúng tổ tiên xong, người dân thường đốt vàng mã.

Tiền âm phủ (còn gọi là tiền địa phủ, tiền vàng bạc, Tiền vàng mã) là một loại giấy kích thước và trang trí giống (hoặc gần giống) như giấy bạc thật, được dùng để cúng bái trong các dịp ma chay, đám giỗ, cúng tế, làm lễ chùa. Theo quan niệm của những người còn sống, những người đã chết được đưa xuống cõi âm, một nơi giống với cõi dương. Những người ở cõi âm đều sinh hoạt giống như trên dương thế và họ cũng cần có những vật dụng dành cho cuộc sống.

Xuất phát từ phong tục tùy táng (chôn cất cùng với các đồ vật dụng khi còn sống), tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện trong đám tang của người xưa. Vào thời nhà Tần (thế kỉ 2), nhiều quý tộc Trung Hoa có thói quen tùy táng theo người chết bằng bạch ngọc cùng nhiều đồ vật quý giá khác và phát triển cực thịnh dưới thời nhà Đường (618-907).

Tục lệ đốt vàng mã này ảnh hưởng sâu đậm vào nước ta, từ vua chúa đến thứ dân. Vụ đốt vàng mã lớn nhất Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 là trong đám tang của Vua Khải Định, băng hà vào ngày 25 tháng 11, năm 1925, triều đình Huế đã làm nguyên cả ngôi điện Kiến Trung bằng giấy thật lớn và nhiều loại đồ dùng của vua như ngự liễn, long xa, tàn kiệu, v.v… để đốt theo vua.

Cùng với Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã, SCR.VN tặng bạn 💧 Cách Cúng Mùng 2 Và 16 💧 Cúng Xe, Cúng Thần Tài, Cô Hồn

Giấy Tiền Vàng Mã Có Những Loại Nào

Đốt vàng mã để gửi xuống “cõi âm” cho người đã khuất từ lâu đã trở thành một tập tục trong đời sống tâm linh của người Việt. Vậy cụ thể Giấy Tiền Vàng Mã Có Những Loại Nào?

Người Việt quan niệm “trần sao âm vậy”, đốt vàng mã thể hiện lòng thành và bày tỏ được lòng tri ân, cảm tạ đối với người đã khuất. Và tiền âm phủ, tiền đô la âm phủ sẽ được chia thành nhiều dạng khác nhau. Trong đó đáng chú ý là:

  • Vãn Sanh Tiền (hình hoa mai vàng): đốt cho ông bà, cha mẹ, những người khuất mặt khuất mày. Ghi tên, ngày tháng năm sinh – ngày tháng năm mất của người đó theo bát tự. Nam đốt 7 tờ, nữ thì 9 tờ
  • Phật Thủ Vãn Sanh Tiền (Phật Chuẩn Đề – hình chữ nhật): tương tự như trên, đặc biệt khi người đó lúc còn sống là phật tử
  • Tiền Thọ: đốt để dâng kính phật và các bậc thiên thần nói chung cầu sức khỏe tuổi thọ. Nam 7 tờ, nữ 9 tờ
  • Thiên Cung Kim: đốt cho thiên thần nói chung (Phước Lộc Thọ – Tam Đa) cầu bình an tuổi thọ.
  • Tiền Vàng: đốt cho thiên thần (thần linh trên trời) ghi tên của vị nào cần đốt theo chiều ngang – 7 tờ cho mỗi vị.
  • Tiền Bạc: tương tự như trên (thay vì thiên thần thì lần này cúng cho địa thần tức thần linh dưới đất như thổ địa)
  • Bách Giải Phù: ghi họ tên – bát tự năm tháng ngày giờ sinh của người còn sống để sử dụng
  • Tiền Quan Âm: đốt dâng cúng Phật Bà Quan Âm – đốt 7 tờ một lần vào những ngày rầm mùng 1 và ngày vía Quan Âm để cầu bình an.

