Cách Vỗ Rung Long đờm Cho Trẻ đúng Cách, Hiệu Quả

Cách vỗ rung long đờm cho trẻ đúng cách, hiệu quả

vỗ rung long đờm là cách mà các bác sỹ thường khuyên và hướng dẫn các bậc cha mẹ áp dụng khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp, nhằm giúp trẻ dễ chịu hơn khi thở. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa biết đến thủ thuật chăm sóc trẻ này.

Vỗ rung long đờm 

Mục lục bài viết

1. vỗ rung long đờm là gì? 

vỗ rung long đờm hay còn gọi vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý sử dụng lực tay từ bên ngoài tác động vào lưng của trẻ. Lực được tạo ra sẽ làm thay đổi áp suất trong dẫn khí theo nhịp thở của trẻ, để làm long đờm trong đường thở của trẻ. Khi đó, dịch đờm dư thừa sẽ được tống ra khỏi hệ hô hấp hiệu quả hơn, đường thở thông thoáng và bé cũng hít thở dễ dàng hơn. 

Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp đẩy các dịch đờm ứ đọng trong khí quản, phế quản. Nhờ vậy trẻ sẽ dễ chịu hơn, việc ăn uống của trẻ cũng trở nên tốt hơn. 

2. Có nên vỗ rung long đờm cho trẻ không? 

Đối với trẻ đã biết cách khạc đờm, xì mũi thì cha mẹ chỉ cần hướng dẫn trẻ khạc đờm và xì mũi để đẩy các dịch nhầy ứ đọng tại mũi, vùng hầu họng ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, đối với những trẻ chưa biết cách khạc đờm và hỉ mũi, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, thì cha mẹ nên vỗ rung long đờm cho trẻ. 

Phương pháp này sẽ giúp đẩy các đờm nhầy và dịch ứ đọng trong hệ hô hấp ra ngoài dễ dàng hơn. Tránh tình trạng dịch đờm trong đường thở quá nhiều, khiến trẻ khó thở, khiến trẻ chán ăn, bỏ ăn. Nghiêm trọng hơn, trong dịch đờm thường có chứa các bụi bẩn, virus, vi khuẩn gây bệnh; do đó sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn. 

3. Cách vỗ rung long đờm cho trẻ 

Khi thấy trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè nặng thì cha mẹ nên tiến hành theo hướng dẫn sau: 

Bước 1: Cho bé nằm nghiêng, một tay giữ vai bé, khuỷu tay đè nhẹ lên hông trẻ. Hoặc cha mẹ ôm bé vào người, một tay giữ trước ngực và cho bé hơi ngả đầu về trước. 

cach-vo-lung-long-dom-cho-be-1

Bước 2: Bạn tay còn lại khép chặt các ngón tay với nhau, lòng bàn tay khum lại. 

cach-vo-lung-long-dom-cho-be

Bước 3: Đặt tay vào vị trí giữa hai lá phổi của trẻ, khoảng vị trí ngang lưng. Sau đó vỗ nhẹ vào lưng trẻ, từ ngang lưng lên đến cổ. Vỗ khoảng 3 – 5 phút và chú ý dùng lực cổ tay để vỗ rung cho trẻ. Khi thực hiện đúng kỹ thuật cha mẹ sẽ nghe thấy tiếng “bộp, bộp”; đồng thời ngực trẻ cũng sẽ rung theo nhịp vỗ. 

Bước 4: Sau khi vỗ, dùng ngón tay day nhẹ vào cổ trẻ để gây ho, lúc này trẻ sẽ ho và bật đờm ra ngoài. 

4. Những lưu ý khi thực hiện

Để phát huy tối đa hiệu quả, đồng thời không gây tổn thương cho trẻ. Cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Thời điểm vỗ rung long đờm tốt nhất cho trẻ là vào sáng sớm, ngay khi trẻ vừa thức dậy. Vì sau một đêm, lượng đờm ứ đọng trong đường thở nhiều hơn. Lúc này vỗ rung sẽ giúp đẩy các dịch đờm này ra ngoài. 
  • Không nên áp dụng khi trẻ vừa ăn xong, vì có thể khiến trẻ bị nôn trớ. Cha mẹ nên đợi ít nhất 1 tiếng sau khi trẻ ăn, rồi mới thực hiện. 
  • Trước và sau khi vỗ rung, cha mẹ nên hút sạch dịch nhầy ra khỏi mũi của trẻ. 
  • Không nên vỗ trực tiếp lên da thịt của trẻ, cha mẹ nên cho trẻ mặc áo mỏng hoặc phủ một tấm khăn mỏng lên người con. 
  • Khi tiến hành vỗ rung cho trẻ, cha mẹ nên tháo bỏ các đồ trang sức trên tay, để tránh gây tổn thương cho trẻ. 

Mẹ hãy tham khảo thêm: Cách trị ho có đờm cho bé

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu đến cha mẹ cách vỗ rung long đờm cho trẻ đúng phương pháp, cũng như những lưu ý trong quá trình thực hiện. Cha mẹ có thể áp dụng cách này, kết hợp với chăm sóc sức khỏe đúng cách để nhanh chóng long đờm và tống chất đờm cho trẻ, giúp trẻ dễ thở, thoải mái và dễ chịu hơn. 

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyên đối với những trẻ trên 1 tuổi bị vướng đờm ở cổ họng, cha mẹ nên cho bé uống siro Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 2 lần/ngày, vào buổi sáng ngay sau khi trẻ thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Siro bổ phế Bảo Thanh có công dụng kháng khuẩn, ngừa viêm, giúp làm loãng đờm, tiêu đờm hiệu quả. Do đó, sẽ giúp tống dịch nhầy dư thừa trong đường thở của trẻ ra ngoài bằng phản xạ ho, hoặc đẩy xuống hệ tiêu hóa; giúp hệ hô hấp được thông thoáng, bé thở dễ dàng và cảm thấy dễ chịu hơn. 

Ngoài ra, Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh còn có tác dụng làm dịu niêm mạc họng, hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị viêm. Từ đó, giúp làm giảm tiết dịch nhầy, duy trì lượng dịch nhầy được tiết ra vừa đủ, để đảm bảo nhiệm vụ giữ cho đường thở không bị khô và ngăn ngừa các vi sinh vật gây hại cho đường thở. Không những vậy, uống siro Thuốc ho Bổ phế Bảo Thanh còn giúp bổ phế, dưỡng phổi, tăng cường sức đề kháng hệ hô hấp nên giúp trẻ có sức chống lại các tác nhân có thể gây hại đến hệ hô hấp. Dùng dự phòng Bảo Thanh khi giao mùa là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu, nhất là với trẻ nhỏ phế yếu. 

Do đó, dùng Thuốc ho Bảo Thanh là một trong những cách giúp tiêu đờm đơn giản, an toàn và hiệu quả tại nhà mà cha mẹ có trẻ áp dụng cho trẻ. Chúc cha mẹ chăm sóc trẻ nhỏ khỏe mạnh!

Đánh giá cho bài viết này Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia: Gửi 0 bình luận

Từ khóa » Cách Vô Rung Cho Trẻ