Cách Xin Lỗi Bạn Thân Bí Quyết Hàn Gắn Mối Quan Hệ Hiệu Quả

Cách xin lỗi bạn thân bí quyết hàn gắn mối quan hệ hiệu quả. Không chỉ đơn giản là câu nói 'Tôi xin lỗi', đằng sau hành động ấy chứa đựng thái độ trân trọng đối với mối quan hệ này.

CÁCH XIN LỖI BẠN THÂN HÀN GẮN MỐI QUAN HỆ Nghệ thuật xin lỗi trong tình bạn

Bạn bè đóng vai trò quan trọng và vô cùng đáng quý trong cuộc đời mỗi con người. Bạn cùng ta chia sẻ những phút giây hạnh phúc và cả nỗi buồn. Phần lớn thời gian chúng ta có mặt ở công ty và có hàng triệu phút giây kỷ niệm với các đồng nghiệp. Chúng ta khóc, cười và thậm chí là chiến đấu với họ để đạt được mục đích của mình. Đôi khi, vì cái tôi quá lớn, ta vô tình làm tổn thương những người bạn. Khi đó, việc cần làm nhất chính là nói lời xin lỗi để được tha thứ và tiếp tục giữ mối quan hệ bạn bè bền chặt.

1. Giá trị của lời xin lỗi

Theo các nhà tâm lý, tình bạn cũng như các mối quan hệ xã hội khác, hành động xin lỗi được xem như chìa khóa mở cánh cửa thời gian, quay trở lại thời điểm chưa gây ra lỗi lầm. Tuy vậy, với mỗi cá nhân lại có một cách nhìn nhận khác về xin lỗi. Có người cho rằng làm như vậy, niềm tự hào và tự tôn về bản thân đã bị giảm sút. Đó chính là lý do khiến mọi người thấy khó khăn và e ngại khi nói xin lỗi.

Tuy nhiên, nói xin lỗi về cơ bản là một nỗ lực để làm cho tình bạn không bị rạn nứt. Hành động này không liên quan gì đến vị trí của bạn trong mắt người khác. Thậm chí, một số trường hợp, nó còn khiến bạn được đánh giá cao hơn bởi sự thẳng thắn và trung thực thừa nhận sai lầm.

sorry-431997-1368116762_500x0.jpg

2. Nói xin lỗi với một người bạn

Khi bạn làm tổn thương một người bạn, nhiệm vụ đặt ra là giải quyết ngay rắc rối này. Dù nó chỉ là sự hiểu lầm nhỏ, bạn cũng nên bước về phía trước và nói xin lỗi. Chịu trách nhiệm là yếu tố bản chất tạo nên tình cảm trong một mối quan hệ. Một người có cái tôi lớn và niềm tự hào về bản thân nhiều sẽ cần nhiều nỗ lực hơn để thực hiện nhiệm vụ. Để lời xin lỗi đạt hiệu quả cao nhất, những gì bạn nên làm là nhìn vào m��t người ấy và nói rõ ràng: "Tôi xin lỗi". Tiếp theo sau đó là một cái ôm hoặc một cái bắt tay thật chặt.

images705046 thitham150a Hướng dẫn nghệ thuật xin lỗi trong tình bạn

Còn trong trường hợp bạn đã gây ra lỗi lầm lớn đến mức cả hai không thể nói chuyện thì tốt nhất đừng lãng phí thời gian tìm cách giao tiếp trực tiếp với họ. Thay vào đó, hãy viết một lá thư. Lưu ý bức thư này không nên bộc lộ quá nhiều cảm xúc bởi nó sẽ làm cho không khí giữa hai bạn thêm căng thẳng. Nên thừa nhận sai phạm một cách ngắn gọn và hứa không để tình trạng này lặp lại. Kèm theo bức thư là một món quà nho nhỏ hoặc một lời mời xem phim, ăn tối, dạo phố... sẽ gia tăng thành công cho lời xin lỗi nếu sai phạm của bạn thực sự nghiêm trọng.

3. Những điều cần ghi nhớ

- Sau khi gửi đi lời xin lỗi chân thành, hãy dành thời gian để bạn nguôi giận, thông cảm và cuối cùng là tha lỗi cho bạn. Đừng manh động hay hối thúc bởi khoảng thời gian này dài ngắn khác nhau ở mỗi người. Có người dễ dàng tha thứ nhưng có người mất nhiều thời gian hơn mới có thể chấp nhận mọi chuyện. Vì thế, hãy kiên nhẫn bởi bạn đã nỗ lực hết sức rồi.

- Hứa với người bạn ấy rằng sẽ không bao giờ làm tổn thương họ lần nữa. Bạn cần cho họ thấy bạn là người biết rút kinh nghiệm và đầy thiện chí.

- Một khi đã chấp nhận là người đi xin lỗi thì đừng cố "vạch lá tìm sâu", đổ lỗi cho bạn. Hãy hiểu cảm xúc và suy nghĩ của người ấy. Nếu cố tìm cách buộc tội bạn mình, bạn cũng sẽ không nhận được kết quả gì. Tình hình càng tồi tệ hơn.

