Cách Viết Sơ Yếu Lý Lịch Xin Việc Làm Mới Nhất - Lê Ánh Hr

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Th.S Lê Thị Ánh - CEO Trung tâm Lê Ánh - Giảng viên khóa học hành chính nhân sự tại trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh.

Sơ yếu lý lịch xin việc là một trong số những loại giấy tờ đặc biệt quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc. Nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận tổng quan về bản thân người ứng tuyển cũng như các thông tin liên quan đến cá nhân người ứng tuyển thông qua loại giấy tờ này.

Trong bài viết này, Lê Ánh HR sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích làm thế nào để viết sơ yếu lý lịch xin việc một cách chính xác, chuẩn nhất và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Nội dung bài viết:
  • 1. Tổng quan về sơ yếu lý lịch xin việc
  • 2. Sự khác nhau cơ bản giữa Sơ yếu lý lịch xin việc và CV
  • 3. Nội dung của sơ yếu lý lịch xin việc
  • 4. Cách viết sơ yếu lý lịch chính xác nhất
    • 4.1. Công cụ hỗ trợ trong quá trình viết sơ yếu lý lịch xin việc
    • 4.2. Cách điền thông tin vào bản sơ yếu lý lịch xin việc

1. Tổng quan về sơ yếu lý lịch xin việc

Sơ yếu lý lịch xin việc là loại giấy tờ tự bản thân ứng viên khai tổng quan những thông tin liên quan đến ứng viên xin việc, bao gồm thông tin cá nhân và thông tin nhân thân (bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em…) của ứng viên đó, thông thường sơ yếu lý lịch sẽ được trình bày dưới dạng viết tay và thường được dùng để hoàn thiện bộ hồ sơ xin việc làm hay làm các thủ tục hành chính liên quan.

Xem thêm: 

  • Hồ Sơ Xin Việc Gồm Những Gì? Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc
  • Hồ sơ năng lực là gì? Gồm những gì?

2. Sự khác nhau cơ bản giữa Sơ yếu lý lịch xin việc và CV

Do đều là tự thuật, nên nhiều người nhầm lẫn giữa CV và sơ yếu lý lịch xin việc là một loại giấy tờ. Tuy nhiên trên thực tế đây là 02 loại giấy tờ khác nhau chỉ có cơ bản một số nội dung gần tương đồng.

Sự khác nhau giữa CV và Sơ yếu lý lịch

Hay nói cách khác CV chỉ là bản cung cấp những thông tin cá nhân của bản thân và thông thường được trình bày ngắn gọn nhưng nội bật và ứng viên có thể tư do sáng tạo để cho ra được một bản CV ấn tượng với mầu sắc và thiết kế đồ họa kèm theo nhằm thu hút nhà tuyển dụng.

Ngược lại, Sơ yếu lý lịch xin việc thường là bản tự thuật có sẵn một số khuôn mẫu nhất định. Mang tính chất dập khuôn và thường được ứng viên trình bày tự thuật bằng tay để trình bày tất cả nhưng nội dung liên quan đến bản thân và người thân trong gia đình.

3. Nội dung của sơ yếu lý lịch xin việc

Khi trình bày bản sơ yếu lý lịch. Do là bản tự thuật nên ứng viên cần đảm bảo tính chính xác, trung thực và ngắn gọn không phô trương như CV. 

Một bản sơ yếu lý lịch sẽ bao gồm những thông tin chính như sau:

+ Ảnh 4x6 dán ở góc trái trên cùng Sơ yếu lý lịch

+ Thông tin cá nhân của người tự thuật bao gồm: họ  và tên, giới tính, năm sinh, nguyên quán, sổ hộ khẩu thường trú, số Chứng minh nhân dân hoặc số thể căn cước công dân, dân tộc, trình độ văn hóa, ngày vào Đoàn - Đảng…

+ Mối quan hện với người thân trong gia đình: họ và tên, năm sinh, chỗ ở hiện nay, nghề nghiệp của bố, mẹ, vợ/ chồng, anh-chị-em ruột…

+ Quá trình học tập - làm việc và công tác của người làm đơn

+ Khen thưởng - kỷ luật (nếu có)

+ Lời cam đoan của người tự thuật + Chữ ký và xác nhận đóng dấu của địa phương

Tham khảo »»» Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia Nhân Sự Hàng Đầu

4. Cách viết sơ yếu lý lịch chính xác nhất

Trước khi viết sơ yếu lý lịch xin việc người viết cần chuẩn bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ nhằm phục vục tốt nhất quá trình viết sơ yếu lý lịch đồng thời tránh mất thời gian và gây sao nhãng trong việc tìm kiếm các công cụ hỗ trợ.

