Cách Xem Giấy Tờ đăng Ký, đăng Kiểm Khi Mua Xe ô Tô Cũ

I. Cách nhận biết đăng ký ô tô thật giả

1. Số series

Số được dập chìm, không thẳng hàng và có vết mực nhòe.

Giấy đăng ký thật có số được dập chìm, không thẳng hàng và có vết mực nhòe.

Số trên Giấy đăng ký (cà-vẹt) không thẳng hàng, không đồng đều, mực nhòe và được dập sắc nét. Chú ý số này không phải là được in hoặc scan lên mà là được dập chìm. Đây là cách dễ nhất biết nhất giấy đăng kiểm thật, giả.

Phông chữ của 2 giấy tờ đăng ký thật, giả cũng khác nhau. Máy in của nhà nước bao giờ cũng cho chất lượng in sắc nét và rõ ràng hơn chất lượng in trên giấy đăng ký giả.

2. Thông tin đăng ký rõ ràng, chính xác: số khung, số máy, tên, địa chỉ...

Số khung trên giấy đăng ký gồm 12 chữ số và trùng khớp trên giấy tờ đăng kiểm. Trên đăng ký ghi rõ tên chủ xe, địa chỉ, nhãn hiệu, số loại và dung tích của xe. Phân biệt rõ loại xe gì: Ví dụ như xe ô tô con, xe bán tải...

So sánh các thông tin trên giấy đăng ký và giấy kiểm định phải trùng khớp nhau.

So sánh các thông tin trên giấy đăng ký và giấy kiểm định phải trùng khớp nhau.

Phôi Giấy đăng ký thật có sợi bảo vệ và phát quang, các loại giấy tờ giả không có chi tiết này. Nếu giấy đăng ký thật sẽ phát quang dưới tia UV và ngược lại, giả sẽ không phát sáng.

3. Thời hạn sử dụng các loại xe

- Đối với dòng xe du lịch sẽ không có thời hạn sử dụng

- Đối với dòng xe bán tải có thời hạn sử dụng đến 25 năm

4. Chữ ký

Đối với giấy tờ thật được ký trực tiếp bằng mực nước màu xanh. Đối với những giấy tờ giả thường được in hoặc scan, do vậy thường có mực màu đen.

5. Cách kiểm tra xe mua mới hoàn toàn hay xe đã qua các đời chủ

Nếu xe đã qua tay các đời chủ thì ngày đăng kiểm không trùng nhau.

Nếu xe đã qua tay các đời chủ thì ngày đăng kiểm không trùng nhau.

Dựa vào hình ảnh trên, chúng ta có thể thấy thời điểm lần đầu xe đăng ký là ngày mùng 8/4/2015, lần thứ hai đăng ký là tháng 9/11/2018. Tức là xe đã qua ít nhất 2 đời chủ. Người mua xe cũ cần biết được thông tin này để thỏa thuận giá hợp lý.

6. Cách sử dụng đèn kiểm tra giấy đăng ký

Khi dùng đèn soi lên đăng ký sẽ nổi quốc huy ở phía bên trái và có một tem chống giả xọc chéo trên Giấy đăng ký xe.

II. Những chi tiết đáng chú ý khi xem giấy đăng kiểm

- Kiểm tra năm và nước sản xuất cho biết xe này có phải là xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu. Bạn cần phải nắm được thông tin này vì kể cả cùng kiểu dáng, kích cỡ, thương hiệu nhưng giá xe nhập khẩu và lắp ráp chêch lệch nhau từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.

Một số chi tiết đáng lưu tâm trên giấy đăng ký là nguồn gốc, xuất xứ và mục đích sử dụng của xe.

Một số chi tiết đáng lưu tâm trên giấy đăng ký là nguồn gốc, xuất xứ và mục đích sử dụng của xe.

- Xem xe có kinh doanh vận tải hay không, nếu có kinh doanh vận tải thì giấy đăng kiểm có dấu tích nhân. Hơn nữa, những loại xe này thường có gắn thiết bị giám sát hành trình, bởi đây là yêu cầu bắt buộc đối với xe kinh doanh vận tải

Chi tiết này rất hữu ích cho người mua xe ô tô cũ biết được chủ xe có dùng xe để chạy dịch vụ hay không? Những chiếc xe chạy dịch vụ sau nhiều năm sử dụng thường đã rất "tã", khả năng vận hành kém. Người mua cần cảnh giác khi mua loại xe này.