Cần học cách nói lời xin lỗi

(Women's Health) Ai cũng ít nhất một lần làm người khác tổn thương. Ðiều quan trọng là sau đó bạn sẽ làm thế nào để giúp mối quan hệ vẫn tốt đẹp. Trước hết, cần học cách nói lời xin lỗi

Một ngày hè năm 1976 tại thành phố Ðường Sơn, Trung Quốc, mặt đất bỗng rung chuyển mạnh. 23 giây sau, cả thành phố chìm trong đống đổ nát. Ðó là bối cảnh của bộ phim Ðường Sơn đại địa chấn. Hình ảnh bao người bị chôn vùi dưới đống gạch đá và cảnh người sống lê từng bước nặng nề tìm người thân đã lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của khán giả. Ðau lòng nhất là cảnh hai chị em sinh đôi Phương Ðăng, Phương Ðạt bị vùi dưới đất. Người mẹ Lý Nguyên Ni buộc phải chọn cứu một trong hai đứa con. Trong giây phút định mệnh ấy, Lý Nguyên Ni đau lòng chọn đứa con trai Phương Ðạt. Bà không ngờ cô con gái bé bỏng của mình cũng nghe được quyết định đó.

(Thái độ chân thành của bạn sẽ giúp đối phương thấy dễ chịu hơn)

Phương Ðăng tỉnh dậy trong cơn mưa tầm tã. Cô bé 7 tuổi đã sống sót một cách kỳ diệu. Quyết định của mẹ đã làm Phương Ðăng bị một cú sốc tinh thần to lớn. Cô giấu biệt danh tính và trở thành con nuôi của một gia đình quân nhân. 32 năm sau, Phương Ðăng gặp lại mẹ. Lời đầu tiên Lý Nguyên Ni nói với con gái chính là “xin lỗi”. Quyết định nhanh chóng năm xưa luôn làm người mẹ day dứt, ân hận. Bà đã chờ đợi và hy vọng suốt 32 năm để được nói lên hai tiếng ấy.

Không chỉ trên màn ảnh, lời xin lỗi hiện diện khắp nơi trong cuộc sống. Ở phương Tây, việc nói lời xin lỗi là điều bình thường. Cấp trên có thể xin lỗi cấp dưới, chồng có thể xin lỗi vợ, cha mẹ cũng có thể xin lỗi con cái… Còn văn hóa xin lỗi ở Việt Nam thì sao?

Lời xin lỗi khó nói

Bạn đã từng bị mẹ mắng sai? Bị sếp khiển trách oan? Bạn thấy uất ức, tức giận và luôn suy nghĩ về nó? Bạn cảm thấy mình không được coi trọng và mong chờ một lời xin lỗi từ đối phương. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể nhận ra lỗi lầm và nói lời xin lỗi. Thạc sĩ Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý, giảng viên Học viện Hành chính TP. HCM, cho rằng: “Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người không nhìn nhận lỗi lầm là thói gia trưởng. Người lớn, người trên luôn áp đặt và nghĩ rằng chỉ có người dưới sai và người nhỏ mắc lỗi. Hơn nữa, văn hóa nho giáo, sự đề cao tôn ti trật tự trong gia đình, xã hội cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ của nhiều người. Họ tự cho mình quyền được gây lỗi và không cần phải xin lỗi”.

Trong gia đình, người chồng gia trưởng luôn muốn vợ con phục tùng và làm theo ý mình. Tư tưởng “chồng chúa vợ tôi” như đã ăn sâu vào máu. Ngoài xã hội, sự phân chia cấp bậc cũng tạo nên kiểu suy nghĩ: “Sếp không việc gì phải xin lỗi nhân viên”.

Chị Thúy còn cho biết: “Nhiều người thấy mình có lỗi, nhưng vì muốn giữ sĩ diện và uy thế với cấp dưới nên không muốn xin lỗi. Họ cho rằng xin lỗi là công nhận mình sai và yếu thế”.

Trong khi đó, văn hóa phương Tây luôn đề cao quyền bình đẳng. Việc xin lỗi hay cảm ơn là rất bình thường. Nó thể hiện một phép lịch sự, văn minh trong đối xử.

Vì sao cần xin lỗi?

Chị Phạm Thị Thúy cho biết: “Khi nhận được lời xin lỗi, người nghe thấy được tôn trọng, được chấp nhận là đúng. Ðiều này giúp mối quan hệ tốt đẹp hơn. Nhu cầu được tôn trọng, được khẳng định mình có ở tất cả mọi người, dù già hay trẻ. Người dưới nghe người trên xin lỗi sẽ càng tôn trọng người trên vì đã không cậy thế hiếp người. Cha mẹ biết xin lỗi con, con thêm yêu kính cha mẹ, thấy cha mẹ gần gũi, thân thiện. Biết xin lỗi là thể hiện sự dân chủ, bình đẳng”.

Xin lỗi không có nghĩa bạn thua kém người khác, mà là thái độ cầu tiến, biết nhận ra sai lầm và chịu trách nhiệm với bản thân, với những hành động của mình. Một lời xin lỗi còn đáng giá hơn ngàn lời khen nịnh.

Tập thói quen xin lỗi

Không phải ai cũng có thói quen xin lỗi người khác ngay khi nhận ra sai phạm. Thực tế, các bậc phụ huynh nên dạy trẻ biết nhận lỗi ngay từ nhỏ và phải luôn làm gương cho trẻ vì trẻ em rất hay bắt chước. Hành vi xin lỗi của người lớn giúp trẻ nhận thấy xin lỗi là điều bình thường.

