Cách Viết Trình độ Học Vấn Trong CV

Cách viết trình độ học vấn trong CVHướng dẫn cách ghi trình độ học vấn trong CVMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Cách viết trình độ học vấn trong CV thu hút nhà tuyển dụng

  • 1. Trình độ học vấn là gì?
  • 2. Cách viết trình độ học vấn trong CV?
    • 2.1. Viết gì vào mục trình độ học vấn trong CV?
    • 2.2. Nên để phần Trình độ học vấn ở vị trí nào trong CV xin việc?
    • 2.3. Những lưu ý khi viết trình độ học vấn trong CV

Cách viết CV sao cho thu hút, ấn tượng đối với nhà tuyển dụng luôn là điều được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Đặc biệt là trình độ học vấn là điều mà rất nhiều nhà tuyển dụng để ý. Vậy làm sao để viết trình độ học vấn trong CV thật ấn tượng giúp bạn dễ được nhận. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của hoatieu.vn để nắm được cách trình bày trình độ học vấn trong CV nhé.

  • Mẫu CV bằng Tiếng Anh
  • CV là gì? - Những lưu ý khi viết CV

1. Trình độ học vấn là gì?

Có rất nhiều ứng viên khi viết CV đã lúng túng và không phân biệt được đâu là trình độ học vấn đâu là trình độ chuyên môn, dẫn đến việc viết sai nội dung và khi đó CV của bạn sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp và khả năng bị loại là rất cao. Để có thế viết hay trước hết bạn cần phải hiểu để viết đúng và trình độ học vấn là gì? Hãy cùng tham khảo nội dung sau đây.

Trình độ học vẫn có thể hiểu là cụm từ chỉ về vấn đề học vấn của ứng viên, nó được thể hiện qua cấp bậc: bậc tiểu học, cấp trung học, Đại học, Cao học… mỗi một cấp bậc như vậy sẽ được gọi là trình độ học vấn.

Hiểu một cách đơn giản trình độ học vấn là trình độ học tập mà ứng viên đã trải qua quá trình học tập, khi bạn nói đến trình độ học tập ở một cấp bậc nào đó có thể hiểu là bạn đã học xong và đã tốt nghiệp.

2. Cách viết trình độ học vấn trong CV?

Để có thể viết được trình độ học vấn trong CV bạn cần phải trả lời một số câu hỏi sau.

2.1. Viết gì vào mục trình độ học vấn trong CV?

Viết gì vào mục trình độ học vấn trong CV xin việc là câu hỏi đầu tiên bạn cần phải trả lời và làm rõ, bạn không thể lấy “ râu ông nọ cắm càm bà kia” hoặc “ treo đầu dê bán thịt chó” được. Mục trình độ học vấn bạn phải đưa ra những thông tin về trình độ học học của mình. Phần nào phải đi kèm với nội dung của phần đó. Như đã phân tích ở trên thì bạn sẽ có được những hiểu biết và phân biệt được đâu là trình độ học vấn với những nội dung khác.Viết đúng nội dung là câu trả lời cho mục này.

2.2. Nên để phần Trình độ học vấn ở vị trí nào trong CV xin việc?

Vị trí trình bày trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, vị trí để trình độ học vấn hợp lý sẽ tạo cho CV của bạn có được hình thức đẹp, một CV có hình thức đẹp chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ những cái nhìn đầu tiên, ấn tượng tốt ngay từ đầu sẽ giúp cho bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy nên để trình độ học vấn ở vị trí nào trong CV xin việc.

Vị trí hợp lý để trình độ học vấn đó chính là ở giữa của CV xin việc. Bạn không nên để trình độ học vấn lên đầu của CV, vì vị trí này bạn nên dùng để ghi những thông tin về cá nhân, để nhà tuyển dụng biết bạn là ai, sau đó bạn nên để những mục mà bạn cho rằng mình có thế mạnh, những phần mà những mục đó sẽ làm cho CV của bạn ấn tượng và tạo được điểm sáng cho CV của bạn, sau khi đã đưa được những thông tin thế mạnh của mình thì bạn nên đưa mục trình độ học vấn vào trong CV, đây là một vị trí hợp lý để bạn đưa thông tin vào và làm cho CV của bạn có được cách trình bày ấn tượng.

2.3. Những lưu ý khi viết trình độ học vấn trong CV

Trình độ học vấn trong CV viết tay không phải là một phần nội dung khó viết, nó là một phần khá đơn giản và dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Những để có được một phần nội dung trình độ học vấn hay và ấn tượng thì không phải ai cũng có thể viết được. Để viết được một cách hoàn hảo bạn cần lưu ý một số điểm sau đây.

2.3.1. Chú ý đến từng chi tiết nhỏ

Những chi tiết nhỏ thường sẽ giúp cho CV của bạn hoàn hảo hơn, chình vì vậy mà bạn nên lưu ý những chi tiết nhỏ như trình độ học vấn của bạn có nhiều phần nhiều ý thì bạn nên chia nhóm và đưa ra những gạch đầu dòng chia thành các mục nhỏ chi tiết, ngắn gọn và đầy đủ nhất để nhà tuyển dụng dễ theo dõi.

