CÁCH XEM ĐỒNG HỒ VÀ CÁC DẠNG BÀI TOÁN LIÊN QUAN

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

a) Kiến thức về thời gian

- 1 ngày = 24 giờ (tính từ 12h đêm hôm trước tới 12h đêm hôm sau)

- 1 giờ = 60 phút

- 1 phút = 60 giây

b) Kiến thức về đồng hồ số

Một chiếc đồng hồ bao gồm 2 phần: Phần kim và phần số.

Phần kim: Gồm có 3 kim với những đặc điểm như sau

- Kim giây: Là kim dài nhất, mảnh nhất và chạy nhanh nhất trên đồng hồ số.

- Kim phút: Là kim dài thứ hai, chạy chậm hơn kim giờ, nhanh hơn kim giây.

- Kim giờ: Là kim ngắn nhất, chạy chậm nhất trên đồng hồ.

Phần số: Trên mặt đồng hồ thường có các số hoặc các vạch đại diện cho giờ và phút.

- Giờ: Có 12 con số (hoặc 12 vạch kẻ) đại diện cho 12 giờ. Và đây cũng là thời gian mà kim giờ quay hết một vòng đồng hồ. Khoảng cách giữa 2 số (vạch kẻ) liên tiếp nhau sẽ là 1 giờ. Có kiểu đồng hồ sẽ đánh số tuần tự từ 1 tới 12 (theo hình vòng cung chiều từ trái qua phải). Tuy nhiên, cũng có đồng hồ sẽ chỉ sử dụng 4 chữ số 3, 6, 9, 12 và các giờ còn lại sẽ được thay thế bằng các vạch kẻ. Ngoài ra, có đồng hồ sẽ không dùng số, mà chỉ có 12 vạch kẻ tương ứng với 12 giờ.

- Phút: Trên đồng hồ số thường không có các số đại diện cho phút. Tuy nhiên, sẽ có các vạch kẻ nhỏ hơn nằm giữa những con số (hoặc vạch kẻ giờ) đại diện thay. Một vòng đồng hồ sẽ có 60 vạch kẻ, tương ứng với 60 phút. Khoảng cách giữa 2 vạch kẻ nhỏ liên tiếp nhau sẽ là 1 phút, giữa 2 số giờ (vạch kẻ giờ) liên tiếp sẽ là 5 phút.

- Giây: Trên đồng hồ không có kí hiệu đại diện cho giây. Nhưng, 1 vòng quay của kim giây sẽ đại diện cho 60 giây

Bước 1: Xem kim giờ.

- Trường hợp 1: Kim giờ chỉ đúng vào con số (Hoặc vạch kẻ). Thì sẽ đọc đúng con số đó lên.

Ví dụ: Kim giờ chỉ số 3 sẽ đọc là 3 giờ.

- Trường hợp 2: Kim giờ chỉ ở phía trước con số (vạch kẻ giờ). Đọc tên con số (vạch kẻ giờ) ở ngay phía trước kim giờ.

Ví dụ: Kim giờ ở phía trước số 3 (vượt qua số 2) thì đọc là 2 giờ.

- Trường hợp 3: Kim giờ chỉ ở phía sau con số (vạch kẻ giờ). Đọc tên con số (vạch kẻ giờ) ở ngay phía trước kim giờ.

Ví dụ: Kim giờ ở phía sau số 3 (và chưa tới số 4) thì đọc là 3 giờ.

Bước 2: Xem kim phút.

- Các mốc số giờ (vạch kẻ giờ) sẽ tương tự với các số phút khác nhau. Muốn biết đang ở phút số bao nhiêu thì lấy số giờ (vạch kẻ giờ) nhân với 5.

Chẳng hạn, kim phút chỉ vào số 4 thì số phút khi đó là 4 x 5 = 20 phút.

Hoặc kim phút chỉ vào số 8 thì số phút tương ứng là 8 x 5 = 40 phút.

Bước 3: Đọc giờ đồng hồ.

- Đọc lần lượt số giờ đến số phút.

- Không cần đọc số giây.

Ví dụ: Với đồng hồ dưới đây, kim giờ nằm ở vị trí trước số 2 cho nên số giờ là 1. Kim phút chỉ vào số 6 nên số phút là 6 x 5 = 30 phút. Vậy, đọc giờ là 1 giờ 30 phút!

Lưu ý:

- Bởi vì một ngày có 24 giờ nhưng mặt đồng hồ số chỉ có 12 con số tương ứng với 12 giờ. Thế nên, để phù hợp sẽ chia là 12 giờ sáng và 12 giờ tối.

Từ 0 giờ đến 12 giờ: Giờ sáng.

Từ 12 giờ tới 24 giờ: Giờ tối.

- Giờ hơn giờ kém. Nếu kim phút vượt quá 30 phút thì ta sẽ có thể sử dụng giờ kém.

Chẳng hạn: Kim giờ ở phía trước số 3, kim phút chỉ vào số 9 tức là 9 x 5 = 45 phút. Khi đó, sẽ có 2 cách đọc:

Một là, 3 giờ 45 phút.

Hai là, 4 giờ kém 15 phút (Số giờ sẽ nhảy lên 1 tiếng, và số phút sẽ bằng 60 – 45 = 15 phút

Bài tập tự luận

Bài 1: Nhà Hà có 4 chiếc đồng hồ, treo ở 4 phòng, lâu ngày không được chỉnh nên chỉ có chiếc đồng hồ ở phòng khách là đúng, còn các chiếc khác đều sai nhưng sai không quá 40 phút. Sáng nay, xem giờ ở cùng một thời điểm, Hà thấy 4 chiếc đồng hồ chỉ giờ như sau: 8 giờ 20 phút, 8 giờ 30 phút, 9 giờ 5 phút, 9 giờ 10 phút. Hỏi chiếc đồng hồ ở phòng khách chỉ mấy giờ?

