Cách Xoá Win Cũ Cài Win Mới, Xoá Thư Mục Windows.old
Có thể bạn quan tâm
Khi bạn nâng cấp từ Windows 7 hoặc Windows 8.1 lên Windows 10, trên hệ thống của bạn sẽ có thư mục có tên Windows.old. Các thư mục Windows.old này chiếm gần 15GB trên ổ cứng, tỷ lệ chiếm dụng không gian lưu trữ là khá đáng kể. Tuy nhiên bạn có thể xóa thư mục Windows.old này mà không có bất kỳ vấn đề gì. Bài viết viết dưới, Giatin.com.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách xóa win cũ cài win mới hay xóa thư mục windows.old trên các hệ điều hành windows một cách chi tiết. Hãy cùng theo dõi nhé!
Hướng dẫn cách xoá Win cũ cài Win mới, xoá thư mục Windows.old
1. Cách xoá thư mục Windows.old bằng Disk Cleanup
Với cách này các bạn có thể xóa thư mục Windows.old tức là xóa win cũ ở trên hệ điều hành Windows 10, 8.1, 8 và 7 dễ dàng.
Bước 1: Đầu tiên, các bạn vào mục This PC (hoặc My Computer) nhấn chuột phải vào ổ đĩa C chọn mục Properties.
Bước 2: Cửa sổ mới hiện lên trên màn hình, tại tab General các bạn bạn chọn Disk Cleanup
Bước 3: Các bạn chọn tiếp vào Clean up system files
Bước 4: Bây giờ sẽ có danh sách những file có thể xóa cho các bạn lựa chọn
Ở đây các bạn chỉ muốn xóa thư mục Windows.old nên bạn hãy bỏ chọn tất cả các file khác và chỉ chọn vào file Previous Windows installation(s) rồi sau đó click OK.
Bước 5: Tiếp theo chọn vào Delete Files
Bước 6: Khi có cửa sổ thông báo hiện lên thì các bạn chọn YES.
Bây giờ các bạn chờ đợi một lúc khoảng 2 – 5 phút để quá trình quét thư mục Windows.old được thực hiện
Sau khi đã xóa thành công thì cửa sổ Disk Cleanup cũng sẽ tự động đóng lại, các bạn chọn OK ở cửa sổ Properties để có thể đóng cửa sổ này lại.
Bây giờ các bạn vào ổ đĩa C kiểm tra thì sẽ thấy thư mục Windows.old đã được xóa rồi.
>>> Tham khảo ngay: Cách cài Windows 10 bằng USB
2. Cách xoá thư mục Windows.old sử dụng lệnh Command (cmd)
Bước 1: Khởi động lại Windows bằng cách nhấn và giữ nút Shift + Click chuột phải vào nút Restart.
Bước 2: Máy tính sẽ chuyển đến màn hình như ở dưới, tại đây các bạn chọn vào Troubleshot
Bước 3: Chọn vào Advanced options
Bước 4: Chọn Command Prompt
Bây giờ máy tính sẽ được khởi động lại và màn hình Command Prompt
Bước 5: Tại Command Prompt, các bạn sẽ thấy tài khoản (hoặc là danh sách các tài khoản) có ở trên máy tính của bạn, thì bạn hãy nhấp chuột chọn vào tài khoản mà bạn đang sử dụng và ở đây tài khoản của mình là Giatin
Bước 6: Nếu tài khoản của các bạn chọn có mật khẩu thì bạn điền vào và nếu không có thì có thể bỏ trống phần mật khẩu, sau đó chọn Continue.
Bây giờ cửa sổ của dòng lệnh cmd sẽ hiển thị lên
Bước 7: Tại cửa sổ cmd, các bạn gõ lệnh “wmic logicaldisk get size, caption” và nhấn vào Enter để hiển thị danh sách những ổ đĩa (các ổ đĩa ở tại đây và Windows đang sử dụng giống nhau nhưng chỉ khác tên gọi) và dung lượng của nó.
Bước 8: Ở đây các bạn có thể thấy 2 cột, cột caption là tên của ổ đĩa và cột size là kích thước ổ đĩa (đơn vị Kb). Bây giờ các bạn hãy gõ tên ổ đĩa: Nhấn Enter để di chuyển dòng lệnh đến ở đĩa đó và gõ dir nhấn Enter để hiển thị danh sách những ổ đĩa.
