Cách Xây Dựng Thương Hiệu Cho Sản Phẩm Cho Năm 2022

Những nhà sản xuất sản phẩm thường chú trọng vào việc nghiên cứu và tạo ra sản phẩm sao cho tốt nhất. Trong khi đó, họ không quan tâm nhiều đến việc quản, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn đã tìm đến bài viết này, đồng nghĩa với việc bạn muốn tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đúng không? Vậy, Tino Group sẽ gợi ý cho bạn các bước để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhé!

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là gì?

Như đã nhắc đến ở phần mở đầu, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn tập trung và chỉ chú trọng vào việc làm cho sản phẩm thật tốt để lấy được lòng tin của khách hàng.

Nhưng không, “hữu xạ tự nhiên hương” không còn hiệu quả nhiều như trước. Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là “Gen Z” sẽ yêu cầu sản phẩm sẽ phải đặc biệt, hoặc một giá trị không một ai sánh bằng hoặc có thể tạo ra sự cá nhân hoá cho người dùng.

Ngắn gọn hơn: xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để người dùng biết đến sản phẩm của bạn và tin dùng sản phẩm của bạn.

Bạn có thể tham khảo:

  • 4 bước xây dựng sơ đồ định vị thương hiệu doanh nghiệp không nên bỏ qua
  • 6 bước trong chiến lược xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp thành công thời đại kỷ nguyên số
  • Bật mí 5 giải pháp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả 2024
xay-dung-thuong-hieu-cho-san-pham

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, bạn sẽ cần một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh.

Bộ nhận diện thương hiệu sẽ bao gồm tất cả những gì nói lên giá trị sản phẩm của bạn, đó không chỉ là một cái logo, một cái banner hay một câu slogan! Thương hiệu sản phẩm của bạn sẽ thể hiện qua nhiều hình thái khác như: giá trị cốt lõi của sản phẩm, “tính cách” của thương hiệu, cách bạn truyền tải thông điệp đến khách hàng và cả cách khách hàng tương tác với sản phẩm của bạn.

Vì sao xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lại quan trọng?

Tạo ra sự tin tưởng

Bởi vì, thương hiệu chính là điều đầu tiên và điều quan trọng nhất khiến khách hàng nhận diện ra bạn với những sản phẩm khác. Một ví dụ điển hình:

Bạn tạo ra một loại nước giải khát có đường màu nâu, bạn đem ra thị trường và bán.

Khả năng chỉ có những người quen của bạn mua sản phẩm nước đường màu nâu của bạn.

Tuy nhiên, cũng là sản phẩm nước đường có ga màu nâu nhưng đi kèm với thương hiệu Coca-Cola – họ bán cho cả thế giới.

Vì vậy, thương hiệu chính là “gương mặt” của doanh nghiệp, sản phẩm của bạn.

In sâu vào tâm trí khách hàng

Khi bạn đã có một “gương mặt”, bạn có thể quảng cáo để in sâu gương mặt của mình vào tâm trí của khách hàng, từ đó khiến họ trở nên “trung thành” với sản phẩm và trở thành người quảng bá sản phẩm giúp bạn.

Tạo ra khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ

Khi bạn đã tạo ra được thương hiệu đủ sâu vào tâm trí của khách hàng bạn sẽ có thể tạo ra khách hàng ngay khi họ có nhu cầu sử dụng. Vì thương hiệu của bạn đã in sâu vào tâm trí của họ đến lúc họ cần sử dụng, họ sẽ tìm đến thương hiệu của bạn để mua.

Bạn cũng có thể giữ chân các khách hàng cũ của mình nhờ niềm tin vào thương hiệu bạn.

xay-dung-thuong-hieu-cho-san-pham

2 bước để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

Sẽ có 2 bước chính để bạn có thể xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.

  • Đầu tiên bạn sẽ phải nghiên cứu sản phẩm, khách hàng và đối thủ để biết được mình là ai, khách hàng là ai và đối thủ của bạn là ai.
  • Bạn sẽ phải tạo dựng được giá trị và sự khác biệt của bạn so với những đối thủ khác và xây dựng niềm tin với khách hàng.

Nghiên cứu sản phẩm, khách hàng và đối thủ

Nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu sản phẩm hay nghiên cứu chính doanh nghiệp của bạn. Vì sao chúng ta lại đi nghiên cứu sản phẩm thay vì xác định khách hàng trước?

Vì phần lớn những người đọc bài viết này, là những doanh nghiệp và những cá nhân đã có sẵn sản phẩm. Suy ra, họ đang tìm cách để xây dựng thương hiệu sản phẩm và bán ra thị trường.

