Cách Xây Dựng Nội Quy Lớp Học

Cách xây dựng nội quy lớp học 2024Nội quy lớp học mới nhất Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Xây dựng nội quy lớp học sẽ giúp bạn quản lý học sinh hiệu quả hơn. Trong bài viết này VnDoc xin chia sẻ một số bước xây dựng nội quy lớp học và cách xây dựng nội quy lớp học sao cho hiệu quả nhất.

Hướng dẫn xây dựng nội quy lớp học

  • 1. Nội quy lớp học là gì?
  • 2. Cách để phổ biến nội quy lớp học đến học sinh hiệu quả
  • 3. Các bước xây dựng nội quy lớp học
  • 4. Những nội dung cần có trong nội quy lớp học
  • 5. Các biện pháp xây dựng nội quy lớp học hiệu quả
  • 6. Mẫu bảng nội quy lớp học
    • 6.1. Nội quy lớp học mầm non
    • 6.2. Nội quy lớp học tiểu học
    • 6.3. Nội quy lớp học trung học cơ sở
    • 6.4. Nội quy lớp học trung học phổ thông
  • 7. Ý nghĩa của nội quy lớp học
  • 8. Nội quy lớp học có ý nghĩa như thế nào?

1. Nội quy lớp học là gì?

Nội quy lớp học là một nội dung rất quan trọng và thường được phổ biến trong ngày đầu tiên đi học của học sinh. Từ bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thì học sinh sẽ được phổ biến về nội quy lớp học, những quy tắc này học sinh cần phải thực hiện theo trong suốt năm học.

2. Cách để phổ biến nội quy lớp học đến học sinh hiệu quả

Để có thể phổ biến nội quy lớp học đến học sinh một cách hiệu quả thì giáo viên có thể thực hiện những cách thức dưới đây:

  • Cho phép học sinh đóng góp ý kiến vào nội quy lớp học. Theo đó giáo viên sẽ tạo cơ hội cho học sinh trong lớp cùng nhau thảo luận, đưa ra ý kiến để xây dựng nội quy lớp học sao cho phù hợp nhất.
  • Xây dựng nội quy lớp học bằng phương pháp này tạo cho học sinh trong lớp cảm thấy được bản thân được chung tay trong việc quyết định các vấn đề được mong đợi thì sẽ có xu hướng tuân theo các quy tắc này sẽ tự giác và chặt chẽ hơn.
  • Hướng dẫn học sinh thực hiện những quy tắc đã được đặt ra trong nội quy lớp học
  • Sau khi cả lớp đóng góp ý kiến và tạo ra được một nội quy lớp học hoàn chỉnh thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo đúng những nguyên tắc đã được đặt ra trong nội quy lớp học.
  • Sau khi nội quy lớp học đã được thông qua và hướng dẫn thực hiện thì giáo viên sẽ lựa chọn đặt nội quy lớp học tại nơi mà học sinh dễ quan sát nhất.

3. Các bước xây dựng nội quy lớp học

Bước 1: Giáo viên họp để lấy ý kiến học sinh về những nội quy cần đặt ra

  • Chia học sinh thành từng nhóm nhỏ, thảo luận các câu hỏi
  • Mong muốn của em khi đến trường là gì
  • Em mong muốn lớp học của mình sẽ như thế nào
  • Em có mong muốn gì về bạn bè và thầy cô
  • Mỗi cá nhân sẽ nêu ý kiến, sau đó thống nhất và đưa ra ý kiến chung của cả nhóm

Bước 2: Tổng hợp ý kiến của các nhóm

  • Từng nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình cho cả lớp nghe
  • Tổng hợp các ý kiến lên bảng
  • Cả lớp góp ý, điều chỉnh, nhất trí ý kiến chung về các điều mọi người mong muốn để lớp tiểu học tốt hơn

Bước 3: Thống nhất nội quy lớp học tiểu học

  • Tổ chức thảo luận chung với cả lớp theo câu hỏi
  • Để đạt được những mong đợi đặt ra thì học sinh phải làm gì và không được làm gì
  • Để xây dựng một lớp học lý tưởng, học sinh và giáo viên cần làm gì
  • Học sinh viết ra những nguyên tắc hoặc quy định mà các em tin rằng có ý nghĩa quan trọng để đạt được mong muốn khi xây dựng lớp học lý tưởng
  • Những nguyên tắc liên quan đến ứng xử, giao tiếp, kỷ luật và học tập và cả những điều các em mong đợi từ các giáo viên

