CÁCH XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH MỚI ...

Nhằm giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt được những quy định liên quan đến tài sản cố định. Chúng tôi đã thực hiện bài viết dưới đây để làm rõ cách xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình.

1. Thế nào là TSCĐ vô hình? Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình?

Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như: một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...

*Những khoản chi phí không thoả mãn được các tiêu chuẩn về TSCĐ hữu hình và vô hình thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Lưu ý: Các chi phí sau đây không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN:

  • Chi phí thành lập doanh nghiệp,
  • Chi phí đào tạo nhân viên,
  • Chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp,
  • Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm,
  • Chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh

2. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:

2.4. TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến:

  • Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến = nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển.
  • Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định.

2.5. TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:

  • Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
  • Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

2.6. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:

Lưu ý: Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;

Quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cả trường hợp dừng hoạt động để sửa chữa, đầu tư xây dựng mới).

Lưu ý: Quy định đối với tài sản là nhà hỗn hợp vừa để hoạt động kinh doanh, vừa để bán, để cho thuê nêu trên sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2017 và áp dụng từ năm tài chính 2016.

Tham khảo bài viết: Quy Định Mới Về Trích Khấu Hao Đối Với Tài Sản Là Nhà Hỗn Hợp

Chi tiết xem tại: Thông Tư 45/2013/TT-BTC

Từ khóa » Ts Cố định Vô Hình