Thông thường, lỗi lầm của bạn xuất phát từ những lúc nóng giận, bồng bột, vì thế, trước tiên, bạn nên tập thói quen nghĩ cho người khác. Trước khi nói hay hành động điều gì, bạn nên đặt mình vào vị trí người đối diện. Bạn sẽ thấy thế nào nếu bị đối xử tương tự? Nếu biết nghĩ cho người khác, bạn sẽ biết cách kiềm chế cơn nóng giận.

Là người có địa vị cao, bạn khó nói lời xin lỗi vì thấy xấu hổ và sợ bị mất tầm ảnh hưởng? Hãy bắt đầu học nói lời xin lỗi từ những việc nhỏ nhặt và luôn nói mỗi ngày để nó trở thành câu cửa miệng. Ví dụ, bạn đến cuộc họp với nhân viên trễ 5 phút. Thay vì nghĩ: “Tôi là sếp nên có thể đến trễ, nhân viên phải chờ là chuyện bình thường”, bạn hãy nghĩ: “Nếu đã buộc nhân viên phải đến đúng giờ, tôi cũng phải như thế”. Do đó, thay vì chào họ, câu đầu tiên bạn nên nói là xin lỗi.

Thể hiện sự chân thành

Trong cuộc họp, nếu có điện thoại, bạn nên lịch sự nói với nhân viên: “Xin lỗi mọi người, tôi nghe điện thoại một phút nhé”. Tất nhiên, chẳng ai bắt lỗi bạn điều gì cả, nhưng đó là cách đơn giản để bạn tập nói lời xin lỗi hết sức bình thường với mọi người. Nhân viên cũng vì thế mà sẽ nể phục bạn hơn. Không chỉ vậy, họ còn sẽ noi gương sếp mà đi họp đúng giờ hoặc tắt điện thoại khi tham gia cuộc họp.

Với con cái cũng vậy, bạn đừng lấy quyền làm cha mẹ mà lấp liếm lỗi lầm của mình. Chẳng hạn như một hôm về nhà với tâm trạng bực bội, bạn liền quát mắng con gái bé bỏng khi vừa thấy con. Ðứa trẻ vô tội sẽ sợ hãi và ấm ức vì không hiểu mình đã gây ra chuyện gì. Thay vì để mặc con cho qua chuyện, bạn hãy đến gần con, ôm nó vào lòng và nói lời xin lỗi chân thành: “Mẹ xin lỗi, mẹ mắng oan con rồi”. Nếu bạn làm như thế, đứa bé sẽ vui vẻ lại ngay và quên mất chuyện vừa xảy ra. Còn nếu không, con bạn sẽ dần xa lánh bạn, không còn tin yêu mẹ nó nữa.

Biết tiếp thu ý kiến

Ðây cũng là cách để bạn dễ chấp nhận những sai lầm của bản thân. Việc luôn cho rằng mình đúng sẽ khiến cái tôi của bạn ngày càng lớn. Bạn sẽ không còn nhận ra những sai phạm của bản thân. Con người không ai hoàn hảo cả nên việc mắc sai lầm là bình thường. Vấn đề là người nhận ra mình sai, biết sửa chữa lỗi lầm sẽ khiến người khác nể phục và tôn trọng. Trong khi đó, ai cố tình che giấu lỗi lầm và dùng quyền lực để át đi thì chỉ nhận được sự “bằng mặt mà không bằng lòng” của người xung quanh.

Luôn chân thành và tôn trọng ý kiến của cấp dưới hay con cái trong gia đình cũng là một cách để khẳng định giá trị của bạn. Ðiều đó cho thấy bạn là người cầu tiến, có hiểu biết và sẵn sàng thay đổi để công việc, cuộc sống tốt hơn.

Khi đã quen với việc xin lỗi, bạn có thể nâng cấp cách xin lỗi của mình, chẳng hạn như gửi một e-mail xin lỗi cấp dưới vì đã trách oan họ hay tặng con gái một món quà nhỏ kèm lời xin lỗi vì mẹ đã nghĩ sai về con. Có rất nhiều cách thể hiện sự hối lỗi, nhưng nó phải xuất phát từ tấm lòng, thể hiện sự chân thành mới thực sự có ý nghĩa. Những gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được trái tim.

- See more at: http://www.womenshealthvn.com/ky-nang-song/trai-nghiem/can-hoc-cach-noi-loi-xin-loi#sthash.JtWemrlQ.dpuf

Bí quyết hàn gắn tình bạn

Để xây dựng được một tình bạn đẹp bền chặt, đáng trân trọng thì cần rất nhiều thời gian và tình cảm, thế nhưng khi tình bạn tan vỡ thì lại có rất nhều lý do, thậm chí đôi khi chỉ là hiểu nhầm. Dưới đây là một số những lý do điển hình khiến bạn mất đi tình bạn một cách đáng tiếc.

Trường hợp 1: Hiểu nhầm

Tình bạn cũng giống như tình yêu, cũng không tránh khỏi những lúc bạn bè giận dỗi hay cãi vã với nhau. Những sự hiểu nhầm liên tiếp có thể khiến tình bạn vốn được coi là gắn bó keo sơn của bạn rơi vào tình trạng nguy hiểm: bạn bè không nói chuyện, chia sẻ với nhau, tránh đụng mặt… Khó khăn sẽ càng khó giải quyết hơn khi ai cũng cho rằng mình đúng, người kia sai và cái tôi của họ quá lớn. Đôi khi biết rõ là mình sai nhưng lại ngại không xin lỗi. Lý do đơn giản ấy sẽ giết chết tình bạn của bạn một cách dễ dàng

Cách khắc phục Hãy hiểu rõ nguyên nhân khiến bạn và những người bạn của mình rơi vào tình trạng đó. Việc đổ lỗi cho nhau sẽ không giải quyết được vấn đề gì, thay vào đó, hãy tìm cách tháo gỡ bằng một cuộc nói chuyện thẳng thắn với những người bạn của mình. Nếu như tình huống không thể tháo gỡ thì cũng đừng quá nuối tiếc, tình bạn chỉ thực sự tồn tại nếu những người bạn hiểu và thông cảm với nhau.

