Cách Xử Lý Cây Phát Tài Bị Thối Nhũn Do Tưới Sai Cách - Sài Gòn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Cây phát tài vốn là loài cây cảnh nội thất có sức sống tốt, khỏe mạnh, dễ chăm sóc được ưa chuộng rất nhiều ở các không gian hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, không ít những lỗi sai khi tưới cây dẫn đến tình trạng cây phát tài bị thối nhũn, nếu không biết cách xử lý kịp thời, cây sẽ dần mất sức và chết đi. Cùng Sài Gòn Hoa xử lý cây phát tài bị thối nhũn do tưới sai cách qua bài viết sau đây nhé!
1. Thối ngọn
1.1 Thối ngọn do úng nước
- Biểu hiện: Cây phát tài bị thối nhũn có phần ngọn non chuyển dần sang màu nâu đen, lá vàng từ phần bẹ sát thân cành, rụng từ ngoài vào trong.
- Nguyên nhân: cây thiếu nắng, giá thể nén chặt và không thoát nước.
- Xử lý: Chuyển cây ra vị trí có ánh sáng vừa phải. Kiểm tra lại giá thể và thoát nước chậu. Trước khi trồng cây nên lót 1 lớp sỏi hoặc viên đất nung, xỉ than dưới đáy chậu. Cây khi mới úng sẽ biểu hiện ở các chồi và lá non, kiểm tra độ ẩm của giá thể trồng để điều chỉnh chế độ tưới phù hợp. Giảm lượng nước tưới để cây hồi phục, ra rễ mới và chồi mới.
1.2 Do nước đọng ở ngọn
- Biểu hiện: Cây phát tài bị thối nhũn có lá bên trong cùng của chồi nhũn, đen và có thể có sợi nấm, lan dần ra các lá phía ngoài hoặc gãy ngang ngọn cây, tại vết gãy mềm nhũn có mùi hôi, đầu lá có màu nâu viền vàng, bẹ lá có dấu hiệu héo xanh, lá không rụng.
- Nguyên nhân: do mưa hoặc tưới nước làm đọng ở phần giữa ngọn non. Bụi hoặc bùn đất bám lâu ngày.
- Xử lý: để hạn chế ngọn bị thối nên tưới xung quanh gốc cây và phần lá phía ngoài, không tưới trực tiếp lên ngọn. Lau bụi bẩn trên lá để mầm bệnh không phát sinh. Khi ngọn bị đen nếu chồi nhỏ nên dùng dao thật bén cắt bỏ chồi tránh lây bệnh cho chồi khác hoặc cả cây. Chồi lớn lá nhiều nên cắt ngang, loại bỏ phần ngọn đen để cây phát triển các chồi khác. Dùng vôi bôi lên vết cắt để sát trùng và tuyệt đối không được tưới cho đến khi nào vết cắt khô.
- Lưu ý: khi cắt để cây khô trong 1-2 ngày không tưới để vết cắt khô mặt tránh nhiễm trùng.
2. Thối thân
- Biểu hiện: Cây phát tài bị thối nhũn trên thân có những vết nâu lớn, vỏ ngoài sẫm màu hơn, khi bóc lớp vỏ ngoài lộ ra vết nâu. Cây bị nặng vết sẽ có màu nâu đen đậm, nhấn vào thấy mềm, nhũn, có mùi hôi. Vết bệnh gần các chồi lan dần ra làm thối chồi, đen từ các lá phía dưới lan dần lên các lá trên và bên trong chồi.
- Nguyên nhân: các vết giập khi trồng hoặc vận chuyển, do nấm bệnh phát sinh trong rễ hoặc giá thể trồng, úng rễ cũng có thể làm thân cây phát tài thối.
- Xử lý: phần thân gỗ cứng nên dùng cưa để cắt phía trên vết bệnh 5cm, hết phần mạch bị nâu đen. Để cây nơi khô thoáng, râm mát trong 3-5 ngày không tưới nước, tại vết cắt bôi vôi bột pha với nước hoặc keo liền sẹo. Xử lý đất trồng bằng vôi nông nghiệp, vi sinh hoặc các chế phẩm sinh học (trichoderma), trộn thêm trấu hoặc trấu hun vào đất để tăng độ thông thoáng, thoát nước tốt. Sau đó trồng lại cây và không nén quá chặt gốc để cây dễ ra rễ, không bị ngộp rễ, hạn chế tưới nước quá nhiều giữ đất ở độ ẩm nhất định.
