Cách Xem Lịch Sử Tín Dụng & Điểm Tín Dụng Cá Nhân

Lịch sử tín dụng bao gồm tất cả những thông tin về hoạt động vay vốn trong quá khứ. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai. Vậy làm sao để kiểm tra lịch sử tín dụng, điểm tín dụng? Cùng ngân hàng số Timo by BVBank tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Menu Xem nhanh 1. Lịch sử tín dụng là gì? 2. Điểm tín dụng là gì? 3. Truy cập thông tin lịch sử tín dụng, điểm tín dụng để làm gì? 4. Các yêu cầu khi thực hiện tra cứu CIC là gì? 5. Hướng dẫn kiểm tra lịch sử tín dụng, điểm tín dụng cá nhân bằng CMND/CCCD 5.1. Cách kiểm tra lịch sử tín dụng, điểm tín dụng cá nhân tại website CIC 5.2. Kiểm tra lịch sử tín dụng, điểm tín dụng cá nhân online trên điện thoại 5.3. Cách kiểm tra nợ xấu thông qua ngân hàng 6. Làm sao để có lịch sử tín dụng tốt?

Lịch sử tín dụng là gì?

Lịch sử tín dụng là bản ghi chi tiết về các khoản vay của cá nhân hoặc doanh nghiệp, bao gồm các thông tin sau:

  • Loại khoản vay: thẻ tín dụng, khoản vay mua nhà, khoản vay ô tô,…
  • Số tiền vay.
  • Lãi suất được tính cho mỗi khoản vay.
  • Lịch sử thanh toán nợ của mỗi khoản vay.
  • Số dư nợ chưa thanh toán của mỗi khoản vay.
  • Tình trạng nợ: bị quá hạn hay đã thanh toán.

Lịch sử tín dụng được lưu trữ bởi Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – CIC và được các ngân hàng, tổ chức tài chính sử dụng để xem xét các khoản vay vốn mới.

tra cứu lịch sử tín dụng

Lịch sử tín dụng là bản ghi chi tiết về các khoản vay trong quá khứ (Nguồn: Internet)

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là chỉ số phản ánh mức độ uy tín của người vay qua lịch sử vay vốn tại các ngân hàng và tổ chức tài chính. Điểm tín dụng được Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam ghi nhận và đánh giá. Điểm tín dụng càng cao thì khả năng vay vốn của bạn sẽ càng lớn.

Điểm tín dụng được xếp hạng như sau:

  • Từ 150 – 321 điểm: Rủi ro rất cao, khách hàng không đủ điều kiện vay.
  • Từ 322 – 430 điểm: Rủi ro cao, khách hàng không đủ điều kiện vay.
  • Từ 431 – 569 điểm: Rủi ro trung bình, khách hàng đủ điều kiện vay nhưng lãi suất tương đối cao.
  • Từ 680 – 750 điểm: Rủi ro rất thấp, khách hàng đủ điều kiện vay, lãi suất thấp và ưu đãi.

Truy cập thông tin lịch sử tín dụng, điểm tín dụng để làm gì?

Kiểm tra điểm tín dụng online
Kiểm tra điểm tín dụng, lịch sử tín dụng (Nguồn: Internet)

Mỗi đơn vị truy cập thông tin lịch sử tín dụng, điểm tín dụng theo nhu cầu của mình.

  • Đối với ngân hàng, tổ chức tài chính cho vay: Xem thông tin lịch sử tín dụng và tra cứu nợ xấu để thẩm định cũng như xác định rủi ro cho khách hàng có dự định vay tín dụng tại ngân hàng.
  • Đối với cá nhân khách hàng: Việc nắm được thông tin lịch sử tín dụng cũng như điểm tín dụng cá nhân để có được định hướng sử dụng và kiểm soát tín dụng cá nhân tốt hơn. Một số khách hàng không hề biết được mình có rơi vào nợ xấu thẻ tín dụng hay không và điểm tín dụng ra sao, có được vay ngân hàng không thì đều có thể tự đánh giá dựa trên những thông tin dữ liệu mà hệ thống đã cung cấp về tín dụng của mình.

>>Xem thêm: Đóng thẻ tín dụng sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng như thế nào?

Các yêu cầu khi thực hiện tra cứu CIC là gì?