Trường hợp 2:Bạn ấy lỡ tiết lộ bí mật của bạn

Khi đã là bạn thân thì thường những điều bí mật sẽ được chia sẻ. Đương nhiên, đã gọi là bí mật thì không thể có nhiều người biết. Thế nhưng, do lỡ lời hoặc vô tình mà bạn khiến cho bí mật ấy bị lộ ra ngoài khiến khổ chủ lâm vào tình trạng khốn đốn: có thể là xấu hổ, tức giận… Và họ không thèm nói chuyện với bạn vì cho rằng bạn cố tình để lộ bí mật của họ. Cách khắc phục Bạn cảm thấy có lỗi, dù là vô tình hay thế nào chăng nữa thì lỗi vẫn là ở bạn. Hãy thẳng thắn nhìn nhận lỗi lầm của mình và xin lỗi bạn. Có thể họ vẫn còn giận bạn mà không thèm quan tâm tới lời xin lỗi, nhưng với sự chân thành thì chắc chắn một lúc nào đó họ sẽ hiểu và thông cảm với bạn. Trường hợp 3: Bạn ấy lỡ nói xấu bạn Bạn đang lang thang trong sân trường thì nhập hội với một nhóm trong lớp. Chủ đề mà họ đang nói tới là cô bạn thân của bạn. Bỗng một người trong nhóm nói rằng “Cái con A nó chảnh, cậy nhà giàu nên mấy thằng cưa cứ làm kiêu” rồi cô bạn đó hỏi bạn đúng rồi. Bất giác bạn trả lời rằng “Ừ, tao cũng thấy thế”, thế là câu trả lời tới tai bạn thân của bạn. Thật là tai hại khi đó chỉ là một phút nhất thời không kiểm soát được lời nói, nhưng cô bạn thân của bạn lại nghĩ rằng thực lòng bạn cũng như những người kia Cách khắc phục Mọi người vẫn có câu “Lời nói gió bay”, thế nhưng song song với câu nói ấy lại là một câu khác “Lời nói ra rồi không rút lại được”. Thế nên, trong trường hợp này bạn nên bình tĩnh, không nên nóng vội xin lỗi tới tấp. Hãy thể hiện cho bạn mình thấy đó chỉ là một câu nhỡ lời, hoàn toàn không có ý gì cả. Tình cảm chân thành và những suy nghĩ thực chắc chắn sẽ giúp bạn hàn gắn lại tình bạn Trường hợp 4: Kẻ thứ 3 xuất hiện Khi kẻ thứ 3 là nữ Một ngày, bỗng một cô bạn xuất hiện và khiến cho tình bạn giữa bạn và cô bạn thân dần xa cách. Bạn cảm thấy khó chịu như bị kẻ khác cướp đi mất một thứ gì đó quan trọng. Giận dỗi thì cô bạn thân không còn quan tâm như bạn như trước nên bạn cũng chẳng thèm để ý đến cô bạn thân nữa. Thế nhưng, việc này không những không giải quyết được vấn đề gì mà thậm chí còn khiến cho tình bạn giữa 2 người ngày càng xa cách. Cách khắc phục Thay vì giận dỗi, bực tức với cả 2 người họ, sao bạn không thử chơi với cả cô bạn kia xem sao nhỉ. Biết đâu 3 người lại tạo thành một nhóm chơi vui vẻ thì sao nhỉ. Tình bạn không có giới hạn mà, càng đông sẽ càng vui đó. Khi kẻ thứ 3 là nam Một tình bạn đẹp tưởng chừng như không gì có thể phá vỡ, bỗng một ngày một kẻ lạ mặt đẹp trai xuất hiện. Và bi kịch là cả bạn lẫn cô bạn thân đều cùng thích kẻ lạ mặt đó. Hai người biết rõ điều đó nên cảm thấy rất khó xử, thậm chí là khó chịu ra mặt với nhau. Tình bạn cứ thế dần dần rạn nứt khi cả hai không thể điều khiển được cảm xúc của mình Cách khắc phục Tình bạn có thể là vĩnh cửu nhưng tình yêu thì khác. Đừng vì một người mới quen mà đánh mất tình bạn quý giá. Hãy nhìn nhận khách quan xem bạn thực sự cần tình yêu đó hay tình bạn, người bạn hằng ngày vẫn sẻ chia với mình. Khi ấy bạn sẽ có câu trả lời.

Nói xin lỗi với một người bạn

Khi bạn làm tổn thương một người bạn, nhiệm vụ đặt ra là giải quyết ngay rắc rối này. Dù nó chỉ là sự hiểu lầm nhỏ, bạn cũng nên bước về phía trước và nói xin lỗi. Chịu trách nhiệm là yếu tố bản chất tạo nên tình cảm trong một mối quan hệ. Một người có cái tôi lớn và niềm tự hào về bản thân nhiều sẽ cần nhiều nỗ lực hơn để thực hiện nhiệm vụ. Để lời xin lỗi đạt hiệu quả cao nhất, những gì bạn nên làm là nhìn vào mắt người ấy và nói rõ ràng: "Tôi xin lỗi". Tiếp theo sau đó là một cái ôm hoặc một cái bắt tay thật chặt.

