Cách Viết Thư Từ Chối Nhận Việc Khéo Léo, đẹp Lòng Nhà Tuyển Dụng
Có thể bạn quan tâm
Khi từ chối nhận việc ứng viên sẽ gửi tới nhà tuyển dụng thư từ chối nhận việc. Tuy nhiên không ít ứng viên gặp lúng túng không biết từ chối sao cho khéo. Vậy cùng tham khảo cách viết thư từ chối nhận việc để thể hiện sự chuyên nghiệp và khéo léo với những gợi ý từ News Timviec nhé!
- [HƯỚNG DẪN] Cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn và chuyên nghiệp
- [HƯỚNG DẪN] Cách viết mẫu đơn xin việc trong hồ sơ ấn tượng nhất
- Thư từ chối nhận việc là gì?
- Lý do cần phải viết thư từ chối nhận việc
- Thư từ chối nhận việc gồm những thông tin gì?
- Tiêu chí viết mail từ chối nhận việc sao để NTD có ấn tượng tốt về bạn
- Về nội dung thư
- Nên giới thiệu ứng viên thay thế
- Kinh nghiệm viết thư từ chối để không làm mất lòng nhà tuyển dụng
- Hồi đáp càng sớm càng tốt
- Thái độ là yếu tố then chốt
- Tạo cơ hội giữ liên lạc
- Mẫu thư từ chối nhận việc tiếng Anh và tiếng Việt
- Mẫu thư từ chối nhận việc tiếng Anh
- Mẫu thư từ chối nhận việc tiếng Việt
Thư từ chối nhận việc là gì?
Thư từ chối nhận việc có thể hiểu là một thông báo của ứng viên muốn gửi đến nhà tuyển dụng. Trong thông báo này, ứng viên sẽ gửi tới nhà tuyển dụng về quyết định của bản thân mình về vị trí công việc mà nhà tuyển dụng muốn chào mời ứng viên. Và hầu hết những mail thông báo này đều là lời từ chối với nhiều lý do khác nhau.
Vậy, với một mail từ chối nhận việc thông thường sẽ có những nội dung chính nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lý do cần phải viết thư từ chối nhận việc
Khi viết mail từ chối nhận một lời mời công việc, thông thường ứng viên sẽ có những lý do như sau:
- Nơi làm việc và nơi sinh sống của ứng viên quá xa, khó đảm bảo yêu cầu công việc
- Các chế độ đãi ngộ cho nhân viên không được như mong muốn.
- Ứng viên cảm thấy năng lực mình khó đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Môi trường làm việc không phù hợp….
Tuy nhiên, dù cho có lý do nào thì bạn cũng nên viết một mail từ chối với văn phong lịch sự nhất có thể. Điều này sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về bạn trong mắt của nhà tuyển dụng.
Thư từ chối nhận việc gồm những thông tin gì?
Thư từ chối nhận việc chuẩn form thì phải có đủ những nội dung dưới đây:
- Tiêu đề: Họ tên ứng viên và vị trí công việc
- Lời chào đầu thư: Tên và địa chỉ của ứng viên; Tên và địa chỉ của người tuyển dụng hoặc công ty
- Lời cám ơn: Ở phần này, bạn cần thể hiện sự trân trọng đối với lời mời ứng tuyển từ phía công ty ấy, hãy cho họ thấy cảm giác được trân trọng
- Lời từ chối: Sau khi đã xoa dịu đối phương bằng lời cám ơn thì bạn hãy khéo léo đưa ra lời từ chối đối với công việc ấy. Bạn hoàn toàn có thể không đề cập tới lý do không nhận việc nhưng bạn vẫn có thể tóm tắt ngắn gọn lý do nếu muốn.
- Kết thư: Một lần nữa bạn hãy bày tỏ sự cảm kích và trân trọng về lời mời nhận việc của đối phương. Đừng bỏ qua cơ hội tiếp tục giữ liên hệ, biết đâu trong tương lai họ có thể đem đến cho bạn cơ hội thích hợp hơn thì sao?