Những năm gần đây, “phú quý sinh lễ nghĩa”, hàng mã ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu, từ bình dân đến cao cấp với tiền polyme âm phủ, nhà lầu, xe hơi, máy bay….

Đốt vàng mã vốn là một sự biểu trưng, quan trọng là lễ bạc lòng thành. Vì thế chúng ta nên làm nhỏ gọn lại nhưng rất đẹp. Nhỏ gọn lại để nó phù hợp với cuộc sống đặc biệt là cuộc sống đô thị hiện nay

Tiếp theo Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã, mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Văn Cúng Cô Hồn Hàng Tháng 🌠 Cách Cúng Chúng Sinh

Tại Sao Cần Ghi Giấy Tiền Vàng Mã Đúng

Tại Sao Cần Ghi Giấy Tiền Vàng Mã Đúng? Tục đốt vàng mã đã có từ xa xưa với ý nghĩa thiện tâm hướng về tổ tiên, nguồn cội. Tuy nhiên gia chủ cần thực hiện đúng theo phong tục để người âm có thể nhận được.

Hóa vàng, có thể hiểu là một dạng dâng cúng các giá trị vật chất cho thần linh. Bởi không thể dùng tiền thật để đốt, nên con người phải nhờ đến tiền vàng mã với những hình tròn, hình vuông giống hình tiền.

Trước khi đốt vàng mã, gia chủ nên ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận (Tức là người thân trong gia đình đã khuất). Khi đốt nên đốt cháy toàn bộ, tránh đốt sót. Chẳng may người cõi âm không nhận đầy đủ vàng mã mà con cháu gửi.

Với nét đẹp của tập tục này, các gia đình vẫn có thể cúng, đốt vàng mã một cách hợp lý, tránh lãng phí và đánh mất đi bản chất của tập tục. Dựa vào điều kiện thực tế của gia đình, với phương châm: Tối giản, thành tâm là quan trọng nhất, không nên mua sắm đồ vàng mã đắt tiền, cúng quá lớn tránh lãng phí.

Tục vàng mã là tín ngưỡng từ xa xưa của người Việt. Vì là tín ngưỡng nên chúng ta không thể xóa bỏ được. Chính lẽ đó nên các nhà Phật có những quy định là không đốt vàng mã ở không gian này hay ở không gian khác mà không phải quy định dẹp bỏ nó đi vì đó là tín ngưỡng mà con người vẫn theo.

Không chỉ có Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Văn Khấn Ngày Rằm Hàng Tháng 🍀 Văn Khấn Ngày Rằm Hàng Tháng

Để tìm hiểu thêm về Cách Ghi Tên Trên Vàng Mã Giấy Tiền, mời bạn theo dõi video hướng dẫn hoá vàng đúng cách với những thông tin hữu ích dưới đây.

Tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Cách Cúng Vong Trong Nhà ☔ Bài Cúng, Văn Khấn, Sắm Lễ Vật

Tục hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ là một dạng dâng cúng vật chất cho thần linh, người đã khuất. Khi hóa vàng không thể thiếu sớ đốt vàng mã. Mời các bạn tham khảo Cách Ghi Giấy Tiền Vàng Mã dưới đây.

Gia chủ khi thực hiện đốt và đọc sớ ghi giấy tiền vàng mã, nên đọc từng lễ riêng ví dụ: chúng con xin gửi chút quần áo, vàng tiền cho Ông nội tên là… mất năm… địa chỉ ở….an táng tại… Khi đốt người ta tin rằng, đọc tên từng lễ, gửi cho ai, địa chỉ như thế nào thì người đã khuất sẽ nhận được.

Khi đốt vàng mã, người ta sẽ đốt một cách từ từ, miệng lầm rầm khấn vái. Bạn có thể tham khảo cách viết sớ đốt vàng mã theo mẫu sau:

Nam Mô A Di Đà Phật!Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.Kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần.Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ

Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại trong họ.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…(âm lịch)

Tín chủ con là…Ngụ tại… cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

Các vị Tôn thần cai quản trong xứ nàyHương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thôngNgười người được chữ bình anTám tiết vinh khang thịnh vượngLộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mangSở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Cẩn cáo!