Còn trong trường hợp bạn đã gây ra lỗi lầm lớn đến mức cả hai không thể nói chuyện thì tốt nhất đừng lãng phí thời gian tìm cách giao tiếp trực tiếp với họ. Thay vào đó, hãy viết một lá thư. Lưu ý bức thư này không nên bộc lộ quá nhiều cảm xúc bởi nó sẽ làm cho không khí giữa hai bạn thêm căng thẳng. Nên thừa nhận sai phạm một cách ngắn gọn và hứa không để tình trạng này lặp lại.

Kèm theo bức thư là một món quà nho nhỏ hoặc một lời mời xem phim, ăn tối, dạo phố… sẽ gia tăng thành công cho lời xin lỗi nếu sai phạm của bạn thực sự nghiêm trọng.

Những điều cần ghi nhớ

- Sau khi gửi đi lời xin lỗi chân thành, hãy dành thời gian để bạn nguôi giận, thông cảm và cuối cùng là tha lỗi cho bạn. Đừng manh động hay hối thúc bởi khoảng thời gian này dài ngắn khác nhau ở mỗi người. Có người dễ dàng tha thứ nhưng có người mất nhiều thời gian hơn mới có thể chấp nhận mọi chuyện. Vì thế, hãy kiên nhẫn bởi bạn đã nỗ lực hết sức rồi.

- Hứa với người bạn ấy rằng sẽ không bao giờ làm tổn thương họ lần nữa. Bạn cần cho họ thấy bạn là người biết rút kinh nghiệm và đầy thiện chí.

- Một khi đã chấp nhận là người đi xin lỗi thì đừng cố "vạch lá tìm sâu", đổ lỗi cho bạn. Hãy hiểu cảm xúc và suy nghĩ của người ấy. Nếu cố tìm cách buộc tội bạn mình, bạn cũng sẽ không nhận được kết quả gì. Tình hình càng tồi tệ hơn.

Xin lỗi đúng cách

Cho mình xin lỗi” thật dễ dàng để viết câu này ra giấy. Nhưng khi phải thốt ra với một ai đấy, ta thường cảm thấy dường như đó là từ “khó nói nhất.” Tuy nhiên một thực tế cho thấy là “nhân vô thập toàn,” không ai trên đời này dám vỗ ngực tự hào là mình hoàn toàn cả. Cho nên, việc bạn sẵn lòng nhận lỗi lầm, đối diện thẳng thắn với người mình muốn nói, đó là hành động để đưa mọi việc vào trật tự tốt đẹp như cũ, cho thấy nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao và cá tính tuyệt vời của bạn.

Nên xin lỗi vào lúc nào? Trong bất cứ trường hợp nào, câu xin lỗi cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt để chứng tỏ thiện chí của bạn. Nếu cứ chần chừ biện hộ rằng, không cần xin lỗi vì mình chẳng có lỗi chi cả, thì e rằng bạn đang làm vấn đề rắc rối thêm. Hãy quan tâm đến những chi tiết sau đây để bạn hiểu rõ sự cần thiết và khẩn cấp của một lời xin lỗi. Bạn đã phát biểu một câu gì đấy không được tế nhị, êm tai cho lắm và bạn đã nhìn thấy nét đau đớn ngạc nhiên trên khuôn mặt người ấy? Như vậy là bạn đã làm tổn thương bạn mình không ít. Một số người có tâm hồn nhạy cảm hơn người khác. Ðiều mà bạn cho là nhỏ nhoi lại có thể tác động rất lớn đến cuộc sống của họ. Hoặc khi đôi bên tranh cãi nhau, ai cũng cố đưa ra những lời nói “nặng ký” nhất để giành chiến thắng, và bạn nghĩ rằng “kẻ kia” thua kém mình, như thế có ích lợi gì! Vấn đề cần bàn ở đây không phải bạn có chú ý làm người khác tổn thương, thất vọng, đau đớn hay không, mà là việc bạn đã gây ra việc không phải ấy, dù bạn thật sự không muốn. Bằng bất cứ giá nào, bạn hãy xin lỗi và nói cho người ấy hiểu rằng, bạn không cố ý làm một việc xấu như vậy... Xin lỗi sớm trong trường hợp này chứng tỏ bạn rất dũng cảm và nhanh nhạy, còn hơn là khi bị “dồn đến bước đường cùng” rồi mới tỏ thái độ ân hận muộn màng thì lời xin lỗi không còn giá trị nữa.

Ðừng để “xin lỗi” thành câu... cửa miệng Biết xin lỗi là nét sống lành mạnh của con người có lòng tự trọng và biết chia sẻ với cảm xúc của người khác. Tuy nhiên, việc lạm dụng từ “xin lỗi”quá thường xuyên sẽ bớt đi nét đẹp của nó. Nếu luôn mồm xin lỗi mà bạn cứ tiếp tục phạm sai lầm tương tự, người khác sẽ nghi ngờ mức độ thành thật của bạn.