Có thể bạn quan tâm: Những loại xe ô tô cũ có "rẻ đến mấy" cũng đừng tham mua

- Công thức bánh xe: 4x2. Chỉ số này cho biết xe sử dụng hệ dẫn động một cầu hay hai cầu. Một cầu 4x2, hai cầu 4x4.

- Chiều dài cơ sở là chiều dài giữa 2 trục trước và 2 trục sau.

III. Các thủ đoạn lừa đảo mua ô tô thường gặp nhất

1. Xe đang cầm cố ngân hàng được nhân đôi đăng ký

Đây là trường hợp mà nhiều người mua dính phải, kể cả người có kinh nghiệm mua bán xe ô tô dễ mắc phải nhất. Thủ đoạn của chúng là báo giả mất đăng ký cho cơ quan Công an. Lúc này cơ quan Công an sẽ làm thêm một giấy đăng ký mới, nghĩa là lúc này kẻ lừa đảo sẽ có 2 giấy đăng ký bằng phôi thật. Một đăng ký được cầm ở ngân hàng, một đăng ký được bán cho người mua.

Nếu người mua xe lúc này chỉ kiểm tra bằng chứng minh thư và giấy đăng ký thì đã bị "dính bẫy của kẻ lừa đảo". Sau khi đi làm đăng ký thì mới phát hiện ra xe đang có tranh chấp với ngân hàng.

Cách kiểm tra: Chụp đăng ký rồi gửi tới phòng công chứng hoặc gửi ra ngân hàng kiểm tra.

Các loại xe tai nạn được phục hồi để bán lại.

Xe tai nạn được "trùng tu" bán lại.

2. Xe Lào, Campuchia chồng xác

Thủ đoạn kẻ lừa đảo là sử dụng chung một loại giấy tờ, hồ sơ của một xe tai nạn hoặc xe quá cũ không thể sử dụng được nữa. Sau đó, chúng gán cho một xe khác cùng đời, cùng chủng loại. Các mẫu xe này thường có nguồn gốc từ Lào và Campuchia được nhập lậu về.

Công đoạn khó khăn nhất là dập lại số khung, số máy thì chúng bả lại bằng ma-tít và bắn số mới. Người mua chỉ có thể phát hiện ra loại xe này sau khi đi đăng kiểm.

Để tránh bị lừa, người mua cần mang xe đến các garage ô tô uy tín để kiểm tra.

Xem thêm: Cách phát hiện xe bị ngập nước và cách khắc phục ô tô ngập nước

3. Chiếm tiền đặt cọc

Thủ đoạn của các đối tượng này là tạo một trang rao bán ô tô ở các địa phương, rồi rao bán xe với giá rẻ hơn ngoài thị trường. Khi người mua "cắn câu", các đối tượng này thường bảo người mua chuyển một số tiền đặt cọc nhất định trước rồi sẽ chuyển xe. Để tạo lòng tin cho khách hàng, các đối tượng thường lấy trộm ảnh của các trung tâm và salon nào đó.

4. Xe ngập nước, xe tai nạn, xe dịch vụ

Một trường hợp phổ biến khác mà người mua hay bị mắc phải là mua xe lỗi, xe tai nạn. Những chiếc xe này sau khi được sửa chữa tại các salon được rao bán dưới dạng cá nhân. Vì theo quan niệm của nhiều người, mua xe cá nhân tốt hơn mua xe từ công ty. Người mua cần chú ý các loại xe ngập nước, thủy kích, đâm đụng hay xe dịch vụ đều rất dễ hỏng sau một thời gian sử dụng.

Để kiểm tra các loại xe ô tô này, người mua nên kiểm tra tại các garage có uy tín hoặc thuê thợ kiểm tra.

(Nguồn ảnh: Internet)

Từ khóa » Cách Kiểm Tra Sổ đăng Kiểm Xe ô Tô