Cách Viết Sớ Giải Hạn 2021
Có thể bạn quan tâm
Mẫu sớ giải hạn mới
- 1. Sớ là gì?
- 2. Cách viết sớ
- Thiết kế của sớ
- Bố cục lá sớ
- 3. Cách viết sớ dâng sao giải hạn
Để làm lễ cúng giải hạn đầu năm 2024, ngoài việc chuẩn bị lễ vật cúng dâng sao thì viết sớ cúng giải hạn cũng là một công việc quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cách viết sớ cúng giải hạn. Sau đây là hướng dẫn cách viết sớ giải hạn 2024 chi tiết Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn.
- Cách cúng sao giải hạn 2024
- Bài vị cúng sao giải hạn 2024
1. Sớ là gì?
Dù là vật thường xuyên xuất hiện trong các mâm cúng, tuy nhiên không nhiều người biết sớ là gì và nó có ý nghĩa như thế nào. Theo đó, sớ là một loại văn bản cổ dùng để trình bày ước vọng của người dưới dâng lên bề trên mong được y chuẩn.
Với bản chất là một loại văn bản hành chính nên sớ cũng có những quy định chặt chẽ. Ứng dụng của sớ rất rộng rãi, nhưng thời nay chỉ còn sử dụng trong việc cúng lễ. Mỗi khoa cúng khi hành trì đều có đoạn phải tuyên sớ, khoa cúng nào có loại sớ đó, riêng trong việc cúng lễ thôi cũng có tới vài trăm loại sớ.
Đặc biệt, theo quy định từ xưa để lại, việc gắn liền với các khoa cúng, thì trong sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng người ta cũng hay sử dụng sớ khi tự thân lễ lạt nơi đền chùa miếu mạo, bởi người ta quan niệm sớ là một loại đơn từ giấy trắng mực đen gửi lên các đấng siêu hình, mong các ngài ban cho được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm, sớ thay cho lời khấn khi đi lễ, nên trên mâm lễ vật có tờ sớ thêm phần tố hảo, viên mãn.
2. Cách viết sớ
Vì là loại văn bản hành chính nên sớ cũng có những quy định chặt chẽ. Cụ thể, có nhiêu quy tắc khi viết sớ đồng thời nó cũng là cách để phân biệt sớ với các loại công văn khác.
Cách viết sớ chi tiết như sau:
Thiết kế của sớ
- Bắt đầu lá sớ bao giờ cũng có hai chữ “phục dĩ” và dòng cuối cùng thì hai chữ trên đầu ghi là “thiên vận”
- Tiếp đó là phần giấy trắng (tức là lưu không - ngày nay gọi là canh lề) đầu tờ sớ rất hẹp (cỡ vừa 1 ngón tay), cuối tờ sớ bằng “nhất chưởng” tức khoảng rộng tương đương 4 ngón tay, như thế gọi là “ tiền lưu nhất chưởng, hậu yêu không đa”.
- Lưu không trên đầu tờ sớ rất rộng, chân tờ sớ thì rất hẹp chỉ vừa cho con kiến chạy – “thượng trừ bát phân, hạ thông nghĩ tẩu”.
- Các cột chữ rất thưa nhưng khoảng cách chữ lại rất mau – “sơ hàng mật tự”
- Một chữ không bao giờ được đứng riêng một cột – “nhất tự bất khả nhất hàng”.
- Khi viết họ tên người phải đứng cùng 1 cột – “bất đắc phân chiết tính danh”
Bố cục lá sớ
Theo quy định, kết cấu một lá sớ thông thường gồm các phần theo thứ tự dưới đây:
Đầu tiên sau hai chữ “phục dĩ”, đa số các tờ sớ có phần phi lộ, thông thường là một câu văn biền ngẫu viết theo thể phú, nội dung có liên quan tới lá sớ. Ví dụ lá sớ thông dụng mà ta quen gọi là “sớ phúc thọ” thì mở đầu bằng câu “Phúc Thọ Khang Ninh nãi nhân tâm chi kỳ nguyện…”
Phần ghi địa chỉ: Phần này tiếp theo lời phi lộ, được mở đầu bằng hai chữ “viên hữu” tiếp theo là “việt nam quốc, tỉnh, huyện, xã thôn.
Tiếp theo là hai chữ “y vu” hoặc “nghệ vu” ở cuối hang địa chỉ. Đầu cột tiếp theo là ghi nơi tiến sớ, ví dụ: “…. linh từ”.
Phần nêu lý do dâng sớ: Phần này được mở đầu bằng hai chữ “thượng phụng” nằm dưới tên đền, chùa của phần 2.
Đầu cột tiếp theo đa phần là mấy chữ “Phật, Thánh hiến cúng …..thiên tiến lễ……” . Kết thúc là chữ “sự”. Chú ý trong sớ, tất cả các chữ Phật, Thánh, hoặc hồng danh của các ngài đều phải viết tôn cao thêm bằng 1 chữ.
Phần ghi họ tên người dâng sớ: Phần này được mở đầu bằng câu: “kim thần tín chủ (hoặc đệ tử)” tiếp theo viết họ tên người dâng sớ, có vài loại sớ thì ghi thêm cả tuổi, bản mệnh, sao gì, cung bát quái nào… (ví dụ sớ cúng sao đầu năm). Nếu sớ ghi nhiều người, hoặc thay mặt cho cả gia đình thì bao giờ cũng có chữ “đẳng”. ví dụ “hiệp đồng toàn gia quyến đẳng”. Kết thúc phần này là mấy chữ: “tức nhật mạo (hoặc ngương) can”… Mấy chữ này, cùng hai chữ “y vu” ở trên nhà in sớ không in mà người viết phải tự điền vào.
