Cách Xác định Hướng Đông, Tây, Nam, Bắc Trên Atlat - TopLoigiai

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Cách xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên Atlat, bản đồ?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Địa lí 6.

Mục lục nội dung Cách xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên Atlat, bản đồ?Kiến thức mở rộng về Phương hướng trên bản đồ - Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí1. Khái niệm bản đồ2. Phương hướng trên bản đồ  3. Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí4. Bài tập vận dụng

Cách xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên Atlat, bản đồ?

- Đối với các loại bản đồ, atlat thì luôn có quy tắc chung khi thể hiện bản vẽ. Đó là hướng Bắc sẽ được thể hiện bằng kí tự B, nằm trên một mũi tên thẳng đứng. Mũi tên này sẽ chỉ thẳng lên phía chính trên của trang giấy. Theo đó phía dưới trang giấy sẽ là hướng Nam, bên phải trang giấy là hướng Bắc, bên trái trang giấy là hướng Tây.

Kiến thức mở rộng về Phương hướng trên bản đồ - Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

1. Khái niệm bản đồ

- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.

Cách xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên Atlat

- Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống:

+ Bản đồ để khai thác kiến thức môn Lịch sử và Địa Lí.

+ Bản đồ để xác định vị trí và tìm đường đi.

+ Bản đồ để dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên (bão, gió,...).

+ Bản đồ để tác chiến trong quân sự.

2. Phương hướng trên bản đồ  

* Cách xác định phương hướng trên bản đồ:

- Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ:

+ Đầu bên phải và của vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên trái chỉ hướng tây.

+ Đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng bắc, phía dưới chỉ hướng nam.

- Với những bản đồ lược đồ không thể hiện các đường kinh, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.

Cách xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên Atlat (ảnh 2)

3. Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí

a. Khái niệm kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí

- Cách xác định vị trí của một điểm trên bản đồ, quả Địa Cầu: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa Cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.

- Kinh độ của một địa điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

- Kinh độ, vĩ độ của một điểm được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó.

b. Cách viết toạ độ địa lí của 1 điểm

Viết: Kinh độ trên, vĩ độ dưới

Cách xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên Atlat (ảnh 3)

4. Bài tập vận dụng

Câu 1: Tọa độ địa lí của một điểm là:

A. Kinh độ tại một điểm

B. Vĩ độ tại một điểm

C. Kinh độ và vĩ độ tại một điểm

D. Vĩ độ tại đường vĩ tuyến gốc

Câu 2: Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào?

A. Tây

B. Đông

C. Bắc

D. Nam

Câu 3: Hãy xác định trên bản đồ  Đông Nam Á, Việt Nam nằm về hướng:

A. Tây Nam của châu Á

B. Đông Nam của châu Á

C. Tây Bắc của châu Á

D. Đông Bắc của châu Á

Câu 4: Theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào?

A. Tây

B. Đông

C. Bắc

D. Nam

Câu 5: Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào?

  A. Tây

  B. Đông

  C. Bắc

  D. Nam

Câu 6: Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào?

A. Tây

B. Đông

C. Bắc

D. Nam

Câu 7: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định:

A. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

B. Là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.

C. Theo phương hướng trên bản đồ.

D. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.

Câu 8: Nằm giữa hướng Bắc và hướng Tây, ta có thể đọc là hướng:

A. Tây Bắc

B. Bắc Tây

C. Bắc - Tây Bắc

C. Tất cả đều sai

Câu 9: Một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ:

A. Có màu sắc và kí hiệu

B. Có bảng chú giải

C. Có đủ kí hiệu về thông tin, tỉ lệ xích, bảng chú giải

D. Cần có bản tỉ lệ xích và kí hiệu bản đồ

Câu 10: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của:

 A. Đường kinh tuyến và vĩ tuyến bất kì.

B. Đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

C. Đường kinh tuyến và vĩ tuyến gốc.

D. Đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.

Câu 11: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào:

A. Mép bên trái tờ bản đồ.

B. Mũi tên chỉ hướng đông bắc.

C. Các đường kinh, vĩ tuyến.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 12: Một điểm C nằm trên kinh tuyên 120o thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 10o ở phía trên đường xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là:

A. 10oB và 120oĐ.

B. 10oN và 120oĐ.

C. 120oĐ và 10oN.

D. 120oĐ và 10oB.

Từ khóa » Bản đồ Việt Nam đông Tây Nam Bắc