Bạn có thể thực hành bằng tự nghiên cứu sản phẩm của mình bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Sản phẩm, dịch vụ bạn của đang cung cấp là gì?
  • Tại sao bạn lại chọn sản phẩm này để phát triển?
  • Sản phẩm/ dịch vụ bạn giải quyết nỗi đau nào của khách hàng?
xay-dung-thuong-hieu-cho-san-pham

Nghiên cứu khách hàng

Bạn đã nghiên cứu được về sản phẩm. Vậy, tiếp theo bạn sẽ cần phải biết khách hàng của bạn là ai. Vì cuối cùng, bạn sẽ phải bán hàng cho họ hoặc bạn giúp họ mua hàng.

Tốt nhất, bạn nên vẽ ra chân dung khách hàng của bạn càng cụ thể càng tốt, ví dụ:

  • Hosting giá rẻ cho sinh viên
  • Các gói hosting mạnh cho doanh nghiệp

Bạn vẽ chân dung khách hàng càng rõ, bạn sẽ có các chiến lược càng cụ thể.

Nghiên cứu đối thủ

“Có cầu ắt có cung”. Vì thế, trừ khi bạn tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới lạ, nếu không, bạn phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì thế, bạn nên tham khảo trên thị trường, đã có bao nhiêu nhà cung cấp dịch vụ giống bạn. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bạn cần chú ý:

  • Họ có điểm gì khác biệt
  • Ưu và nhược điểm của họ.
  • Cách họ tìm kiếm khách hàng

Tạo dựng giá trị, tạo sự khác biệt

Hiện tại, các tập đoàn lớn đang cạnh tranh nhau chủ yếu là bằng các bằng sáng chế. Bạn có công nghệ đặc biệt, bạn có quy trình thực hiện sản phẩm khác biệt hay bạn có những giá trị khác độc đáo trong sản phẩm của bạn.

Vậy, bạn hãy tìm hiểu xem những điều khác biệt bạn suy nghĩ có thực sự khác biệt với thế giới hay không. Nếu có, bạn hãy đi đăng ký sở hữu trí tuệ nhé!

Nếu bạn không có điểm gì khác biệt, hãy tạo ra một câu chuyện và tập trung “tấn công” vào cảm xúc của khách hàng.

xay-dung-thuong-hieu-cho-san-pham

Sự độc đáo, sự cá nhân hoá và những giá trị đặc biệt sẽ là cách rất tốt để xây dựng thương hiệu.

Ví dụ: bạn có bao giờ ăn thanh long được trồng trên vùng ngập mặn chưa? Nếu chưa, bạn thử tìm hiểu trên Google nhé!

Thực hiện quảng bá

Đây là điều quan trọng nhất trong tất cả những điều trên! Bạn có thể viết ra những kế hoạch rất hay ho để xây dựng thương hiệu. Nhưng bạn không thực hiện chúng một cách bài bản, kế hoạch của bạn cũng sẽ trở nên vô ích.

Hoặc bạn lên ý tưởng về logo của mình, nhưng bạn không hữu hình hoá logo đó, câu chuyện xây dựng thương hiệu của bạn cũng sẽ không đi đến đâu.

Vì thế, nếu tự bạn thân bạn không đủ nguồn lực, thời gian và công sức bỏ ra để xây dựng thương hiệu, bạn hãy tìm những người chuyên nghiệp để họ có thể giúp bạn.

xay-dung-thuong-hieu-cho-san-pham

Cuối cùng, Tino Group chúc bạn sẽ có thể tạo dựng thương hiệu một cách thành công và gây dựng được tiếng vang không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế!

Những câu hỏi thường gặp

Tạo logo miễn phí ở đâu?

Có rất nhiều trang web có thể giúp bạn tạo logo hoàn toàn miễn phí như: Adobe Spark, FreeLogoDesign.org, Canva, Hatchful của Shopify,…

Có cần đăng ký bảo vệ logo hay không?

Có, nếu bạn đã xác định kinh doanh dài hạn, việc đăng ký tên thương hiệu, đăng ký bảo hộ độc quyền logo là rất cần thiết. Bạn có thể thuê các dịch vụ tư nhân hoặc các dịch vụ uy tín của Đại học Quốc Gia chẳng hạn để hỗ trợ bạn.

Tên miền có quan trọng trong thương hiệu hay không?

Có, tên miền rất quan trọng trong thương hiệu. Ví dụ, bạn đăng ký dịch vụ với tên cây chẳng hạn. Nhưng vô tình, tên miền này bị mua và bạn sẽ phải đổi thành tên miền khác; trong trường hợp bạn vẫn muốn sử dụng, bạn sẽ phải trả một số tiền rất lớn để mua lại quyền sử dụng đấy!

Làm sao để tạo thương hiệu cá nhân?

Không khác với cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lắm. Để xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn sẽ phải cần có sự độc đáo, khác biệt so với những người khác, bạn cũng có thể trở thành người giỏi nhất trong những người giỏi nhất cũng là một cách để xây dựng thương hiệu cá nhân đấy!

Bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả.

Từ khóa » Cách Xây Dựng Thương Hiệu Cho Sản Phẩm Mới