Khách hàng cá nhân có thể xem lịch sử tín dụng và tra CIC – điểm tín dụng thông qua 2 tổ chức là:

  • Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước (CIC).
  • Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam (PCB).

Cả 2 đơn vị này đều có thể cung cấp lịch sử tín dụng và điểm tín dụng cá nhân khi khách hàng yêu cầu.

Để có thể truy xuất được thông tin liên quan đến tín dụng cá nhân thì cả 2 hệ thống CIC và PCB đều bắt buộc người có yêu cầu xuất dữ liệu phải là người đến trụ sở giao dịch trực tiếp. Vì quá trình kiểm tra thông tin vô cùng nghiêm ngặt.  Riêng đối với ngân hàng cần truy xuất dữ liệu của khách hàng thì có yêu cầu người truy cập phải là thành viên của hệ thống.

Việc truy xuất dữ liệu hoàn toàn phụ thuộc vào CMND/CCCD của khách hàng. Nghĩa là nếu bạn cung cấp được số CMND hoặc CCCD thì hệ thống hoàn toàn có thể truy xuất được thông tin tín dụng của bạn.

Hướng dẫn kiểm tra lịch sử tín dụng, điểm tín dụng cá nhân bằng CMND/CCCD

Hiện nay, bạn có thể thực hiện tra cứu điểm tín dụng, lịch sử tín dụng CIC theo cả 2 hình thức là trực tuyến tại website/ứng dụng hoặc kiểm tra tại ngân hàng.

Cách kiểm tra lịch sử tín dụng, điểm tín dụng cá nhân tại website CIC

Bước 1: Truy cập trang web chính thức của CIC: https://cic.gov.vn.

Bước 2: Đăng ký tài khoản bằng cách nhấn chọn “Đăng ký” ở góc trên cùng bên phải, hoặc truy cập nhanh vào địa chỉ: https://cic.gov.vn/#/register.

Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu bằng CMND
Kiểm tra điểm tín dụng online qua trang web cic.gov.vn (Nguồn: CIC)

Bước 3: Điền đầy đủ thông tin đăng ký như sau:

  • Đối với khách hàng cá nhân: Bạn điền đầy đủ các thông tin gồm: Họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, ảnh chụp 2 mặt CMND/CCCD và ảnh chụp chân dung của bạn,…
  • Đối với doanh nghiệp: Điền các thông tin như tên chủ thể và số serial chứng thư, tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp,…
Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu bằng CMND
Điền thông tin để đăng ký kiểm tra nợ xấu cá nhân (Nguồn: CIC)

Bước 4: Sau khi hoàn tất, mã xác thực OTP sẽ được gửi về số điện thoại mà bạn đăng ký. Chọn đồng ý các điều khoản đăng ký và điền mã xác thực OTP bạn nhận được.

Lưu ý: Bạn cần phải chờ vài ngày để CIC kiểm tra thông tin và xác thực tài khoản.

Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu bằng CMND
Nhập mã xác thực để hoàn tất quá trình tra cứu CIC miễn phí (Nguồn: CIC)

Bước 5: Sau khi đã hoàn tất quá trình xác thực tài khoản, bạn đăng nhập bằng tên tài khoản và mật khẩu đã đăng ký. Sau đó tiến hành tra cứu nợ xấu bằng cách nhấp vào mục “Khai thác báo cáo“.

Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu bằng CMND
Tiến hành tra cứu CIC cá nhân (Nguồn: CIC)

Kiểm tra lịch sử tín dụng, điểm tín dụng cá nhân online trên điện thoại

  • Bước 1: Đối với hệ điều hành Android, truy cập Google Play tải ứng dụng CIC Credit Connect. Đối với hệ điều hành iOS, truy cập App Store tải ứng dụng iCIC National Credit Information Centre of Vietnam.
  • Bước 2: Đăng ký tài khoản bằng cách nhập đầy đủ các thông tin tương tự như khi đăng ký tại Website.
  • Bước 3: Nhập mã xác thực OTP được gửi về số điện thoại đăng ký.
  • Bước 4: Cho phép truy cập location trên máy.

Lưu ý: Người dùng thường phải chờ từ 1-3 ngày để CIC hoàn tất quá trình kiểm tra và phê duyệt.