Nói lời xin lỗi như thế nào? -Không nên xin lỗi qua email, điện thoại, nếu bạn có điều kiện gặp trực tiếp. -Hãy nói câu xin lỗi bằng ánh mắt chân thành, cử chỉ thân ái, từ tốn. -Không nên biện luận dài dòng để “chạy tội,” mà hãy nhìn thẳng vào vấn đề và nhận lãnh trách nhiệm về phía mình. -Thể hiện một cử chỉ đặc biệt của lòng tốt khác hẳn ngày thường để tạo sự khác lạ đáng lưu ý trong cung cách ứng xử. -Nếu có thể thì nên tặng hoa kèm với lời xin lỗi, bạn sẽ thấy cực kỳ tốt đẹp. -Sau khi xin lỗi, bạn cần phải biết tha thứ cho bản thân mình trước, bởi vì bạn đã công nhận sai lầm và cố gắng để sống tốt hơn. Hãy rút kinh nghiệm để trở thành một con người mới mẻ hơn, tích cực hơn, khôn ngoan hơn. Nếu bạn là phái yếu thì cần phải nhẹ nhàng, duyên dáng, trong mọi tình huống về cách cư xử trong lời ăn tiếng nói.

THAM KHẢO THÊM: Học cách xin lỗi chân thành

Khi hai người cãi nhau, nửa kia đã giận quá rồi còn bạn biết rõ rành rành mình đã sai thì phải làm sao? Nói lời xin lỗi thật khó, nhất là khi bên kia vẫn còn “sôi như lửa”.

1. Tỏ vẻ lấy làm tiếc

Dù sao thì chuyện cũng xảy ra rồi, sẽ chẳng hay ho gì nếu bạn cứ tỉnh queo coi như chẳng có gì đáng phải bận tâm cả.

Cô ấy sẽ không thể chấp nhận được nếu nhận thái độ dửng dưng của bạn: “Thôi được rồi, anh đang muốn uống cà phê, anh pha luôn cho em một cốc nhé?” chỉ đúng 5 phút sau khi bạn vừa hét vào mặt cô ấy những câu thô lỗ cục cằn. Làm vậy khác nào trêu ngươi người ta, bạn coi cô ấy chẳng hơn gì cái thùng rác cho bạn xả cơn khi tức giận?

Tốt nhất là đừng có kiêu ngạo quá, hãy cho cô ấy thấy bạn cũng biết mình sai, và nếu không muốn phải nói lời xin lỗi, ít ra cũng nên tỏ ra rằng chuyện xảy ra làm bạn muộn phiền, suy nghĩ lắm.

2. Thú nhận mình đã sai

Trong trường hợp bạn là người phải chịu trách nhiệm về mọi rắc rối đã xảy ra, dù không thể nói xin lỗi, hãy thừa nhận mình sai - “tất cả là tại anh”. Nhớ, thái độ đi kèm rất quan trọng.

3. Hành động đúng kiểu hối lỗi

Nếu đã trót gây ra lỗi lầm, làm kẻ châm ngòi nổ cuộc cãi vã, thì sau đó nên tìm mọi cách bù đắp, cư xử thật tử tế với đối phương, để họ còn thấy dù sao bạn vẫn có phần dễ thương mà mềm lòng tha thứ.

4. Không phạm cùng 1 lỗi đến lần thứ 2

Làm được việc này còn tốt hơn gấp ngàn lần nói lời xin lỗi. Bởi xin lỗi có ích gì đâu nếu sau đó bạn lặp lại y nguyên lỗi lầm. Con người phải nói xin lỗi đến lần thứ 4 về cùng một cái sai của mình nên biết tự chán ngán bản thân, bởi luôn làm người khác thất vọng.

5. Đề nghị được làm gì đó

Đừng hỏi “Anh phải làm gì em mới tha thứ đây?”, tốt nhất cứ làm đi đã, bất kể điều gì bạn có thể nghĩ ra. Không bàn đến quà cáp ở đây (đừng nghĩ sẽ dùng vật chất để chuộc lại những tổn thương tình cảm đã gây cho người khác). Hãy làm những việc nho nhỏ nhưng đáng yêu mà chỉ người “có lỗi” mới làm, ví dụ tự động xin rửa bát cho vợ, xung phong đổ rác dù hôm ấy trời mưa, hay nhường cho nửa kia miếng bánh kem dù anh/cô ấy không thèm lấy.

Bạn biết đấy, những kiểu hành động thay lời nói: “Thôi em, anh biết, biết là tại anh rồi. Anh xin lỗi, nhưng nhìn xem, em sẽ lại yêu anh thôi, nhìn xem, dễ thương này. Anh chưa bao giờ chịu đi đổ rác ngay cả khi ngoài trời nắng đẹp đâu đấy…”.

6. Lên kế hoạch cho một bất ngờ nhỏ

Cãi nhau chỉ làm mất thời gian bởi nếu chuyện không xảy ra, hai người đã có thể cùng làm những điều khác thú vị hơn nhiều. Mỗi cuộc chiến phải kết thúc với việc một người nói xin lỗi người kia sẽ để lại “dấu ấn” không vui, bởi thế hãy lên kế hoạch cho một bất ngờ nhỏ, tái tạo kỷ niệm ngọt ngào để xoa dịu những tổn thương đã có.