Đừng bỏ qua bài viết 🔥 Bài Khấn Rằm Tháng 7 Tại Nhà 🔥 bạn nhé!

Rằm tháng 7 là ngày lễ trọng đại trong văn hóa tâm linh người Việt. Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng rằm, việc chuẩn bị sớ cầu siêu, sớ trạng mã cũng được các gia đình Việt coi trọng. Trong bài viết hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách viết sớ cúng rằm tháng 7 chính xác.

1. Ý nghĩa sớ cúng rằm tháng 7

Sớ là một loại văn bản thường được dùng để trình bày nguyện ước của người dưới dâng lên bề trên mong được y chuẩn. Sớ được người Việt sử dụng nhằm gửi gắm ước nguyện, cầu được như ý, sở nguyện tòng tâm.

Ứng dụng của sớ rất rộng rãi, nhưng đa số thời nay sớ chỉ được sử dụng trong việc cúng lễ. Sớ cúng rằm tháng 7 được chia thành 2 loại sớ trạng mã và sớ cầu siêu. Trong đó:

Cách viết sớ đốt vàng mã tháng 7Sớ là một loại văn bản thường được dùng để trình bày nguyện ước của người dưới dâng lên bề trên mong được y chuẩn

  • Sớ trạng mã: là loại sớ được gia đình Việt trình lên ông bà tổ tiên để mời họ về hưởng lễ vật, cầu mong ông bà chứng giá và phù họ cho con cháu sức khỏe, bình an, tài lộc.
  • Sớ cầu siêu: là mẫu sớ sử dụng cho mục đích cầu nguyện cho người thân trong gia đình là ông bà, cha mẹ,… những người còn đang lưu lạc nơi địa ngục sẽ được siêu thoát, cầu cho họ được thoát khỏi khổ ải, được về cõi Tĩnh độ của đức Phật.

2. Cách viết sớ cúng rằm tháng 7

Sớ cúng sẽ là phương thức liên lạc, là cách để người dương gian truyền đạt, gửi gắm tấm lòng và bày tỏ ước nguyện với người nơi âm thế. Nếu bạn chưa biết cách viết sớ cúng rằm tháng 7 sao cho đúng thì hãy tham khảo ngay 2 mẫu viết dưới đây.

2.1. Cách viết sớ trạng mã rằm tháng 7

Sớ trạng mã rằm tháng 7 thường được gia đình Việt sử dụng để mời ông bà, cha mẹ, những người đã khuất về thọ hưởng lễ vật, vui vầy cùng con cháu.

Cách viết sớ đốt vàng mã tháng 7Sớ trảm mã được sử dụng để mời ông bà, cha mẹ, người thân đã khuất về thọ hưởng lễ vật

Dưới đây là mẫu sớ trạng mã đơn giản nhưng đầy đủ bạn có thể tham khảo:

“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng Bảy năm ….

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, nay chúng con được hưởng âm đức. Vì vậy cho nên nghĩ đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ …

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nam mô A di Đà phật! (3 lần)

2.2. Cách viết sớ cầu siêu rằm tháng 7

Sớ cầu siêu rằm tháng 7 thường được sử dụng trong nghi thức lễ Vu Lan. Thông qua văn sớ cầu siêu giúp người còn sống nhận thức đúng giá trị cuộc sống, giúp người qua đời được cầu siêu, thể hiện đạo lý báo ân và mối tương quan giữa người sống và người đã khuất.

Cách viết sớ đốt vàng mã tháng 7Sớ cầu siêu cúng rằm tháng 7

Dưới đây là mẫu cầu siêu đơn giản bạn có thể tham khảo:

“Kính nghe: Tiết Vu lan trăng tỏ

Ngày tự tứ thanh lương

Thiết trai đàn cầu Cha Mẹ hiện tại bình an, dâng sớ tấu độ Tổ tiên siêu thăng Phật cảnh. Câu Dương khánh in sâu tâm tưởng, Chữ Âm siêu chung hưởng phúc duyên, khiến nhà nhà An lạc như nguyền, mong chốn chốn bình yên toại ý.Chúng con: Động chân bước, một sát na tạo tội muôn vàn, tham sân si mạn, sơ sẩy gây oan luỹ kiếp. Từ vô thuỷ đã tạo bao ác nghiệp, e lại sinh còn thiếu lắm thiện nhân.

