Cách Viết Thư Giới Thiệu Bản Thân Gây Ấn Tượng Từ Dòng Đầu Tiên
Có thể bạn quan tâm
Trong vô vàn những bức thư giới thiệu bản thân khác nhau qua email, làm thế nào để bạn trở nên nổi bật nhất? Các bạn trẻ đang trên con đường tìm công việc phù hợp, hãy tham khảo ngay lời khuyên dưới đây của Glints để biết cách viết một email xin việc sao cho thật ấn tượng nhé.
Email tự giới thiệu bản thân giúp ích gì cho ứng viên?
Một bản CV hoành tráng, ấn tượng thôi là chưa đủ. Vì trước khi đọc được CV của bạn, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến phần thư giới thiệu ở nội dung email.
Nếu phần này quá nhạt nhòa, hoặc tệ hơn là bị bỏ trống, rất có thể CV của bạn chẳng có cả cơ hội được nghía qua dù chỉ một lần.
Thư giới thiệu bản thân qua email sẽ giúp gì cho ứng viên?
Truyền tải nhanh gọn thông tin
Bộ phận nhân sự phải đọc rất nhiều email và hồ sơ ứng viên trong một ngày. Vì thế, nếu bạn có thể giới thiệu ngắn gọn tên tuổi, chuyên môn, ngành học hay kinh nghiệm làm việc của mình trong phần thư giới thiệu bản thân này sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian nắm bắt thông tin về bạn.
Thể hiện mong muốn tìm công việc mới một cách nghiêm túc
Thư giới thiệu bản thân qua email được viết cẩn thận, trau chuốt cũng là cách bạn thể hiện với nhà tuyển dụng rằng mình đang rất nghiêm túc với cơ hội việc làm đó.
Chưa cần biết năng lực của bạn tới đâu, nhưng thái độ nhiệt tình và tác phong chuyên nghiệp như vậy đã là một điểm cộng khiến bạn được chú ý rồi.
Gợi ý những thông tin nên có trong thư giới thiệu bản thân qua email
Lời chào khởi đầu câu chuyện
Lời chào đầu email không nên quá dài dòng mà chỉ cần đơn giản như: “Gửi anh A/chị B” hoặc “Gửi bộ phận tuyển dụng công ty ABC”
Thông tin cá nhân cơ bản
Hãy đảm bảo người quản lý tuyển dụng có thể biết được bạn là ai trước khi vào đi sâu hơn vào các thông tin nghề nghiệp khác.
Bạn chỉ cần nêu rõ họ tên gì, vị trí bạn hiện đang đảm nhiệm hoặc lĩnh vực làm việc, cùng với số năm kinh nghiệm là được.
Chia sẻ lý do tại sao email của bạn nên được lưu ý
Nhà tuyển dụng sẽ chẳng có thời gian quan tâm tới những email vòng vo không có mục đích.
Hãy đi thẳng với trọng tâm rằng bạn viết thư giới thiệu bản thân này với mục đích ứng tuyển cho vị trí nào và bạn biết tới thông tin tuyển dụng từ đâu.
Tóm lại, hãy đưa ra một lý do đầy đủ và ngắn gọn cho nhà tuyển dụng thấy tại sao thư giới thiệu bản thân qua email của bạn nên được lưu tâm, cũng như khiến họ không bị rối loạn thông tin giữa hàng chục, thậm chí hàng trăm ứng viên.
Đọc thêm: Tìm việc làm thành công nhờ hiểu nhà tuyển dụng
Nói về mục tiêu nghề nghiệp của bạn
Để bước đầu thể hiện được bạn là một ứng viên phù hợp với vị trí đang ứng tuyển, thư giới thiệu bản thân của bạn nên bao gồm một cách ngắn gọn về mục tiêu nghề nghiệp.
Hãy nhớ rằng mục tiêu nghề nghiệp này cần có liên quan chặt chẽ với công ty và vai trò đó.
Chia sẻ lý do khiến bạn chú ý tới công việc
Cân nhắc kỹ mục đích bạn ứng tuyển cho vị trí đó là gì trước khi viết thư giới thiệu bản thân.