7. Bắt chước trẻ con

Trẻ con rất ngây thơ và ngọt ngào, chúng không quan tâm đến vật chất bao giờ, sẵn sàng trao đổi đồ chơi yêu thích nhất chỉ để thấy người mình yêu thương vui vẻ. Chiểu theo quan sát đó, nếu nửa kia của bạn đang buồn và nguyên nhân xuất phát từ bạn, hãy nói với họ bạn sẽ quay lại trong 5 phút, sau đó ra ngoài, kiếm lấy bông hoa đầu tiên bạn nhìn thấy rồi quay về tặng người ta.

Cuối cùng hãy nhớ rằng, bất kể bạn chọn cách xin lỗi nào đều không thể thiếu sự chân thành đâu nhé.

Cách làm quà sinh nhật cho bạn thân yêu cảm độngTặng quà cưới cho bạn thânNhững món quà sinh nhật hay và ý nghĩa cho bạn thânSelena Gomez và Demi Lovato không còn là bạn thânỨng xử với bạn của người yêuCách làm quà sinh nhật đẹp tặng người thân yêu của bạn(ST)

Cần học cách nói lời xin lỗi

(Women's Health) Ai cũng ít nhất một lần làm người khác tổn thương. Ðiều quan trọng là sau đó bạn sẽ làm thế nào để giúp mối quan hệ vẫn tốt đẹp. Trước hết, cần học cách nói lời xin lỗi

Một ngày hè năm 1976 tại thành phố Ðường Sơn, Trung Quốc, mặt đất bỗng rung chuyển mạnh. 23 giây sau, cả thành phố chìm trong đống đổ nát. Ðó là bối cảnh của bộ phim Ðường Sơn đại địa chấn. Hình ảnh bao người bị chôn vùi dưới đống gạch đá và cảnh người sống lê từng bước nặng nề tìm người thân đã lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của khán giả. Ðau lòng nhất là cảnh hai chị em sinh đôi Phương Ðăng, Phương Ðạt bị vùi dưới đất. Người mẹ Lý Nguyên Ni buộc phải chọn cứu một trong hai đứa con. Trong giây phút định mệnh ấy, Lý Nguyên Ni đau lòng chọn đứa con trai Phương Ðạt. Bà không ngờ cô con gái bé bỏng của mình cũng nghe được quyết định đó.

(Thái độ chân thành của bạn sẽ giúp đối phương thấy dễ chịu hơn)

Phương Ðăng tỉnh dậy trong cơn mưa tầm tã. Cô bé 7 tuổi đã sống sót một cách kỳ diệu. Quyết định của mẹ đã làm Phương Ðăng bị một cú sốc tinh thần to lớn. Cô giấu biệt danh tính và trở thành con nuôi của một gia đình quân nhân. 32 năm sau, Phương Ðăng gặp lại mẹ. Lời đầu tiên Lý Nguyên Ni nói với con gái chính là “xin lỗi”. Quyết định nhanh chóng năm xưa luôn làm người mẹ day dứt, ân hận. Bà đã chờ đợi và hy vọng suốt 32 năm để được nói lên hai tiếng ấy.

Không chỉ trên màn ảnh, lời xin lỗi hiện diện khắp nơi trong cuộc sống. Ở phương Tây, việc nói lời xin lỗi là điều bình thường. Cấp trên có thể xin lỗi cấp dưới, chồng có thể xin lỗi vợ, cha mẹ cũng có thể xin lỗi con cái… Còn văn hóa xin lỗi ở Việt Nam thì sao?

Lời xin lỗi khó nói

Bạn đã từng bị mẹ mắng sai? Bị sếp khiển trách oan? Bạn thấy uất ức, tức giận và luôn suy nghĩ về nó? Bạn cảm thấy mình không được coi trọng và mong chờ một lời xin lỗi từ đối phương. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể nhận ra lỗi lầm và nói lời xin lỗi. Thạc sĩ Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý, giảng viên Học viện Hành chính TP. HCM, cho rằng: “Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người không nhìn nhận lỗi lầm là thói gia trưởng. Người lớn, người trên luôn áp đặt và nghĩ rằng chỉ có người dưới sai và người nhỏ mắc lỗi. Hơn nữa, văn hóa nho giáo, sự đề cao tôn ti trật tự trong gia đình, xã hội cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ của nhiều người. Họ tự cho mình quyền được gây lỗi và không cần phải xin lỗi”.

Trong gia đình, người chồng gia trưởng luôn muốn vợ con phục tùng và làm theo ý mình. Tư tưởng “chồng chúa vợ tôi” như đã ăn sâu vào máu. Ngoài xã hội, sự phân chia cấp bậc cũng tạo nên kiểu suy nghĩ: “Sếp không việc gì phải xin lỗi nhân viên”.

Chị Thúy còn cho biết: “Nhiều người thấy mình có lỗi, nhưng vì muốn giữ sĩ diện và uy thế với cấp dưới nên không muốn xin lỗi. Họ cho rằng xin lỗi là công nhận mình sai và yếu thế”.

Trong khi đó, văn hóa phương Tây luôn đề cao quyền bình đẳng. Việc xin lỗi hay cảm ơn là rất bình thường. Nó thể hiện một phép lịch sự, văn minh trong đối xử.

Vì sao cần xin lỗi?

Chị Phạm Thị Thúy cho biết: “Khi nhận được lời xin lỗi, người nghe thấy được tôn trọng, được chấp nhận là đúng. Ðiều này giúp mối quan hệ tốt đẹp hơn. Nhu cầu được tôn trọng, được khẳng định mình có ở tất cả mọi người, dù già hay trẻ. Người dưới nghe người trên xin lỗi sẽ càng tôn trọng người trên vì đã không cậy thế hiếp người. Cha mẹ biết xin lỗi con, con thêm yêu kính cha mẹ, thấy cha mẹ gần gũi, thân thiện. Biết xin lỗi là thể hiện sự dân chủ, bình đẳng”.