Sau khi hoàn tất quá trình phê duyệt, bạn bắt đầu thực hiện tra cứu CIC miễn phí theo các bước sau:

  • Bước 1: Chọn “Khai thác báo cáo”.
  • Bước 2: Xác thực bằng Mật khẩu/Dấu vân tay/Face ID đã đăng ký.
  • Bước 3: Mua báo cáo tín dụng.
  • Bước 4: Nhập mã xác thực OTP.
  • Bước 5: Xem báo cáo tín dụng.

Lưu ý: Nếu tra CIC cá nhân trên hệ thống CIC, bạn sẽ được miễn phí 1 lần/năm.

Cách kiểm tra nợ xấu
Check CIC cá nhân bằng app mobile (Nguồn: Internet)

Cách kiểm tra nợ xấu thông qua ngân hàng

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký tài khoản vay tại ngân hàng và yêu cầu kiểm tra nợ xấu cá nhân.
  • Bước 2: Khách hàng cung cấp thông tin cá nhân bao gồm CMND/CCCD.
  • Bước 3: Sau khi ngân hàng hoàn tất việc kiểm tra thông tin và truy xuất dữ liệu, khách hàng sẽ nhận được kết quả CIC từ ngân hàng.

Lưu ý: Nếu thực hiện kiểm tra nợ xấu theo hình thức này, bạn sẽ phải trả một mức phí cho mỗi lần kiểm tra điểm tín dụng CIC tùy thuộc vào từng ngân hàng.

Tra cứu nợ xấu
Kiểm tra CIC qua các quầy giao dịch tại ngân hàng bất kỳ (Nguồn: Timo by BVBank)

Làm sao để có lịch sử tín dụng tốt?

Để có lịch sử tín dụng tốt, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Thanh toán nợ đúng hạn.
  • Hạn chế bảo lãnh khoản vay cho người khác.
  • Hạn chế phát sinh khoản nợ mới khi chưa thanh toán nợ cũ.
  • Không dùng quá hạn mức thẻ tín dụng.
  • Thường xuyên theo dõi báo cáo tín dụng.
  • Không sử dụng cùng lúc nhiều thẻ tín dụng của nhiều ngân hàng.

>>Xem thêm:

  • Cách tăng hạn mức thẻ tín dụng đáp ứng nhu cầu của bạn
  • Cách kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng chính xác nhất
  • Nợ xấu thẻ tín dụng là gì? Sẽ ra sao nếu bạn không thanh toán thẻ tín dụng đầy đủ?

Không cần đợi đến lúc có nhu cầu đi vay tín dụng thì bạn mới kiểm tra điểm tín dụng và thông tin lịch sử tín dụng của mình. Việc này cũng nên thực hiện định kỳ để bản thân bạn có cách nhìn và định hướng sử dụng tài chính hiệu quả hơn.

Đây cũng là lưu ý của Timo by BVBank đối với những khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng Timo by BVBank VISA. Bởi cách sử dụng thẻ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng của bạn. Đây cũng được xem là cách tích lũy điểm tín dụng một cách hiệu quả cho chủ thẻ. Chính vì thế, nếu sử dụng thẻ Credit thì hãy cố gắng theo dõi thường xuyên tình hình tín dụng của bạn như thế nào để có phương án cải thiện khi cần. Nếu bạn chưa sở hữu bất kỳ chiếc thẻ tín dụng nào, hãy bắt đầu bằng cách đăng ký thẻ tín dụng VISA của Timo by BVBank, cực kỳ đơn giản và tận hưởng nhiều ưu đãi!

Mở thẻ Timo by BVBank Visa – Nhận ngay hàng loạt ưu đãi Miễn phí phát hành thẻ & phí thường niên trọn đời

Sở hữu thẻ tín dụng dễ dàng chỉ với sao kê lương từ 6 triệu VND Được chấp nhận ở 62.000 địa điểm trong nước và 30 triệu địa điểm toàn cầu Hạn mức tín dụng lên đến 500 triệu VND, có thể rút tiền mặt đến 50% hạn mức Thẻ được bảo mật an toàn, đóng và mở thẻ trực tiếp trên ứng dụng Timo by BVBank! ĐĂNG KÝ NGAY!

Từ khóa » Pcb Trong Tài Chính Là Gì