Cách Xây Hầm Cầu Thế Nào Cho đúng Tiêu Chuẩn
Có thể bạn quan tâm
Cách xây và vị trí của hầm cầu sẽ góp phần cho việc kéo dài tuổi thọ cũng như là thời gian sử dụng cho hầm cầu. Vì thế, khi xây dựng nhà, chúng ta cần phải chú ý những điều này thật kỹ càng. Xây hầm cầu đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo sử dụng lâu và bền và không bị sự cố tắc nghẽn hay trục trặc gì. Tham khảo ngay cách xây hầm cầu 2 ngăn, 3 ngăn tiêu chuẩn tốt nhất.
Cách xây hầm cầu đúng
1. Vị trí xây hầm cầu
Nhiều người khi mới xây nhà lần đầu thì không tránh khỏi việc phân vân về vị trí hầm cầu. Điều này là hoàn toàn có thể do bạn quyết định vì phần đất mà bạn có thích hợp đặt hầm cầu ở trước nhà, sau nhà, bên hông hay trong ngôi nhà của bạn. Nếu bạn xây hầm cầu bên ngoài thì việc sửa chữa hoặc nâng cấp hầm sẽ thuận tiện hơn mỗi khi có sự cố, đồng thời nó cũng tránh được những việc như nước thấm vào nhà qua lớp tường được xây không đúng tiêu chuẩn. Do đó, nếu chọn xây bên trong nhà thì bạn nên làm chắc chắn tất cả mọi thứ.
Không những thế, có nhiều yếu tố khác mà bạn cần cân nhắc trong quá trình lựa chọn vị trí hầm cầu nhà mình. Với những phần đất cao ráo sẽ thuận tiện cho việc đặt hầm cầu hơn vì nó không làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm tự nhiên. Nếu xây được gần đường ống thoát nước công cộng thì càng tốt vì nó có thể đảm bảo chất thải có nơi lưu thông. Từ đó những chất thải khác sẽ có không gian để "lưu trú" 2. Lựa chọn kiểu xây hầm cầu
Để dễ dàng cho việc lựa chọn kiểu xây hầm cầu thì bạn nên nắm được những thông tin như sau:
- Xét về kích thước của hầm cầu gồm có: hầm tự hoại hai ngăn, hầm tự hoại ba ngăn, hầm tự hoại kích thước công nghiệp,...
- Xét về nguyên vật liệu xây hầm cầu gồm có: hầm cầu bê tông và hầm cầu gạch,...
Cho nên, tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng mà bạn có thể xác định được kiểu xây hầm cầu nhà mình. Tuy nhiên, nếu các bạn ở thành phố mà có diện tích nhà nhỏ thì nên xây dựng hầm cầu 2 ngăn, được xây dựng bằng bê tông. Cách này là cho kích thước của nó giảm xuống và hầm cầu nhanh đầy. Còn ở những khu vực nông thôn có đất rộng nên người ta thường chọn loại hầm cầu 3 ngăn, xây lên bằng gạch và hiển nhiên là kích thước lớn. Như vậy hầm cầu sẽ khó bị đầy hơn.
3. Các kiểu xây hầm cầu Hầm cầu 2 ngăn:
Khi đã lưa chọn được vị trí xây dựng hầm cầu thì chúng ta bắt đầu tiến hàng xây dựng hầm cầu với từng viên gạch 20 theo kích thước và bản vẽ mà các kỹ sư đã cung cấp, hoặc tùy thuộc vào diện tích nhà bạn, sau đó tiến hành tráng xi măng kính như xây dựng tường nhà để chống thấm nước, sau đó xây dựng ngăn chứa bên trong hầm cầu để thành 2 ngăn, ngăn chứa sẽ chiếm 2/3 diện tích hầm cầu còn ngăn lắng sẽ chiêm phần còn lại, bước cuối cùng là lắp đặt các ống thoát nước thải và nắp hầm cầu.
Hầm cầu 3 ngăn:
Hầm cầu 3 ngăn khác ở 2 ngăn ở chỗ là số ngăn, hầm cầu 3 ngăn bao gồm 3 ngăn: ngăn chứa chiếm 1 / 2 diện tích hầm cầu, 1 / 2 không gian còn lại chia đều cho hai ngăn là ngăn lọc và ngăn lắng.
Cách đặt đường ống:
- Trong trường hợp hầm cầu sâu cách mặt đất 1.3 mét trở lên, ống thoát đầu tiên có phi là 90 – 114 sẽ đặt cách nắp hầm cầu khoảng 40 – 50 cm. Bên kia ngăn chứa sẽ lắp một đầu ống cắm thẳng xuống đáy bể từ 40 – 50 cm để năn ngừa chất thải chảy qua phần ngăn lắng.
- Ống thoát thứ hai là ống từ ngăn lắng qua ngăn lọc, đường ống này sẽ sử dụng đường ống phi 90 – 114. Ống thoát này sẽ được đặt cách nắp bể là 40 – 50 cm. Bên đầu ống phía ngăn lắng tiếp tục nối một ống cắm thẳng xuống đáy và chiều dài tương tự đường ống 1 là 40 – 50 cm.
