Cách Xác Định Axit Mạnh & Axit Yếu - Công Ty Hóa Chất Hanimex
Có thể bạn quan tâm
Cách xác định axit mạnh, axit yếu
a) So sánh định tính tính axit của các axit
– Nguyên tắc chung: Nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh.
– Đối với các axit có oxi của cùng một nguyên tố: càng nhiều O tính axit càng mạnh.
HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4
– Đối với axit của các nguyên tố trong cùng chu kì: nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng mạnh thì tính axit của axit càng mạnh (các nguyên tố đều ở mức hóa trị cao nhất).
H3PO4 < H2SO4 < HClO4
– Đối với axit của các nguyên tố trong cùng một nhóm A thì:
+ Axit không có oxi: tính axit tăng dần từ trên xuống dưới:
HF < HCl < HBr < HI (do bán kính ion X- tăng)
+ Axit có O: tính axit giảm dần từ trên xuống dưới:
HClO4 > HBrO4 > HIO4 (do độ âm điện của X giảm dần)
– Với các axit hữu cơ RCOOH: (nguyên tử H được coi không có khả năng hút hoặc đẩy e)
+ Nếu gốc R no (đẩy e) làm giảm tính axit. Gốc R no càng nhiều nguyên tử C thì khả năng đẩy e càng mạnh: HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH.
+ Nếu gốc R hút e (không no, thơm hoặc có halogen…) sẽ làm tăng tính axit.
* Xét với gốc R có chứa nguyên tử halogen:
+ Halogen có độ âm điện càng lớn thì tính axit càng mạnh:
CH2FCOOH > CH2ClCOOH > CH2BrCOOH > CH2ICOOH > CH3COOH
+ Gốc R có chứa càng nhiều nguyên tử halogen thì tính axit càng mạnh:
Cl3CCOOH > Cl2CHCOOH > ClCH2COOH > CH3COOH
+ Nguyên tử halogen càng nằm gần nhóm COOH thì tính axit càng mạnh:
CH3CH2CHClCOOH > CH3CHClCH2COOH > CH2ClCH2CH2COOH > CH3CH2CH2COOH
– Với một cặp axit/bazơ liên hợp: tính axit càng mạnh thì bazơ liên hợp của nó càng yếu và ngược lại.
– Với một phản ứng: axit mạnh đẩy được axit yếu khỏi dung dịch muối (trường hợp trừ một số đặc biệt).
b) So sánh định lượng tính axit của các axit
– Với axit HX trong nước có cân bằng:
HX ↔ H+ + X- ta có hằng số phân ly axit: KA
– KA chỉ phụ thuộc nhiệt độ, bản chất của axit. Giá trị của KA càng lớn tính axit của axit càng mạnh.
Các axit mạnh và axit yếu thường gặp
Các axit mạnh thường thể hiện rõ ràng và đầy đủ tính chất của một axit như:
– Làm đổi màu quỳ tím sang màu đỏ
– Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học
– Tác dụng với oxit bazo
– Tác dụng với bazo
– Tác dụng với muối theo phản ứng trao đổi
Một số axit mạnh thường gặp như HCl, H2SO4, HNO3, HClO.
Hcl và H2SO4 thường gặp nhất thì nó khá phổ biến và thông dụng. Chúng tham gia các phản ứng vô cơ cũng như hữu cơ thường do ion H+ quyết định. Chúng thể hiện rõ nét nhất thong qua các phương trình phản ứng dạng ion như:
Zn + 2H+ -> Zn2+ + H2
Fe2O3 + H+ -> Fe3+ + H2O
Fe(OH)3 + H+ -> Fe3+ + H2O
Bên cạnh đó, một số phản ứng trao đổi cần có điều kiện thì phải phụ thuộc vào ion gốc axit nữa. Ví dụ:
BaCl2 + H2SO4 ->BaSO4 $ +2HCl
Ba2+ + SO42- -> BaSO4 $
Lúc này ion H+ chỉ đóng vài trò làm môi trường,không tham gian trong cơ chế của phản ứng.
Ngoài ra, còn một số axit mạnh hơn, ngoài tính chất của axit, nó còn thể hiện tính oxi hóa. Ví dụ như:
3Cu + 8H+ + 2NO3- -> Cu2+ +2NO + H2O
Bên cạnh các axit mạnh, các axit yếu cũng có những cách thể hiện tính chất riêng, một vài trường hợp cũng khá rắc rối.
Các axit yếu thường gặp là H2S, HF, H2SO3, H2CO3, H3PO4,.. Còn có các axit hữu cơ như CH3COOH, HCOOH, C2H5COOH,..
Đa số các axit yếu thường không làm quỳ tìm chuyển sang màu đỏ mà chỉ chuyển sang màu hồng. Các axit yếu hầu hết là các chất điện li yếu, nên khi tham gia phản ứng thì chúng không phân li hoàn toàn ra ion H+ mà tham gia toàn phân tử.