Xin lỗi không có nghĩa bạn thua kém người khác, mà là thái độ cầu tiến, biết nhận ra sai lầm và chịu trách nhiệm với bản thân, với những hành động của mình. Một lời xin lỗi còn đáng giá hơn ngàn lời khen nịnh.

Tập thói quen xin lỗi

Không phải ai cũng có thói quen xin lỗi người khác ngay khi nhận ra sai phạm. Thực tế, các bậc phụ huynh nên dạy trẻ biết nhận lỗi ngay từ nhỏ và phải luôn làm gương cho trẻ vì trẻ em rất hay bắt chước. Hành vi xin lỗi của người lớn giúp trẻ nhận thấy xin lỗi là điều bình thường.

Thông thường, lỗi lầm của bạn xuất phát từ những lúc nóng giận, bồng bột, vì thế, trước tiên, bạn nên tập thói quen nghĩ cho người khác. Trước khi nói hay hành động điều gì, bạn nên đặt mình vào vị trí người đối diện. Bạn sẽ thấy thế nào nếu bị đối xử tương tự? Nếu biết nghĩ cho người khác, bạn sẽ biết cách kiềm chế cơn nóng giận.

Là người có địa vị cao, bạn khó nói lời xin lỗi vì thấy xấu hổ và sợ bị mất tầm ảnh hưởng? Hãy bắt đầu học nói lời xin lỗi từ những việc nhỏ nhặt và luôn nói mỗi ngày để nó trở thành câu cửa miệng. Ví dụ, bạn đến cuộc họp với nhân viên trễ 5 phút. Thay vì nghĩ: “Tôi là sếp nên có thể đến trễ, nhân viên phải chờ là chuyện bình thường”, bạn hãy nghĩ: “Nếu đã buộc nhân viên phải đến đúng giờ, tôi cũng phải như thế”. Do đó, thay vì chào họ, câu đầu tiên bạn nên nói là xin lỗi.

Thể hiện sự chân thành

Trong cuộc họp, nếu có điện thoại, bạn nên lịch sự nói với nhân viên: “Xin lỗi mọi người, tôi nghe điện thoại một phút nhé”. Tất nhiên, chẳng ai bắt lỗi bạn điều gì cả, nhưng đó là cách đơn giản để bạn tập nói lời xin lỗi hết sức bình thường với mọi người. Nhân viên cũng vì thế mà sẽ nể phục bạn hơn. Không chỉ vậy, họ còn sẽ noi gương sếp mà đi họp đúng giờ hoặc tắt điện thoại khi tham gia cuộc họp.

Với con cái cũng vậy, bạn đừng lấy quyền làm cha mẹ mà lấp liếm lỗi lầm của mình. Chẳng hạn như một hôm về nhà với tâm trạng bực bội, bạn liền quát mắng con gái bé bỏng khi vừa thấy con. Ðứa trẻ vô tội sẽ sợ hãi và ấm ức vì không hiểu mình đã gây ra chuyện gì. Thay vì để mặc con cho qua chuyện, bạn hãy đến gần con, ôm nó vào lòng và nói lời xin lỗi chân thành: “Mẹ xin lỗi, mẹ mắng oan con rồi”. Nếu bạn làm như thế, đứa bé sẽ vui vẻ lại ngay và quên mất chuyện vừa xảy ra. Còn nếu không, con bạn sẽ dần xa lánh bạn, không còn tin yêu mẹ nó nữa.

Biết tiếp thu ý kiến

Ðây cũng là cách để bạn dễ chấp nhận những sai lầm của bản thân. Việc luôn cho rằng mình đúng sẽ khiến cái tôi của bạn ngày càng lớn. Bạn sẽ không còn nhận ra những sai phạm của bản thân. Con người không ai hoàn hảo cả nên việc mắc sai lầm là bình thường. Vấn đề là người nhận ra mình sai, biết sửa chữa lỗi lầm sẽ khiến người khác nể phục và tôn trọng. Trong khi đó, ai cố tình che giấu lỗi lầm và dùng quyền lực để át đi thì chỉ nhận được sự “bằng mặt mà không bằng lòng” của người xung quanh.

Luôn chân thành và tôn trọng ý kiến của cấp dưới hay con cái trong gia đình cũng là một cách để khẳng định giá trị của bạn. Ðiều đó cho thấy bạn là người cầu tiến, có hiểu biết và sẵn sàng thay đổi để công việc, cuộc sống tốt hơn.

Khi đã quen với việc xin lỗi, bạn có thể nâng cấp cách xin lỗi của mình, chẳng hạn như gửi một e-mail xin lỗi cấp dưới vì đã trách oan họ hay tặng con gái một món quà nhỏ kèm lời xin lỗi vì mẹ đã nghĩ sai về con. Có rất nhiều cách thể hiện sự hối lỗi, nhưng nó phải xuất phát từ tấm lòng, thể hiện sự chân thành mới thực sự có ý nghĩa. Những gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được trái tim.

- See more at: http://www.womenshealthvn.com/ky-nang-song/trai-nghiem/can-hoc-cach-noi-loi-xin-loi#sthash.JtWemrlQ.dpuf

Từ khóa » Bạn Giận