- Đường ống thứ ba, cũng là đường ống cuối cùng, cũng là phi 90 – 114, được đặt tại vị trí thuận tiện cho việc thoát chất thải nước thải ra ngoài cách mặt hầm cầu 40 – 50 cm.
Xây hầm cầu hợp phong thủy là điều rất cần thiết
Chúng tôi chắc chắn rằng khi các bạn xây dựng một cái gì đó trong nhà của mình thì phải chú ý đến yếu tố phong thủy của nó. Nếu xây dựng hầm cầu không đúng phong thủy thì có thể gia chủ sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều về những điều liên quan đến mình trong cuộc sống đấy.
Nếu bạn chọn đặt hầm cầu trong nhà thì bạn phải hết sức chú ý đến vị trí của hầm. Không nên đặt nó ở phần chính giữa nhà vì đây chính là điểm hội tụ của 8 phương (hệ thổ). Ở vị trí này thì người ta cần yếu tố thịnh nhiều hơn là suy. Khi đặt bồn cầu tại đây thì bạn có thể thấy được là yếu tố suy chiếm đa số.
Không những thế, bể phốt thì liên quan đến nước mà theo ngũ hành thì nước chính là thủy nhưng ở vị trí giữa thì lại là hệ thổ. Hai mệnh này không hợp nhau nên sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia chủ như nhẹ thì thường xuyên bị bệnh, còn nặng thì có thể mất hết của cải trong gia đình mình.
Không đặt hầm cầu bên dưới phòng thờ và nhà bếp
Khỏi nói thì các bạn cũng biết phòng thờ của gia đình chính là những nơi có yếu tố tâm linh rất nhiều. Còn nhà bếp chính là nơi chế biến những thực phẩm tươi ngon cho gia đình thường thức hàng ngày. Do đó, đây chính là hai nơi nên hạn chế đặt hầm cầu.
Bên cạnh đó, nhà bếp thường xuyên nấu nướng nên có hệ hỏa mà nước thì lại là thủy nên chúng sẽ khắc với nhau. Nhiều hộ gia đình chủ quan đặt hầm tự hoại tại đây thì đều xảy ra tình trạng "cơm không lành, canh không ngọt" giữa vợ và chồng. Có thể thấy yếu tố hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nên đặt hầm cầu ở hướng nào là tốt?
Để xác định hướng thì bạn nên tham khảo ý kiến của những người chuyên về phong thủy. Tại đó họ sẽ xem tuổi, xem mệnh và đất của bạn mà xác định được vị trí nào nên đặt hầm cầu là tốt nhất.
Tuy nhiên, có những trường hợp gia chủ rất khó lựa chọn trong việc bố trí hầm cầu do phần đất của mình không có vị trí tốt thì bạn nên chọn những góc khuất trong nhà hoặc đặt hầm dưới gầm cầu thang để hạn chế được những rủi ro nhé.
Với tất cả những gì chúng tôi chia sẻ ở trên thì các bạn có thể biết được cách xây hầm cầu cho đúng để không phải gặp những điều nào đó làm ảnh hưởng đến gia đình mình. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất.
Tags: cách thiết kế hầm cầu, cách đặt ống hầm cầu, cách bố trí hầm tự hoại, hầm tự hoại 2 ngăn, cách làm hầm cầu vệ sinh, cách đặt ống bể tự hoại 3 ngăn, xây bể phốt đúng tiêu chuẩn, cách làm hầm rút nước thải
Từ khóa » Cách Xây Toilet
-
Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Nhà Vệ Sinh Tự Hoại đơn Giản
-
Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Nhà Vệ Sinh Tự Hoại đơn Giản - Việt Tín
-
Hướng Dẫn Cách Xây Nhà Vệ Sinh Tự Hoại đơn Giản, đúng Kỹ Thuật
-
Bật Mí Cách Xây Nhà Vệ Sinh Đơn Giản, Tiết Kiệm Chi Phí
-
5 Bước Xây Nhà Vệ Sinh Cực Đơn Giản - YouTube
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xây Bể Phốt - Hầm Tự Hủy Nhà Vệ Sinh
-
Xây Nhà Vệ Sinh Thấm Dội Cực đơn Giản Cực Kì đơn Giản - YouTube
-
Nhà Cấp 4 Xem Thợ Quê Làm Hầm Tự Hoại Cho Nhà Vệ Sinh (TC)
-
Cách Xây Hầm Cầu Tự Hoại 2, 3 Ngăn đúng Kĩ Thuật
-
Cách Xây Nhà Vệ Sinh Tự Hoại
-
Chi Phí Xây Dựng Nhà Vệ Sinh ở Nông Thôn Từ 10 - 15 Triệu
-
Hướng Dẫn Cách Xây Nhà Vệ Sinh Tự Hoại Và Các Lưu ý Sử Dụng
-
Cách Xây Dựng Hầm Cầu 3 Ngăn Cho Các Hộ Gia đình