Bước 4: Cam kết thực hiện

  • Tất cả mọi người cam kết thực hiện những nội quy đã thống nhất. Học sinh có thể viết tên mình lên bảng nội quy để thể hiện sự cam kết

Bước 5: Xây dựng quy chế thực hiện, giám sát và có hình thức khen thưởng/kỷ luật phù hợp

  • Cả lớp thảo luận một số vấn đề sau
  • Ai sẽ là người giám sát thực hiện nội quy
  • Nên làm gì để khuyến khích cả lớp thực hiện nội quy
  • Nếu vi phạm nội quy thì sẽ bị xử lý như thế nào
  • Nếu thực hiện tốt có được khen thưởng không

Bước 6: Viết nội quy lớp học bằng chữ in, trang trí đẹp mắt, hấp dẫn. Bảng nội quy lớp học tiểu học cần được treo ở nơi dễ nhìn.

4. Những nội dung cần có trong nội quy lớp học

Vấn đề thường được nhiều giáo viên quan tâm là khi soạn thảo nội quy lớp học cần phải có những nội dung gì, nội dung này sẽ hướng dẫn nội quy lớp học mới nhất.

Ví dụ khi soạn thảo nội quy học sinh trường trung học cơ sở cần có: Tên trường, số…-NQ; có quốc hiệu tiêu ngữ và ngày tháng năm.

Nội quy lớp học sẽ gồm các nội dung như:

1/ Kính trọng người lớn, lễ phép với thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè; không đánh nhau gây mất đoàn kết trong lớp học; không nói tục, chửi bậy.

2/ Đi học đúng giờ (có mặt ở trường trước 15 phút khi buổi học bắt đầu), nghỉ học phải có lý do, phải có giấy xin phép được phụ huynh ký xác nhận.

3/ Đến lớp học: phải học bài và làm bài tập đầy đủ; phải có đủ đồ dùng học tập; đầu tóc, quần áo gọn gàng nghiêm túc, mặc đồng phục theo đúng quy định của nhà trường; giữ gìn vệ sinh chung của lớp của trường; không xả rác, vứt rác bừa bãi; có ý thức giữ gìn bảo vệ của công.

4/ Học sinh có mặt trong lớp sau khi kết thúc hiệu lệnh báo hiệu bắt đầu tiết học. Trường hợp lớp chưa có giáo viên thì phải giữ trật tự, lớp trưởng hoặc bí thư lên báo cáo với ban giám hiệu.

5/ Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, có ý thức tham gia xây dựng bài; không được nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp. Chỉ được phát biểu hoặc trình bày ý kiến khi được giáo viên cho phép.

6/ Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể.

7/ Tất cả học sinh phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các điều trong nội quy học sinh. Nếu vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định xử lý học sinh vi phạm của trường.

Trên đây là ví dụ về nội quy lớp học đối với học sinh trường trung học cơ sở; tùy theo mỗi cấp học khác nhau thì có thể có những nội dung khác nhau trong nội quy lớp học sao phù hợp với lớp học và cấp học.

5. Các biện pháp xây dựng nội quy lớp học hiệu quả

Các nội quy chỉ có hiệu quả khi học sinh tôn trọng và tuân theo chúng. Thiết lập các nội quy hiệu quả có thể được thực hiện dễ dàng bằng cách tuân theo 5 đặc điểm sau:

  • Tính đơn giản: Các từ ngữ của nội quy nên đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu cho sinh viên hiểu và làm theo.
  • Đặc trưng: Nói chung, các nội quy trong lớp học bao gồm các kỳ vọng hành vi của học sinh và cần phải được tách riêng biệt với các bộ nội quy khác (như nội quy trường học).
  • Độ rõ ràng: Tránh đặt các nội quy mơ hồ có thể gây nhầm lẫn. Đây có thể là cơ hội để học sinh lợi dụng hoặc dễ khiến học sinh hiểu lầm.
  • Thực hành: Tuân thủ các nội quy sẽ dễ dàng hơn khi học sinh hiểu được qua những ví dụ thực tế, những minh họa cho các hành vi tốt và xấu. Tốt nhất là đừng đặt ra những nội quy quá mơ hồ.
  • Cam kết thực hiện: Nhấn mạnh tầm quan trọng và yêu cầu của các nội quy trong lớp học và trưng bày chúng ở nơi học sinh có thể nhìn thấy chúng rõ ràng mọi lúc.