Vị trí này phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn? Bạn có nhiều kinh nghiệm với một công việc tương tự? Bạn muốn tìm cơ hội phát triển bản thân trong lĩnh vực mới? Hay vì bạn có đam mê với ngành nghề trên nên muốn ứng tuyển?
Sau khi xác định được lý do, hãy trình bày nó thật ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Một lý do rõ ràng, cụ thể sẽ nâng cao cơ hội giúp bạn có được công việc mong đợi.
Kỹ năng
Nếu bạn đang sở hữu các kỹ năng đặc biệt hoặc tự tin mình rất thạo về một khía cạnh nào đó, hãy khẳng định ngay trong thư giới thiệu bản thân để tận dụng những thế mạnh của mình.
Bạn có thể dựa vào mô tả công việc để chọn ra một vào kỹ năng chính được nhà tuyển dụng yêu cầu cho vị trí đó.
Đọc thêm: Hướng dẫn viết Email xin việc
Thể hiện giá trị bạn có thể đóng góp cho doanh nghiệp
Đừng nói với nhà tuyển dụng những giá trị không mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp, hãy đứng ở vị trí của họ và suy nghĩ thứ mà họ đang cần – chính là giá trị bạn có thể đóng góp nếu được chọn.
Chẳng hạn với kinh nghiệm bản thân, bạn có thể góp sức vào các dự án sắp triển khai của họ, hoặc với mạng lưới quan hệ rộng, bạn có thể kiếm thêm nhiều khách hàng cho công ty, v.v.
Chia sẻ kế hoạch phát triển bản thân
Doanh nghiệp luôn ấn tượng với những người có khát vọng và biết mình cần phải làm gì để đạt được hoài bão đó. Hãy bộc bạch lý tưởng của bạn để doanh nghiệp nhận ra bạn là ứng viên tiềm năng.
Kết thúc thư giới thiệu bản thân
Sau khi đã chia sẻ đầy đủ các thông tin cần thiết, một câu cảm ơn ngắn gọn để kết thúc email sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và ghi điểm cao hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Một số lưu ý khi viết thư xin việc
- Đặt tiêu đề email chuyên nghiệp: Khi nhập tiêu đề cho email, hãy bao gồm đầy đủ họ tên và vị trí ứng tuyển. Đừng chỉ nên để tên, hoặc dòng chữ “Ứng tuyển”, hoặc tệ hơn là không đặt tiêu đề cho email. Điều này không chỉ khiến người nhận cảm thấy khó hiểu mục đích gửi thư của bạn, vừa dễ khiến chúng trôi vào mục “Spam” và không bao giờ được nhà tuyển dụng ngó ngàng đến
- Lỗi chính tả: Đừng để bị đánh giá không chuyên nghiệp với lỗi phổ biến nhưng dễ khắc phục này, đặc biệt là khi bạn viết thư giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh. Nếu bạn không tự tin, hãy tìm kiếm tới những công cụ hỗ trợ dò lỗi chính tả trước khi gửi thư giới thiệu bản thân cho người quản lý tuyển dụng.
- Bố cục: Thư giới thiệu bản thân của bạn nên được chia thành nhiều đoạn cách nhau, mỗi đoạn thể hiện một ý chính rõ ràng. Không nên viết dồn vào một đoạn khin khít chỉ khiến người xem cảm thấy ngột ngạt và khó nắm bắt ý chính.
- Lựa chọn ý một cách súc tích: Những ý đã được trình bày trong CV hay Cover Letter chỉ nên được tóm tắt một cách ngắn gọn, hoặc thậm chí lược bỏ khỏi phần giới thiệu này. Bên cạnh đó, chỉ nên đưa ra những thông tin nổi bật và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
- Không copy/paste: Mỗi công ty đều khác nhau từ văn hóa đến vị trí tuyển dụng, vì vậy, không nên áp dụng một thư giới thiệu bản thân cho tất cả những lần ứng tuyển.
- Kiểm tra và đọc lại nhiều lần trước khi gửi: Sau khi đã hoàn thành nội dung email, đừng vội vàng ấn gửi ngay mà hãy kiểm tra xem mình đã đính kèm đầy đủ các hồ sơ hay chưa? Tên người nhận đã chính xác hay chưa?