Bài giải

Từ 8 giờ 20 phút đến 9 giờ 10 phút cách nhau 50 phút lớn hơn 40 phút và từ 8 giờ 20 phút đến 9 giờ 5 phút cách nhau 45 phút lớn hơn 40 phút nên đồng hồ ở phòng khách không chỉ 8 giờ 20 phút.Vậy chỉ còn lại 8 giờ 30 phút nên đồng hồ ở phòng khách chỉ 8 giờ 30 phút

Bài 2: Lâm có một chiếc đồng hồ đeo tay và một chiếc đồng hồ báo thức. Cứ sau 1 ngày thì đồng hồ đeo tay chạy nhanh thêm 6 phút, còn đồng hồ báo thức chạy chậm lại 6 phút (so với giờ đúng). Chiều hôm nay Lâm để 2 đồng hồ cùng chỉ giờ đúng là 4 giờ. Hỏi sáng ngày hôm sau, khi đồng hồ đeo tay chỉ 8 giờ 4 phút thì đồng hồ báo thức chỉ mấy giờ? Lúc ấy giờ đúng là mấy giờ?

Bài giải: Tính từ 4 giờ đúng chiều hôm trước đến 8 giờ sáng hôm sau có: (12 – 4) + 8 = 16 (giờ)

Trong 16 giờ đó đồng hồ đeo tay đã chạy nhanh lên (6 : 24) x 16 = 4 (phút)

Vậy đồng hồ báo thức chạy chậm lại 4 phút

Ngày hôm sau khi đồng hồ đeo tay chỉ 8 giờ 4 phút thì đồng hồ báo thức chỉ 7 giờ 56 phút và đồng hồ đúng chỉ 8 giờ.

Đăng ký học thử khóa học HỌC GIỎI, để học nhiều bài giảng miễn phí hơn tại:

Bài 3: Một người thợ nhận được cú điện thoại gọi ông đến thay những chiếc kim bị hỏng của một cái đồng hồ. Ông đang ốm nên nhờ người thợ học việc đi làm thay. Người thợ học việc này rất tỉ mỉ. Khi anh ta xem xét xong cái đồng hồ, trời đã tối. Cho rằng mình đã làm xong việc, anh vội vàng gắn những chiếc kim mới và chỉnh giờ theo đồng hồ bỏ túi của mình. Lúc đó là 6h nên anh chỉnh kim phút ở số 12 và kim giờ ở số 6. Người thợ học việc trở về, chẳng mấy chốc điện thoại reo. Anh nhấc máy thì nghe giọng giận dữ của khách hàng: “Anh đã không làm việc của mình cho tử tế. Đồng hồ chỉ sai giờ rồi”. Quá ngạc nhiên, anh tức tốc quay lại nhà vị khách nọ. Anh nhận thấy đồng hồ đang chỉ 8h hơn một chút. Anh đưa đồng hồ của mình cho vị khách hàng và nói: “Xin vui lòng kiểm tra lại giờ. Đồng hồ của ông không chạy sai dù chỉ một giây”.

– Vị khách đành phải đồng ý.

Sáng sớm hôm sau, khách lại gọi điện đến nói rằng những chiếc kim đồng hồ dường như phát điên, tự ý quay liên tục. Khi người thợ học việc vội vã chạy đến, đồng hồ chỉ hơn 7h một chút. Sau khi kiểm tra đồng hồ của mình, người thợ học việc nổi cáu: “Ông đang trêu tôi chắc! Đồng hồ của ông chỉ đúng giờ mà!”.

Bạn hãy giải thích chuyện gì đang xảy ra?

Bài giải:

Thông thường khi nhìn đồng hồ ta sẽ nhìn kim giờ trước.

Trong bài khách hàng có nói một câu đó là: “Những chiếc kim đồng hồ dường như phát điên, tự ý quay liên tục” nghĩa là ông đã nhìn thấy kim giờ quay liên tục, chỉ có thể là do khách hàng đã nhìn nhầm kim phút thành kim giờ.

Bài 4: Đồng hồ chỉ 9 giờ 18 phút, hai kim đồng hồ chia đồng hồ thành hai ơhaafn, mỗi phần có 6 số. Tính tổng các số ở mỗi phần?

Tổng số ở phần trên là: 1 + 2 + 3 + 10 + 11 + 12 = 39

Tổng số ở phần dưới là: 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 39

Bài 5: Ngày hôm qua, An được bố mẹ cho đi tham quan. Lúc đi hay về đến nhà An đều xem đồng hồ và thấy các kim đồng hồ chỉ số giống nhau. Hỏi An được bố mẹ cho đi tham quan bao lâu?

Bài giải

Lúc về đến nhà đồng hồ chỉ kim giờ và kim phút giống với ngày hôm qua An đi, nghĩa là An được bố mẹ cho đi tham qua 24 giờ, tức là 1 ngày.

Trên đây là một số kiến thức và các dạng bài tập về đồng hồ và các bài toán liên quan trong chương trình lớp 2. Để có thể học nhiều thêm bài giảng miễn phí, ba mẹ hãy tải app HOCMAI Tiểu học về điện thoại cho con học nhé!

[BA MẸ ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN CẨM NANG ÔN TẬP TẠI NHÀ VÀ NHẬN BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ CHO CON TẠI ĐÂY]

Từ khóa » Cách Xem đồng Hồ Toán Lớp 2