6. Mẫu bảng nội quy lớp học

6.1. Nội quy lớp học mầm non

Lớp học nầm non là lớp học giành cho các bé, cho nên nội quy lớp học đưa ra cũng vô cùng ngắn ngọn, làm sao để đảm bảo được môi trường học tập phù hợp cho các bé, môi trường học tập vừa chuẩn mực vừa thoải mái phát triển. Sau đây thì chúng tôi xin phép được gợi ý mẫu nội quy lớp học mầm non như sau:

1. Đi học đúng giờ

2. Giữ gìn vệ sinh chung

3. Nghe lời cô giáo và cha mẹ

4. Yêu thương giúp đỡ

5. Đoàn kết chia sẻ.

6.2. Nội quy lớp học tiểu học

Nội quy lớp học

1. Kính trọng lễ phép vâng lời thầy cô. Khi gặp thầy cô phải chào. Kính yêu lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, nhường nhịn anh chị em. Không nói bậy chửi thề hay đánh nhau với các bạn.

2. Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có lý do giấy xin phép được phụ huynh kí xác nhận

3. Đến lớp học phải học bài và làm bài tập đầy đủ , có đồ dùng học tập; đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ.

4. Không vứt rác bữa bãi, có ý thức trung trong giữ gìn vệ sinh chung của lớp của trường

5. Trật tự nghe giảng, có ý thức tham gia xây dựng bài

6. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường

6.3. Nội quy lớp học trung học cơ sở

Nội quy lớp học

Điều 1: Tôn trọng, đoàn kết giúp đỡ nhau, nói lời hay, làm việc tốt, thực hiện nếp sống văn minh

Điều 2: Thi đua học tốt

- Đi học đúng giờ

- Kỉ luật, trật tự nghe giảng

- Hăng hái phát biểu bài

- Học bài, làm bài tập trước khi đến lớp

Điều 3: Không chạy nhảy nô đùa trong lớp học cũng như là ngoài hành lang

Điều 4: Khi uống nước phải giữ vệ sinh chung , không được lãng phí

Điều 5: Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không vẽ bậy, bôi bẩn lên tường và bàn ghế

Điều 6: Bảo quản và giữ gìn tài sản đã được trang bị

Điều 7: Tập thể lớp và cá nhân học sinh thực hiện tốt sẽ được tuyên dương, khen thưởng. Nếu trái quy định trên thì sẽ bị phê bình, trừ điểm thi đua nếu bị thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường.

6.4. Nội quy lớp học trung học phổ thông

Mẫu nội quy học sinh THPT

Quy chế và nội quy học sinh

Điều 1. Luôn giữ gìn phẩm chất của học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa: Chấp hành đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân.Thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Điều lệ trường THPT; Quy chế, nội quy của ngành Giáo dục và Đào tạo, của trường, lớp.

1. Kính trọng người lớn, lễ phép với thầy cô và tôn trọng các em nhỏ.

2. Sống chan hoà, trung thực, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè.

3. Gương mẫu, luôn giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc nói chung và của nhà trường nói riêng.

Điều 2. Đi học đúng giờ nếu nghỉ học phải có lý do, phải có giấy xin phép được phụ huynh hoặc của giáo viên chủ nhiệm ký xác nhận.

Điều 3. Khi đến lớp học:

1. Phải học và làm bài đầy đủ.

2. Tác phong gọn gàng đúng theo quy định

3. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập

4. Luôn giữ gìn vệ sinh chung

Điều 4. Học sinh phải có mặt trong lớp sau khi kết thúc giờ ra chơi. Trường hợp mà lớp chưa có giáo viên phải giữ trật tự, Lớp trưởng hoặc Bí thư lên báo cáo với Ban giám hiệu hoặc với thầy cô giáo giám thị.

Điều 5. Ngồi trong lớp trật tự nghe giảng, có ý thức xây dựng bài. Không nói chuyện riêng. Trung thực trong kiểm tra.

Điều 6. Tích cực tham gia các hoạt động của tập thể. Như là các hoạt động sinh hoạt đoàn, văn hóa văn nghệ, các hoạt động ngoại khóa của trường....

Điều 7. Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường. Nghiêm cấm các hành vi, hành động phá hoại cơ sở vật chất, môi trường. Không được phép đi lại trong khu vực nhà hiệu bộ khi không có nhiệm vụ hoặc công việc.

Điều 8. Có ý thức tham gia giao thông an toàn, không vi phạm pháp luật, không sử dụng, tàng trữ, vận chuyển chất cháy nổ.