Với những chi tiết nhỏ về trình độ học vấn bạn không nên bỏ qua những bạn cũng không nên liệt kê quá dài dòng những chi tiết không liên quan và không giúp ích được cho bạn trong việc ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

2.3.2. Cung cấp thông tin chính xác

Trình độ học vấn là một thông tin quan trọng và cần độ chính xác cao, vì thông tin này đưa ra cần phải kèm theo những giấy tờ xác thực như bảng điểm, số học bạ…hay các giấy tờ liên quan. Chính vì vậy mà bạn cần phải đưa ra được những thông một cách chính xác trung thực. Nếu bạn đưa những thông tin không đúng về mình, bạn PR, quảng cáo bản thân một cách không đúng sự thật, có thể lúc đó CV của bạn sẽ sáng, sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nhưng đến khi vào vòng trong khi cần những giấy tờ xác thực thì khi đó bạn sẽ không đáp ứng được yêu cầu và điều chắc chắn bạn sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu trung thực, và chắc chắn bạn sẽ bị loại.

2.3.3. Có nên bỏ qua điểm trung bình

Để trả lời có nên bỏ qua điểm trung bình hay không phụ thuộc vào từng thí sinh. Để trả lời cho câu hỏi này bạn nên dựa vào tiêu chí đẹp thì khoe xấu thì che. Nếu ứng viên có điểm trung bình tốt, thì bạn không nên bỏ qua điểm trung bình của mình. Bạn nên đưa những thông tin về điểm trung bình của mình vào để làm sáng CV của bạn. Nhưng nếu bạn có điểm trung bình thấp thì câu trả lời ở đây sẽ là bỏ qua điểm trung bình, vì điểm trung thấp khi cho vào CV sẽ khiến cho CV của bạn trở nên không đẹp, và khi cho điểm trung bình thấp vào chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng. Vậy nên với những điểm trung bình thấp mình nên bỏ qua, còn với những điểm trung bình cao, đẹp thì mình nên cho vào và nhấn mạnh để có được những điểm sáng trong CV.

2.3.4. Nguyên tắc đưa thông tin vào trình độ học vấn

Phần trình độ học vấn có rất nhiều thông tin về cấp học, chuyên ngành học, năm tốt nghiệp, hay những vấn đề liên quan đến trình độ học vấn của bạn, vậy nguyên tắc đưa thông tin như thế nào cho đúng và đủ thì nội dung phần này sẽ giúp bạn có được những lưu ý khi đưa thông tin vào trình độ học vấn.

Bạn nên đưa ra cấp bậc cao nhất của mình đầu tiên để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có trình độ học vấn cao. Tiếp theo đó bạn sẽ liệt kê những trình độ học vấn liên quan theo cấp độ thời gian, một lưu ý nữa khi đưa thông tin về trình độ học vấn là bạn nên đưa những trình độ học vấn mà nó có liên quan và phục vụ cho vị trí ứng tuyển của bạn. Bạn không nên đưa những thông tin không liên quan đến vị trí ứng tuyên, nó sẽ làm cho CV của bạn trở nên dài dòng và đôi khi làm nhà tuyển dụng bỏ qua những ý chính, ý hay trong CV của bạn.

2.3.5. Bỏ qua những cấp học thấp

Việc đưa đầy đủ thông tin về trình độ học vấn là điều cần thiết nhưng không phải là bạn liệt kê một cách chi tiết từ cấp 1, cấp 2, cấp 3 nhưng thế nào học trường nào điểm số bao nhiêu. Như vậy sẽ khiến cho CV của bạn trở nên dài dòng, nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua những thông tin cần thiết và làm cho CV bạn trở nên dài dòng. Để tránh điều này bạn nên đưa ra trình độ học vấn ở cấp cao nhất để làm nổi bật được hồ sơ xin việc của bạn mà tránh được tình trạng CV xin việc dài dòng lan man.

2.3.6. Độ dài và cách trình bày mục trình độ học vấn

Một CV đẹp đúng chuẩn khi có độ dài phù hợp điều đó đồng nghĩa với việc các phần trong bản CV cũng phải căn chỉnh sao cho ngắn gọn đủ ý. Chính vì vậy mà bạn cần phải chuẩn bị những thông tin về trình độ học vấn lựa chọn những thông tin hợp lý để đưa vào làm cho CV của bạn có được hình thức đẹp.

2.3.7. Kiểm tra câu từ và chính tả

Để có một CV hoàn hảo thì câu từ trong các phần phải được trau chuốt, cách xưng hô và đặt câu phải thể hiện sự lịch sự và chuyên nghiệp, không nên dùng các danh xưng chợ bua, điều này sẽ làm mất điểm của bạn trong mặt nhà tuyển dụng. Nhất là nếu bạn tạo CV tiếng Nhật thì nên kiểm tra thật kỹ các câu từ và chính tả bởi chỉ cần sai một chút là nghĩ của câu văn bạn muốn trình bày sẽ bị thay đổi theo nghĩa khác. Vì vậy, sau khi viết xong bạn nên kiểm tra lại chính tả để chắc chắn rằng mình không sai những yếu tố cơ bản đó.

Từ khóa » Trình độ Học Vấn Trong Cv