H2CO3 + NaOH -> Na2CO3 + H2O
H2S + CuSO4 -> CuS + H2SO4
Các axit yếu cũng rất dễ bị thủy phân trong môi trường nước bình thường, nó thể hiện qua sự tự phân hủy tạo thành các tiêu phân tử nhỏ hơn:
Na2SO3 + HCl -> NaCl + SO2 + H2O
Các axit yếu hữu cơ tuy không có sự tự phân hủy như vậy nhưng khả năng phân li của chúng là rất yếu.
Một số bài tập axit mạnh yếu thường gặp
Câu hỏi 1. h2s vừa có tính axit yếu vừa có tính khử mạnh
Đáp án:
– Tính axit yếu
Khí H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuahiđric rất yếu (yếu hơn axit H2CO3) với H+ + HS- K1= 6.10-8 và HS- H+ + S 2- K2=10-14 Tác dụng với các dung dịch kiềm tạo hai muối, muối trung hoà và muối axit:
H2S + 2NaOH = Na2S + 2H2O
H2S + NaOH = NaHS + H2O
Đặc biệt H2S tác dụng với các dung dịch muối cacbonat kim loại kiềm chỉ tạo ra muối hiđro cacbonat.
H2S + Na2CO3 = NaHCO3 + NaHS
– Tính khử mạnh
Trong axit H2S và các muối của nó (S có số oxi hoá -2) nên là chất khử mạnh. H2S cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh.
2H2S + 3O2 → 2 H2O + 2SO2
Nếu không cung cấp đủ không khí, H2S bị oxi hóa thành S. Clo có thể oxi hoá H2S thành H2SO4 (khi có nước).
4Cl2 + H2S + 4H2O → H2SO4 + 8 HCl
H2S tác dụng với các kim loại kiềm tạo thành muối axit.
2H2S + 2K → 2KHS + H2
Còn với các kim loại khác thì tạo thành muối sunfua. H2S khan không tác dụng với Cu, Ag, Hg, nhưng khi có mặt hơi nước thì lại tác dụng khá nhanh làm cho bề mặt các kim loại này bị xám lại.
4 Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
Câu hỏi 2. h2sio3 có tính axit yếu hơn h2co3
Phản ứng nào chứng minh axit silixic yếu hơn axit cacbonic
Đáp án:
Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3
Câu hỏi 3. phản ứng chứng minh phenol có tính axit yếu
C5H5ONa + CO2 + H2O
Câu hỏi 4. Bài tập về sắp xếp độ mạnh yếu của axit
So Sánh Sự Mạnh Yếu Về Tính Axit Của Các Loại Axit Cơ Bản
Tag: flohidric ph chuẩn bằng nhận biết hay sao để công thức dd hno2 amin thiết trẻ em nhân chủ gây mưa gì tồn tại glutamic kể tên tượng thế bởi amoni nh4cl oleic tỏ hậu quả rượu nhau giữa panmitic stearic béo đến viết vì giúp 0 1m 10m 10 20 5 9 abxixic (aba)có vai người benzoic cực no3 sau đây nh4 photphoric ancol thứ giới mol gồm bảng amino m 01m anion hso4 hco3 no2 po4 so3 co3
Từ khóa » Tính Chất Xác định Axit Mạnh Hay Yếu
-
Cách Xác định Và Phân Biệt Axit Mạnh, Axit Yếu, Bazơ Mạnh, Bazơ Yếu
-
Tính Chất Nào Của Axit Giúp Xác định Axit Mạnh Hay Yếu A. PH B. Tính ...
-
[CHUẨN NHẤT] Cách Xác định Axit Mạnh Yếu? - TopLoigiai
-
Cách Nhận Biết Axit Mạnh Hay Yếu
-
Tính Chất Nào Của Axit Giúp Xác định Axit Mạnh Hay Yếu A. PH B ...
-
Cách Xác định Và Phân Biệt Axit Mạnh, Axit Yếu, Bazơ Mạnh, Bazơ Yếu
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit, Cách Xác định Thứ Tự Axit Mạnh Axit Yếu ...
-
Cách Xác định Và Phân Biệt Axit Mạnh, Axit Yếu ... - MarvelVietnam
-
Cách Xác định Và Phân Biệt Axit Mạnh, Axit Yếu, Bazơ Mạnh, Bazơ Yếu
-
Môn Hóa Học Lớp 11 Tính Chất Nào Của Axit Giúp Xác định Axit Mạnh ...
-
Xu Hướng 7/2022 # Xác Định Và Phân Biệt Axit Mạnh, Axit Yếu ...
-
Tổng Hợp Kiến Thức Về Axit, Bazơ, Muối Lớp 11
-
Axit Là Gì? Một Số Axít Phổ Biến Hiện Nay Và ứng Dụng Của Axit