3. Thối gốc, rễ
- Biểu hiện: Cây đang phát triển lá xanh tự dưng bị vàng lá, nhanh héo do rễ không hút nước và dinh dưỡng. Dễ thấy là khi tưới chậu lâu khô hơn bình thường do cây không lấy được nước. Thối dần từ các rễ đến phần gốc cây bên dưới chậu. Sau đó lan dần lên trên.
- Nguyên nhân: nấm bệnh trong đất trồng, tuyến trùng hại rễ, tưới quá nhiều gây úng gốc…
- Xử lý: giống như xử lý cây bị thối thân.
4. Cách tưới và thoát nước đúng cách cho cây phát tài nội thất
- Chậu trồng cây cần đảm bảo có lỗ thoát nước, trước khi trồng cây nên lót 1 lớp sỏi hoặc viên đất nung, xỉ than dưới đáy chậu giúp thoát nước tốt hơn, tránh ứ đọng.
- Không tưới vào ngọn cây vì các bẹ cây rất khó thoát nước đặc biệt là các cây trồng trong nhà, văn phòng nơi không có ánh mặt trời.
- Nên cho cây phơi sáng tự nhiên tuần/lần, mỗi lần từ 2-3 giờ để cây phát triển tốt hơn và phơi sáng cũng là cách tốt để loại bỏ các tác nhân gây bệnh thối nhũn trên cây.
- Không tưới quá nhiều lần và liên tục cho cây, nên kiểm tra độ ẩm đất trước khi tưới.
- Đối với cây có tán lá dưới gốc xum xê nên thường xuyên cắt tỉa để đảm bảo gốc thông thoáng, tiêu diệt ổ bệnh.
- Hàng tháng nên phun ngừa thuốc trừ sâu rầy xen kẽ với thuốc trừ nấm để phòng ngừa sâu bệnh được tốt hơn.
***Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA
Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ vườn Sadec: Đường Vành đai Tây Bắc, Xã Tân Quy Tây, Tp.Sadec, Đồng Tháp
ĐT: (028) 3720 3389 – CSKH: 090 180 5859
Email: saigonhoa@gmail.com / saigonhoa@saigonhoa.com
Website: https://saigonhoa.com/
Youtube: https://www.youtube.com/user/saigonhoavn
Facebook: Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Hoa
Rate this postTừ khóa » Tiểu Bảo Tháp Bị Thối Gốc
-
Cây Bị Thối Gốc! Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Cây Bị Thối Gốc! Chế Phẩm Sinh Học EXTRABIO
-
CÂY TIỂU BẢO THÁP - Cửa Hàng Thủy Sinh Asin
-
Cách Nhận Biết Cây Bị Bệnh Thối Rễ - Phòng Ngừa & Xử Lý
-
Làm Thế Nào để Ngăn Ngừa Hiện Tượng Thối Rễ ở Cây Trồng Thủy Sinh
-
Rong La Hán Xanh Và đỏ Trồng Và Chăm Sóc Như Thế Nào | Rauxanh
-
Cách Hạn Chế Cây Thủy Sinh Bị Thối, Rữa Thân Khi Mới Mua Về
-
Tại Sao Các Cây Thủy Sinh Lại Chuyển Sang Màu Nâu? - Nuôi Tép Cảnh
-
Cây Thủy Sinh Bị Vàng Lá - Bể Cá Hoàng Gia
-
[PDF] 10 Các Bệnh Thối Rễ Và Thân Có Nguồn Gốc Từ đất
-
Rong La Hán Đỏ - PHỤ KIỆN THỦY SINH AQUA8
-
Cách Trồng Và Dưỡng Cây La Hán & Co
-
Cây Thủy Sinh Tiểu Bảo Tháp - Vinh Aquarium