- Ký tên
Ngoài ra, bạn cũng có thể ứng cử với nhà tuyển dụng một ứng viên khác mà bạn nghĩ là thích hợp với vị trí này hơn. Đây cũng là một cách để thay lời xin lỗi vì đã khiến đối phương phải dành nhiều thời gian cho bạn nhưng bạn lại không thể đáp lại.
Tìm hiểu ngay: Cách viết cv xin việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Tiêu chí viết mail từ chối nhận việc sao để NTD có ấn tượng tốt về bạn
Để nói ra lời từ chối cho một vấn đề nào đó thường rất khó khăn. Và với thư từ chối nhận việc cũng vậy. Bạn sẽ cần phải đáp ứng những tiêu chí sau để có thể có được thư tư chối thật chuyên nghiệp và không bao giờ làm mất lòng nhà tuyển dụng.
Để một mail từ chối nhận việc khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt, ứng viên cần đảm bảo những tiêu chuẩn như sau:
Về nội dung thư
Với các thư từ chối công việc, ứng viên cần viết một cách ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề cần nói với văn phong lịch sự. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh tuyệt đối việc lam man để không làm mất thời gian của đôi bên. Nếu như lan man một cách quá đà, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ thấy rất khó chịu và cho rằng bạn không hề nghiêm túc với chính cơ hội mà doanh nghiệp muốn giới thiệu cho bạn.
Đặc biệt, các ứng viên cần tránh tuyệt đối những nhận xét mang tính tiêu cực về doanh nghiệp cũng như vị trí ứng tuyển khi viết lý do từ chối lời offer của doanh nghiệp. Các ứng viên có thể nêu những lý do khác nhau khiến bạn không thể nhận lời mời như: khoảng cách từ công ty tới nơi ở quá xa nên không đảm bảo được công việc, chuyển địa điểm sinh sống và không thể tới nhận việc…. Đây sẽ là những lý do bất khả khảng và nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể thông cảm được.
Nên giới thiệu ứng viên thay thế
Nếu như bạn là một người có nhiều mối quan hệ, hãy giới thiệu một ứng viên có đủ năng lực để thay thế vị trí công việc mà bạn vừa từ chối. Đây giống như một lời xin lỗi thật tâm nhất từ ứng viên, đồng thời cũng giúp rút ngắn thời gian tuyển dụng của công ty. Mặc dù vậy, bạn cũng cần phải chọn mặt gửi vàng những ứng viên thật sự sáng giá và có thể trả lời được mọi câu hỏi phỏng vấn năng lực đến từ phía nhà tuyển dụng.
Kinh nghiệm viết thư từ chối để không làm mất lòng nhà tuyển dụng
Viết thư từ chối nhận việc là một nghệ thuật và người viết cũng là nghệ sĩ. Bạn phải từ chối thẳng thắn, không vòng vo nhưng vẫn phải thật khéo léo và tinh tế để không làm mất lòng nhà tuyển dụng. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn!
Hồi đáp càng sớm càng tốt
Nếu không muốn nhận vị trí đó dù cho nhà tuyển dụng tỏ ra ưng ý với bạn thì đừng chần chừ hay suy nghĩ quá lâu. Hãy quyết đoán gửi thư từ chối càng sớm càng tốt để không làm mất thời gian của nhà tuyển dụng. Họ sẽ không phải chờ đợi bạn trong vô vọng mà tiến hành tìm kiếm ứng viên khác thích hợp hơn.
Thái độ là yếu tố then chốt
Nhà tuyển dụng đã dành ra rất nhiều tâm huyết và thời gian để chọn ra được ứng viên là bạn, họ đã trao cho một cơ hội lớn. Đó là niềm vinh dự, là đặc ân dành cho bạn nhưng bạn lại không thể nhận lời. Vậy thì hãy bày tỏ rõ sự cảm kích và biết ơn của mình dù không thể nhận công việc ấy. Điều đó sẽ giúp xoa dịu nhà tuyển dụng, giúp họ bớt khó chịu vì bị từ chối.