4.1. Công cụ hỗ trợ trong quá trình viết sơ yếu lý lịch xin việc

Bút viết, các loại giấy tờ liên quan như sổ hộ khẩu, chứng minh thư, thẻ Đảng viên/ Đoàn viên… để đối chiếu thông tin cho chính xác

4.2. Cách điền thông tin vào bản sơ yếu lý lịch xin việc

Khi điền thông tin vào bản Sơ yếu lý lịch xin việc cần mang tính chính xác và điền đúng theo quy chuẩn. Do vậy cần ứng viên cần lưu ý một số nội dung như sau:

- Các danh mục Họ và tên, Giới tính, Ngày tháng năm sinh: điền theo đúng thông tin trên Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân. Lưu ý Họ và tên cần viết in hoa

- Mục Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi đúng chính xác số nhà (thôn/xóm), phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) như thông tin trong sổ hộ khẩu- Các mục Chứng minh nhân dân số, nơi cấp, ngày cấp: ghi như trên Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

- Mục số điện thoại liên hệ: Ghi số điện thoại bạn đang sử dụng, cung cấp thêm số điện thoại bàn tại nhà (nếu có) - Mục Khi cần báo tin cho ai, Ở đâu: ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của người thân của bạn. Nếu đã có vợ/chồng thì ghi thông tin của vợ/chồng

- Mục Nơi ở hiện tại: Ghi chính xác và cụ thể địa chỉ nơi bạn đang sinh sống- Mục Nguyên quán: là nơi sinh sống của ông bà nội, cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu của bạn từ nhỏ

- Mục dân tộc: Ghi dân tộc bạn đang mang (đa số là ghi Kinh, dân tộc khác thì ghi Mường, Tày, Dao…); nếu là người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc nước ngoài

- Mục Tôn giáo: Ghi rõ tên đạo (đạo Phận, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi…); nếu không theo đạo thì ghi Không

- Mục Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Có thể là công chức, viên chức, địa chủ, cố nông, bần nông, trung nông…Nếu không rõ tên của danh mục này bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi ghi hoặc hỏi rõ thông tin từ người thân trong gia đình

- Mục Thành phần gia đình hiện nay: Có thể là công chức, viên chức, công nhân, nông dân…- Mục Trình độ văn hóa: ghi 12/12 chính quy hoặc 12/12 bổ túc văn hóa

- Mục Trình độ ngoại ngữ: Ghi tên ngoại ngữ bạn biết, như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn…

- Mục Trình độ chuyên môn, loại hình đào tạo, chuyên ngành: Có thể là Cử nhân – Đại học – Kế toán…

- Mục Kết nạp Đảng- Đoàn: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp- Mục Tình hình sức khỏe: ghi theo đánh giá của cơ sở y tế kết luận trong phiếu khám sức khỏe xin việc

- Mục Nghề nghiệp: Ghi tên nghề nghiệp - Mục Cấp bậc: Ghi bậc lương đang được hưởng (nếu có)

- Mục Lương chính hiện nay: Ghi theo ngạch kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên viên… (nếu có)

- Mục Ngày nhập ngũ - xuất ngũ, lý do: Ghi rõ ngày, tháng, năm nhập ngũ- xuất ngũ và lý do xuất ngũ

- Mục Hoàn cảnh gia đình: Ghi rõ họ tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp, nơi làm việc của bố, mẹ, vợ/ chồng, anh, chị, em ruột, con cái (nếu có)

- Mục Quá trình hoạt động của bản thân: Ghi tóm tắt quá trình từ thời niên thiếu đến hiện tại như học gì – làm gì - ở đâu – giữ chức vụ gì…

- Mục Khen thưởng- kỷ luật: Ghi rõ thông tin về khen thưởng- kỹ luật (nếu có)

Xem thêm: 

  • Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV
  • Giấy Xác Nhận Nhân Sự Là Gì? Tải Mẫu giấy Xác Nhận Nhân Sự Mới Nhất

Trên đây là những chia sẻ Hữu ích về Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc làm mới nhất. Mong rằng những thông tin Lê Ánh HR cung cấp trong bài viết sẽ hữu ích với các bạn!

 

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sựkhóa học C&B ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.8855 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.

Lê Ánh Hr chúc bạn thành công

Từ khóa » Khai Lý Lịch Xin Việc