Điều 9. Một số điều cấm tuyệt đối với học sinh

1. Cấm vô lễ với giáo viên và nhân viên trong nhà trường.

2. Cấm sử dụng ma tuý dưới mọi hình thức. Cấm uống rượu bia, hút thuốc lá ở mọi lúc, mọi nơi.

3. Cấm đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào.

5. Cấm nói tục, chửi thề và có những hành vi thiếu văn hoá đối với mọi người.

6. Cấm mang vũ khí, các dụng cụ sắc nhọn, các vật dụng gây cháy, gây nổ đến trường.

7. Cấm đứng, ngồi trên lan can, bàn ghế giáo viên và học sinh

8.Cấm nhuộm tóc, để tóc quá dài hoặc quá ngắn, để tóc không đúng với tư cách người học sinh. Cấm tô vẽ, sơn sửa móng tay, móng chân, viết vẽ lên quần áo, các trang thiết bị học tập. Cấm viết, vẽ lên tường, bàn ghế học sinh và giáo viên.

9. Cấm tiếp bạn, rủ bạn bên ngoài trường hoặc học sinh trường khác vào trong trường dưới bất kỳ hình thức, lý do nào. Nếu trong trường hợp cần thiết phải báo cáo với giám thị và tiếp khách tại phòng giám thị.

10. Và một số hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác dạy và học của học sinh và giáo viên

Điều 10. Tất cả học sinh trường THPT .....phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của nhà trường.

7. Ý nghĩa của nội quy lớp học

Đối với cá nhân

Việc thực hiện nội quy lớp học giúp cá nhân nâng cao nhận thức, tự giác thực hiện những quy định được đề ra góp phần xây dựng nề nếp lớp học. Bên cạnh đó, các cá nhân cũng sẽ được rèn luyện những thói quen tốt, có ích cho tương lai

Đối với tập thể

Nội quy lớp học là kim chỉ nam để một tập thể có được những quy luật chung, những cách hành xử chung và tránh những xung đột không cần thiết. Có nội quy chung thì một tập thể mới có sự đoàn kết lâu dài và phát triển các mặt khác.

Ngược lại nếu cá nhân hay tập thể không tuân thủ nội quy lớp học thì tập thể sẽ bị xáo trộn, vô ý thức, vô kỷ luật. Bên cạnh đó các hoạt động của tập thể sẽ không có sự thống nhất, chất lượng giảm xuống.

8. Nội quy lớp học có ý nghĩa như thế nào?

Nội quy lớp học có vai trò thiết yếu trong việc tạo ra một môi trường học tập an toàn và hiệu quả. Đồng thời, những nội quy này còn giúp rèn luyện ý thức kỷ luật và trách nhiệm của người học sinh.

Khi học sinh không tuân thủ nội quy của lớp đã được đề ra và cam kết thực hiện sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, giáo viên và bạn bè xung quanh. Vì vậy, nhà trường sẽ có những hình thức xử lý học sinh vi phạm nội quy nhằm răn đe, đảm bảo trật tự cho lớp học.

Căn cứ Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kỷ luật học sinh vi phạm của cấp THCS, THPT theo các hình thức như sau:

  • Nhắc nhở, hỗ trợ và trực tiếp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
  • Khiển trách, thông báo với phụ huynh phối hợp với thầy cô và nhà trường giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
  • Học sinh bị tạm đình chỉ học ở trường trong khoảng thời gian nhất định và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lưu ý rằng, mỗi hình thức xử lý trên cũng tương ứng theo mức độ vi phạm từ nhẹ đến nặng.  Việc xử lý những học sinh vi phạm nội quy cần phải công bằng, khách quan và phù hợp với quy định của nhà trường, pháp luật.

Xem thêm:

  • Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
  • Mẫu kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên năm 2023 - 2024

Tham khảo thêm

  • Các bước soạn giáo án

  • 10 Bí quyết giúp học sinh tiểu học tin yêu và nể giáo viên

  • Dãn hay Giãn, Co dãn hay Co giãn, Thư dãn hay Thư giãn đúng chính tả?

  • 10 tình huống sư phạm thường gặp ở tiểu học và cách giải quyết hay nhất

  • Bài thuyết trình dự thi giáo viên chủ nhiệm giỏi 2024

  • Bài thuyết trình thi giáo viên giỏi mầm non

  • 19 Truyện cười cho học sinh tiểu học hay nhất

  • "Giành" hay "Dành" đúng chính tả? Dành cho hay Giành cho, dành dụm hay giành dụm

  • Bài thuyết trình Làm đồ dùng dạy học sáng tạo

  • Tổng hợp cách giới thiệu vào bài mới hay nhất của giáo viên tiểu học

Từ khóa » Nội Quy Học Sinh Lớp 2