Tạo cơ hội giữ liên lạc
Từ chối một người không có nghĩa là bạn sẽ cắt đứt hoàn toàn liên lạc với người ấy. Nếu đủ khôn ngoan, bạn sẽ nhận ra rằng việc có nhiều mối quan hệ sẽ giúp ích cho bạn nhiều trong tương lai. Vì vậy hãy từ chối khéo léo để đối phương có ấn tượng tốt với bạn và lấy đó làm tiền đề để tạo dựng nên một mối quan hệ mới tốt đẹp với họ.
Mẫu thư từ chối nhận việc tiếng Anh và tiếng Việt
Mẫu thư từ chối nhận việc tiếng Anh
Job Offer – Luke Walker
Dear AIC Language Center,
First and foremost, thank you for considering me for the position of English Teacher at AIC. I am deeply appreciated by your offer.
However, I am very sorry for having to decline your offer. Due to my personal condition, I have higher priority for job vacancies within my local area.
I want to reiterate that I truly appreciate the offer, and regret that I will not be able to join AIC at this time. Thank you again for your time and my best wishes in finding a suitable candidate for the position.
Best regards,
Luke Walker.
Mẫu thư từ chối nhận việc tiếng Việt
Kính gửi Trung Tâm ACI English Center,
Rất cảm ơn quý trung tâm đã cân nhắc tôi cho vị trị công việc giảng dạy tại ACI. Tôi rất cảm kích khi nhận được lời mời của quý trung tâm.
Tuy nhiên, tôi rất lấy làm tiếc khi phải từ chối lời mời của quý trung tâm. Do điều kiện cá nhân không cho phép, tôi đặt ưu tiên cho các công việc tại địa phương nơi tôi sinh sống.
Một lần nữa, rất cảm ơn quý trung tâm vì lời mời và rất hi vọng quý trung tâm sẽ sớm tìm được ứng viên phù hợp với vị trí trên.
Trên đây là bài viết tổng hợp chi tiết về nội dung, cách viết cũng như mẫu thư từ chối nhận việc. Hi vọng với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ luôn làm đẹp lòng các nhà tuyển dụng dù rằng không thể làm việc cho họ.
Tham khảo thêm: Cách tạo CV online dành cho ứng viên thế hệ 4.0
Từ khóa » Thư Trả Lời Từ Chối Nhận Việc
-
Cách Viết Thư Từ Chối Nhận Việc Khéo Léo Khiến Nhà Tuyển Dụng Phải ...
-
Cách Viết Thư Từ Chối Nhận Việc Khéo Léo - Glints
-
Cách Từ Chối Offer Lịch Sự, Không Làm Mất Lòng Nhà Tuyển Dụng
-
Mẫu Thư Từ Chối Nhận Việc Khéo Léo, Tinh Tế Nhất - GrowUpWork
-
Cách Viết Email Từ Chối Nhận Việc Tránh Làm Mất Lòng Nhà Tuyển ...
-
Thư Từ Chối Nhận Việc - Cách Viết Tinh Tế Thể Hiện Sự Tôn Trọng, Tạo ...
-
Cách Viết Thư Từ Chối đi Làm Khi Trúng Tuyển Lịch Sự - Joboko
-
Cách Viết Thư Từ Chối Nhận Việc Lịch Sự Và Khéo Léo
-
Cách Viết Email Từ Chối Lời Mời Nhận Việc Từ Nhà Tuyển Dụng
-
Cách Viết Email Từ Chối Lời Mời Nhận Việc Từ Nhà Tuyển Dụng Khéo Léo
-
Mẫu Thư Từ Chối Nhận Việc Và 5 điều Hữu ích Khác ứng Viên Cần Biết
-
Thư Từ Chối Nhận Việc Cực Khéo Mà Bạn Nên Biết!
-
Cách Viết Thư Từ Chối Nhận Việc Khéo Léo Khiến Nhà Tuyển Dụng Phải ...
-
Cách Viết Email Từ Chối Nhận Việc Tinh Tế Và Khéo Léo - ViecTOP