Phần tán thán: Ở phần này là những câu văn giải thích rộng hơn lý do dâng sớ. Kết thúc phần này là câu “do thị kim nguyệt cát nhật, sở hữu sớ văn kiền thân thượng tấu”.
Phần thỉnh Phật Thánh: Phần này mở đầu bằng 2 chữ “cung duy” tiếp theo là Hồng danh của các ngài. Dưới mỗi hồng danh là các chữ “tòa hạ” dành cho Phật, “vị tiền” dành cho Thánh, Thần cùng các bộ hạ các ngài. Đôi khi với các vị Tiên thì dung “cung khuyết hạ”.
Phần thỉnh cầu: Phần này được mở đầu bằng hai chữ “phục nguyện”
Tiếp theo là đoạn văn biền ngẫu (thường là rất hay) nói về sự mong mỏi được các bề trên ban ân huệ cho bản thân và gia đình. Kết thúc bằng câu “đãn thần hạ tình vô nhậm, kích thiết bình doanh chi chí, cẩn sớ.
Phần cuối cùng, là ghi năm tháng ngay (có khi cả giờ). Kết thúc bằng mấy chữ “….thần khấu thủ thượng sớ”
3. Cách viết sớ dâng sao giải hạn
Dưới đây là mẫu lòng sớ dâng sao giải hạn cầu bình an cầu hạnh phúc
Phục dĩ
Tinh huy nan hoán hoàng hoàng nan trắc nan danh nhân xứ dương môn lục lục hữu lượng hữu đảo phàm tâm bất cách
Tuệ nhãn diêu quan
Viên hữu:…………………………………
Việt Nam quốc:………………………….
Phật cúng giàng
…………Thiên tiến lễ
Nhương tinh giai hạn cầu gia nội bình an sự
Kim thần
Nhương chủ:………………………….
Tam quang phổ thân nhất ý ngôn niệm thần đẳng sinh phùng đế vượng tinh bẩm thiên lương bán hoàng duy hạn ách quỳ quỳ khủng ác diệu hoặc gia cảnh cảnh cúng dường.
Nguyên cung trần bái đảo chí nghi nguyên đạo trường sinh chi phúc kim tác đầu thành ngũ thể tịnh tiến nhất tâm
Cụ hữu sớ văn kiền thân
Thượng tấu:
Trung thiên tinh chúa Bắc cực tử vi trương sinh đại đế Ngọc bệ hạ
Tả nam tào lục ty diên thọ tinh quân Thánh tiền Hữu bắc đẩu cửu hoàng giai ách Tinh quân Thánh tiền
Thiên đình cửu cung bát cửu diệu ngũ hành Đẩu số tinh quân
Vị tiền
Cung vọng;
Tôn tinh đồng thuỳ chiếu giám phúc nguyện
Tử vi chiếu mệnh thiên phủ phù cung bảo mệnh vị thiên tài thiên thọ thiên tương đồng ,vũ khúc dĩ phù trì sứ thân cung hoá lộc hoá quyền hoá khoa Đối văn xương chi thọ vực, tam tai tống khứ, tứ thời vô hạn ách chi ngu, ngũ phúc hoàn lai bát tiết hỷ thần thanh long chi tả phụ.
Tử tôn quan đới phu thê lộc tồn ác diệu bôn đằng cát tinh biền tập
Đãn thần hạ tình vô nhậm khích thiết bình doanh chi chí
Cẩn sớ
Thiên vận: niên………. nguyệt……..
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.
Từ khóa » Sớ Dâng Sao Giải Hạn
-
Cách Viết Sớ Cúng Dâng Sao Giải Hạn Chuẩn Nhất
-
Sớ Cúng Sao Giải Hạn 2022
-
Cách Viết Sớ Tiêu Tai Giải Hạn
-
Cách Viết Sớ Cúng Dâng Sao Giải Hạn Chuẩn Nhất - Luxury
-
Cách Viết Sớ Cúng Sao Giải Hạn Đơn Giản, Chính Xác
-
Tờ Sớ Cúng Sao Giải Hạn Tiếng Nôm Và Tiếng Việt | Shopee Việt Nam
-
Top #10 Cách Viết Sớ Cúng Dâng Sao Giải Hạn Xem Nhiều Nhất ...
-
Top #10 Cách Viết Sớ Dâng Sao Giải Hạn Xem Nhiều Nhất, Mới ...
-
Hướng Dẫn Cách Viết Sớ Cúng Sao Giải Hạn Hiệu Quả
-
Cách Viết Sớ Giải Hạn - HaNoiGiaRe.Com
-
Cách Cúng Sao Giải Hạn 2022, Bài Cúng Dâng Sao Giải Hạn đầu Năm
-
Văn Khấn Cúng Sao Giải Hạn 2022
-
Tờ Sớ Cúng Sao Giải Hạn Tiếng Nôm Và Tiếng Việt
-
Cách Viết Giấy Cúng Sao Giải Hạn Đầy Đủ Tại Nhà, Hướng Dẫn ...
-
Tờ Sớ Cúng Sao Giải Hạn Tiếng Nôm Và Tiếng Việt | Tiki
-
Cách Làm Lễ Cúng Sao Giải Hạn Năm 2022
-
Cách Làm Lễ, Sớ Cúng Sao Giải Hạn Năm Tân Sửu 2021 - Nhà Đất Mới
-
Dâng Sao, Giải Hạn đầu Năm: Làm Thế Nào đúng? - VnExpress