Cách Xác định Qui Tắc Cư Xử Của Phản ứng Thuận Nghịch - W3CHEM

Lượt xem: 4.125

Phản ứng thuận nghịch ứng xử như thế nào theo chiều thuận, chiều nghịch? Đó là câu hỏi bạn sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Phản ứng tỏa, thu năng lượng
  • 2. Qui tắc cư xử của phản ứng thuận nghịch
    • 2.1. Bạn cần biết 😁
    • 2.2. Với phản ứng có chất khí, p.V = n.R.T ⇒ p = (n : V) x RT
  • 3. Hiểu cư xử của phản ứng thuận nghịch
  • 1N2 (khí) + 3H2 (khí) ⇄ 2NH3 (khí) ; –ΔH
  • 4. Hiểu cư xử của phản ứng thuận nghịch
  • C (rắn) + 1CO2 (khí) ⇄ 2CO (khí) ; –ΔH
  • 5. Phản ứng thuận nghịch có số mol khí hai vế bằng nhau

1. Phản ứng tỏa, thu năng lượng

Có một số phản ứng cần phải thu năng lượng từ bên ngoài mới xảy ra; ngược lại có phản ứng khi xảy ra, lại phóng thích năng lượng ra bên ngoài.

  • Phản ứng thu năng lượng được gọi chung là phản ứng thu nhiệt.
  • Phản ứng tỏa năng lượng được gọi chung là phản ứng tỏa nhiệt.

2. Qui tắc cư xử của phản ứng thuận nghịch

2.1. Bạn cần biết 😁

  • Nồng độ chất phản ứng giảm dần; ngược lại, nồng độ chất sản phẩm tăng dần
  • Mũi tên từ trái sang phải chiều thuận
  • Mũi tên ngược lại chiều nghịch
  • Kí hiệu –ΔH là phản ứng tỏa nhiệt ⇒ làm nhiệt môi trường tăng
  • Kí hiệu +ΔH là phản ứng thu nhiệt ⇒ làm nhiệt môi trường giảm

2.2. Với phản ứng có chất khí, p.V = n.R.T ⇒ p = (n : V) x RT

  • p là áp suất khí (atm)
  • V là thể tích khí (lit)
  • n là số mol khí (mol)
  • R là hằng số khí và bằng 22,4 / 273
  • T (với T = t0 + 273), phản ứng thực hiện ở nhiệt độ t0 xác định
  • RT là hằng số, vậy p chỉ phụ thuộc vào trị (n : V) | thấy p tỉ lệ thuận với n; tỉ lệ nghịch với V; do đó
    • nếu V = const ⇒ n tăng sẽ làm p tăng ; và ngược lại
    • nếu n = const ⇒ V tăng sẽ làm p giảm ; và ngược lại

3. Hiểu cư xử của phản ứng thuận nghịch

1N2 (khí) + 3H2 (khí) ⇄ 2NH3 (khí) ; –ΔH

Nếu đi theo chiều thuận 1N2 + 3H2 → 2NH3 -ΔH ; thì phản ứng sẽ

  • tỏa nhiệt (do -ΔH) ⇒ làm tăng nhiệt độ môi trường
  • mol khí gỉam (từ 4 mol khí → 2 mol khí) ⇒ làm giảm áp suất
  • làm giảm nồng độ chất phản ứng N2 và H2
  • làm tăng nồng độ chất sản phẩm NH3

Nếu đi theo chiều nghịch NH3 → 1N2 + 3H2 +ΔH ; thì phản ứng sẽ

  • làm giảm nhiệt độ môi trường
  • làm tăng áp suất
  • làm tăng nồng độ chất sản phẩm N2 và H2
  • làm giảm nồng độ chất phản ứng NH3

Bây giờ bạn có bảng tổng kết phản ứng 1N2 + 3H2 ⇄ 2NH3 ; -ΔH cư xử như sau

chiều thuận là chiều làmchiều nghịch là chiều làm
tăng t0 môi trườnggiảm t0 môi trường
giảm áp suất khítăng áp suất khí
giảm N2 và H2tăng N2 và H2
tăng NH3giảm NH3
Thật vui khi biết phản ứng cư xử thế nào theo chiều thuận, chiều nghịch!

4. Hiểu cư xử của phản ứng thuận nghịch

C (rắn) + 1CO2 (khí) ⇄ 2CO (khí) ; –ΔH

Nếu đi theo chiều thuận C (r) + 1CO2 (k) → 2CO (k) -ΔH ; thì phản ứng sẽ

  • tỏa nhiệt (do -ΔH) ⇒ làm tăng nhiệt độ môi trường
  • mol khí tăng (từ 1 mol khí → 2 mol khí ; chú ý C-rắn nên không tính) ⇒ làm tăng áp suất
  • làm giảm nồng độ chất phản ứng CO2
  • làm tăng nồng độ chất sản phẩm CO

Nếu đi theo chiều nghịch 2CO (k) → C (r) + 1CO2 (k) +ΔH ; thì phản ứng sẽ

  • thu nhiệt (do -ΔH) ⇒ làm giảm nhiệt độ môi trường
  • mol khí gỉam (từ 2 mol khí → 1 mol khí ; chú ý C-rắn nên không tính) ⇒ làm giảm áp suất
  • làm giảm nồng độ chất phản ứng CO
  • làm tăng nồng độ chất sản phẩm CO2

Bây giờ bạn có bảng tổng kết phản ứng C (rắn) + 1CO2 (khí) ⇄ 2CO (khí) ; -ΔH cư xử như sau

chiều thuận là chiều làmchiều nghịch là chiều làm
tăng t0 môi trườnggiảm t0 môi trường
tăng áp suất khígiảm áp suất khí
giảm CO2tăng CO2
tăng COgiảm CO

5. Phản ứng thuận nghịch có số mol khí hai vế bằng nhau

1H2 (khí) + 1I2 (khí) ⇄ 2HI (khí)

Fe2O3(rắn) + 3CO (khí) ⇄ 2Fe (rắn) + 3CO2(khí)

Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội

  • Share on Facebook
  • Share on Twitter
  • Share on LinkedIn

Nếu có câu hỏi hoặc ý tưởng mới, hãy lưu lại trong phần bình luận bên dưới Bạn nhé! Thắc mắc và ý tưởng của Bạn luôn tuyệt vời.

Post Navigation

Previous Cân Bằng Hóa Học và Trạng Thái Cân Bằng là gì?

Từ khóa » Phản ứng Thuận Là Gì