- Chỉ nhập email người nhận trước khi gửi: Kinh nghiệm dành cho bạn đó là phải đảm bảo mọi thứ đã hoàn hảo thì mới gõ tên người nhận, tránh tình trạng quá trình đang soạn email lại lỡ ấn nhầm nút gửi.
Ví dụ về thư giới thiệu bản thân
Mẫu tiếng Việt
Thân gửi chị X – Trưởng phòng Marketing của Glints Việt Nam,Tên của em là Nguyễn Văn A. Em gửi thư để ứng tuyển vào vị trí Content Marketing của Glints Việt Nam. Em vô cùng hào hứng với vai trò này và tin rằng các kỹ năng viết và biên tập, cũng như kinh nghiệm làm việc về SEO trong 3 năm qua với vai trò là một Content Editor giúp em trở thành một ứng viên phù hợp với vị trí này. Với mục tiêu trở thành một Content Marketer dày dặn kinh nghiệm trong việc sản xuất nội dung cho các hoạt động digital marketing như SEO, Social media hay Email marketing, em nhận thấy vị trí này rất phù hợp với định hướng nghề nghiệp dài hạn, cũng như là một cơ hội tốt để em phát huy những kinh nghiệm vốn có của mình trong lĩnh vực này. Em đã đính kèm CV và Cover Letter ở bên dưới. Nếu chị cần thêm thông tin nào khác, em sẽ bổ sung theo yêu cầu.Em rất mong nhận được phản hồi từ chị.Trân trọng,Nguyễn Văn A
Mẫu tiếng Anh
Dear Bob,My name is XXX, and I am applying for the Marketing Executive position. I am hugely excited about the role and believe my skills and experience make me an exceptional candidate. I have over 5 years of experience in planning and running end-to-end marketing campaigns in various industries, such as FMCG, Technology, Real Estate. This position aligns with my long-term career objectives to become an expertise in Marketing communication, especially digital marketing and performance analysis.I have attached a copy of my most recent CV and a covering letter to support my application. If you have any questions about my application, please do not hesitate to contact me.I look forward to hearing from you about the progress of my application in due course.Yours sincerely,Ryan Sinclair
Hi vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có một lá thư tự giới thiệu bản thân qua email ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Đừng quên ghé thăm Blog Glints để đọc thêm các bài viết khác về kinh nghiệm trong quá trình xin việc nhé.
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Nhập đánh giáĐánh giá trung bình 3.5 / 5. Lượt đánh giá: 8
Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?
Nhập ý kiến của bạnTừ khóa » Cách Viết Báo Về Bản Thân
-
Hướng Dẫn Cách Viết PR Về Bản Thân Chuyên Nghiệp, ấn Tượng
-
Các Bước Cơ Bản để Viết Bài PR Bản Thân, Nhân Vật Sao Cho ấn Tượng
-
Cách Viết Bài Pr Bản Thân, Nhân Vật - Cách Xây Dựng Hình ảnh Cá Nhân
-
Cách Tự Viết Báo Pr Bản Thân Hoặc Thương Hiệu - YouTube
-
Cách Viết Bài Pr Bản Thân - Pinterest
-
Hướng Dẫn Cách PR Bản Thân Hiệu Quả Nhất Cho Bạn
-
Các Bước Cơ Bản Để Viết Bài PR Bản Thân Chuyên Nghiệp
-
Cách Viết Mẫu Thư Tự Giới Thiệu Bản Thân Gây ấn Tượng Bạn Cần Biết
-
Cách Viết Báo Cáo Hoàn Hảo
-
Top 10+ Cách Viết Bài Pr Hay Nhất Hiện Nay
-
Cách Viết Về Bản Thân: Mẹo Và Ví Dụ Cơ Bản - Làm Thế Nào để Có ...
-
Hướng Dẫn Viết Thư Giới Thiệu Bản Thân ấn Tượng (có Mẫu) - JobsGO
-
Kinh Nghiệm Trình Bày Bài Giới Thiệu Bản Thân Theo Mẫu
-
Viết Bài PR Cá Nhân Một Cách Khéo Léo Và Chân Thật - Việt Quảng Cáo