Ơn Phật Tổ mở hội Vu Lan, mỗi năm dạy lập đàn xá tội. Trước bệ ngọc nay cầu sám hối, đối Liên Tòa hương giới uy nghi. Trượng Phật Thừa nương đức từ bi, cầu tăng chúng dắt về giác đạo.

Duyên nay có tại nước Việt Nam,…..

Chúng con tên là: …

Nhân tiết Vu Lan cầu siêu tiến cho Chân linh Gia tiên nội ngoại: …………………..

Vâng lời di giáo dâng hương hoa cầu Tam bảo chứng minh, thiết lập đạo tràng cùng tụng niệm nguyện bách linh siêu thoát. Kính dâng:

Nam mô Thập Phương nhất thiết Chư Phật, Kim Liên Tọa Hạ.

Nam Mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích ca Mâu Ny Phật, Kim liên tọa hạ.

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Kim liên tọa hạ.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát, Hồng liên tọa hạ.

Kính mong: Thánh Tăng chiếu giám, Liệt Tổ cảm thông, Bát Bộ gia trì, Thiên Long ủng hộ. Đức lục hòa, cứu khổ trầm luân, Thanh tịnh giới, vớt dòng lục đạo. Khiến vong giả tội khiên gột sạch, và người còn cát khánh tam đa. Nguyện gia tiên tắm gội Liên Trì, mong Cha Mẹ quay về Bát Chính.

Chạnh nghĩ: Thiên đường còn sinh tử luân hồi, Địa ngục bao tối tăm khổ cực. Trên đời ai thoát cảnh tóc bạc da mồi, dưới âm kẻ đọa đày ma kêu quỷ khóc. Thời tiết đổi bão bùng cây ngả, mùa Vu Lan lã chã mưa rơi, non sông sóng gió tơi bời, buồn thương than khóc ngậm ngùi chia ly, biết bao cảnh sầu bi thảm thiết, khắp cõi này oan nghiệp đảo điên, chúng con nay học Đức Mục Liên, báo ân Phật Tổ, Gia tiên chí thành.

Lại nguyện: Âm siêu về cảnh an lành, Dương khánh ân chiêm pháp vũ, Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển, để từ nay oan kết băng tiêu, chung cộng hưởng thái bình Tịnh Độ. Trăm lạy khấu đầu cẩn bạch, ngưỡng mong Tam Bảo chứng minh.

ĐỆ TỬ CHÚNG CON THÀNH TÂM KÍNH DÂNG VĂN SỚ ,

NGÀY……..….…THÁNG .……………. NĂM …………..………………….”

3. Lưu ý khi viết sớ cúng rằm tháng 7

Cách viết sớ đốt vàng mã tháng 7Dâng sớ tại Chùa trong ngày lễ Vu Lan

Trong quá trình viết sớ cúng rằm tháng 7, người viết cần lưu ý:

  • Giấy viết phải phẳng phiu, không nên gấp hoặc cuộn lại
  • Trước khi viết nên niệm Phật 10 lần
  • Tại sớ cúng siêu chỉ được ghi một danh tên tại một ô
  • Khi viết hay khi dâng sớ cần phải tỏ lòng thành kính, mong mỏi

Trên đây là chi tiết cách viết sớ cúng rằm tháng 7 Nhà Đất Mới muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết bổ ích và giúp bạn hoàn thành nghi lễ rằm tháng 7 tốt nhất, thể hiện được lòng thành.

Chúc bạn rằm tháng 7 hạnh phúc!

Nguồn: nhadatmoi.net

Từ khóa » Cách Viết Sớ đốt Vàng Mã Tháng 7