Trong trường hợp hình ở dưới, thì đầu tiên mình gõ C: để chuyển lệnh đến ổ đĩa C và sau đó thì gõ dir để hiển thị danh sách những file có trong ổ đĩa C. Nếu các bạn thấy dòng File Not Found như là hình dưới thì ổ đĩa này trống rỗng và không lưu bất cứ gì.
Trong trường hợp như trên, các bạn lại tiếp tục với những ổ đĩa tiếp theo. Bây giờ mình sang ổ đĩa D bằng cách gõ vào D: sau đó gõ dir để hiển thị danh sách file và thư mục có trong ổ đĩa D. Sau đó sẽ có 3 trường hợp:
- Nếu các bạn thấy thông báo giống như là ổ C ở trên thì lại tiếp tục thao tác vừa mới nãy với ổ đĩa tiếp theo.
- Nếu như bạn thấy có hiển thị về danh sách những file và thư mục như hình ở dưới nhưng lại không thấy thư mục Windows.old thì các bạn cũng lại tiếp tục với thao tác vừa nãy cho ổ đĩa tiếp theo.
- Nếu các bạn thấy có hiển thị với danh sách các file và có thư mục Windows.old thì các bạn thực hiện các thao tác tiếp theo.
Bước 9: Bây giờ dòng lệnh cmd đã được vào ổ đĩa chứa thư mục Windows.old. Tại đây các bạn gõ lệnh RD/ S/ Q Windows.old để có thể xóa thư mục này đi:
>>> Nên xem: Cách tắt tự động cập nhật Windows 10 nhanh nhất
Bước 10: Sau đó, thì các bạn cần ngồi đợi đến khi dòng lệnh Tên ổ đĩa :\> xuất hiện trở lại và ở đây mình đợi đến khi dòng D: \> xuất hiện. Khi đó thì thư mục Windows.old đã được xóa
Bước 11: Để kiểm tra chắc chắn rằng thư mục Windows.old đã bị xóa, các bạn hãy gõ lệnh dir lần nữa và xem ở trong danh sách thư mục có còn thư mục nào tên Windows.old hay không. Nếu như còn thì tiếp tục gõ vào lệnh RD/ S/ Q Windows.old
Bước 12: Bây giờ các bạn hãy đóng cmd bằng cách nhấn chuột vào dấu X ở ngay góc trên trái của cửa sổ cmd và chọn vào Continue để khởi động Windows.
Khi vào Windows các bạn hãy vào ổ đĩa C để kiểm tra xem thư mục Windows.old còn hay không?
Như vậy, các bạn đã biết được chi tiết cách thực hiện gỡ bỏ thư mục Windows.old ra khỏi máy tính để tăng dung lượng phân vùng cài đặt rồi phải không? Nếu như thực hiện thành công hoặc gặp khó khăn nào trong khi thực hiện hướng dẫn xoá Windows.OLD trong bài viết này thì đừng quên chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận dưới nhé!
>>> Bỏ túi ngay: Dịch vụ cài Win, cài hệ điều hành tại Đà Nẵng
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!
Từ khóa » Xoá Thư Mục Windows Old
-
Hướng Dẫn Xóa Thư Mục Windows.old Trên Windows 10, 8, 7
-
4 Cách Xóa Thư Mục Windows.old Trên Máy Tính Windows 10 Hiệu Quả
-
Làm Thế Nào để Xóa Thư Mục Windows.old Trên Windows 10?
-
5 Cách Xóa Thư Mục Windows.Old Trên Windows 10, 8
-
Tất Tần Tật Cách Xóa Thư Mục Windows.old Trên Windows 11 - FPT Shop
-
Hướng Dẫn Cách Xóa Thư Mục Windows.old - PhongVu
-
Hướng Dẫn Xóa Thư Mục Windows.old Trên Windows 7/ 8/ 10/ 11 ( )
-
Xóa Phiên Bản Windows Trước Của Bạn - Microsoft Support
-
5 Cách Xóa Thư Mục Windows.Old Để Giải Phóng Bộ Nhớ Đơn Giản
-
2 Cách Xóa Thư Mục Windows.old Trên Windows 10, 8 Dễ Dàng
-
Cách Xóa Thư Mục Windows.old Trong Windows 10 - Thủ Thuật Máy Tính
-
Cách Xoá Windows.old Trên ổ đĩa C Khi Cài Lại Mới Windows 10
-
Cách Xoá Windows.OLD - Muốn Xóa Thư Mục Win.old Phải Làm Sao?
-
4 Cách Xóa Thư Mục Windows.Old Trên Windows 10 Creators Update