Cách Xử Lý Chất Lơ Lửng Trong Ao Tôm Tốt Nhất - ChephamsinhhocBio

Cách xử lý chất lơ lửng trong ao tôm hiệu quả sẽ giúp cho ao tôm của bạn sạch trong. Môi trường sống của thủy sản cũng trở nên tốt hơn. Nhờ vậy, tôm cá sẽ có cơ hội để phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng. Bà con cũng không cần phải lo lắng về vi khuẩn, mầm bệnh có thể tấn công tôm cá của mình. Dưới đấy là những thông tin hữu ích về cách xử lý chất lơ lửng dành cho bà con!

 

Chất thải lơ lửng trong nước ao tôm

Chất thải lơ lửng trong nước ao tôm

Giải thích về chất lơ lửng trong ao tôm

Chất lơ lửng bao gồm chủ yếu là chất hữu cơ. Khi các vi sinh vật đang trong quá trình phân hủy, chúng sẽ cần nhiều oxy. Yêu cầu này có thể làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong hệ thống nuôi xuống mức thấp hơn mức khuyến nghị cho những loài tôm cá đang được nuôi. Các chất lơ lửng cũng có thể làm suy giảm chất lượng nước trong hệ thống nuôi. Nói chung trong điều kiện ít hơn mức tối ưu làm giảm hiệu suất hệ thống.

Nguồn gốc xuất hiện của những chất thải lơ lửng trong ao nuôi tôm

Thức ăn cho tôm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhất là chất đạm và phốt pho. Trong đó, hơn 64% tổng lượng đạm và 77% tổng lượng thức ăn được thải vào môi trường thủy sản ở dạng hòa tan và không hòa tan. Các chất cặn bã tích tụ trong các ao nuôi tôm có nguồn gốc khác nhau.

Chất thải từ tôm

Sau 30 phút, phân tôm ở dạng chuỗi dài sẽ vỡ ra thành nhiều mảnh vụn dưới tác động của vi sinh vật phân hủy và dòng chảy của nước trong ao. Các mảnh phân tạo thành các hạt cực nhỏ từ 1 đến 30 micron trôi nổi trong nước. Những hạt lơ lửng có trong nước không thể giải quyết chiếm 30%. Và 70% các hạt có kích thước lớn 30 micron có thể chìm xuống đáy. Các hạt lớn chìm xuống đáy tiếp tục phân rã và vỡ ra thành các hạt nhỏ hơn trong không khí. Nếu chúng không bị loại bỏ, chúng sẽ tiếp tục lơ lửng trong nước ao nuôi.

 

Chất thải của tôm trong ao nước

Chất thải của tôm trong ao nước

Thực phẩm cho tôm

Thức ăn cho tôm thông thường chứa 900g chất khô (DM) và 100g nước. Vì độ ẩm là 10%. Khi tôm ăn xong, tiêu hóa khoảng 60 - 70% và cơ thể hấp thu khoảng 25 - 30%.

Các chất thải rắn hay còn gọi là phân tôm được thải ra ngoài môi trường nước dưới. Chúng có dạng chuỗi dài được bao phủ bởi màng nhầy và lắng xuống đáy ao.

Những tác nhân khác

Đất ở bờ ao bị rửa trôi, xác sinh vật phù du, chất khoáng và chất lơ lửng do nguồn nước cung cấp. Ngoài ra, các chất lơ lửng hữu cơ trong ao nuôi tôm cũng sinh ra từ  nước cất. Người nuôi không cần lo lắng, ao lọc trước khi cấp nước vào ao nuôi.

Phân tích thành phần dinh dưỡng có trong chất thải của tôm

Tôm thẻ chân trắng thông thường chỉ tiêu hóa: 60 - 70% chất khô, 80 - 85% protein và 80 - 85% lipit,  25 - 30% phốt pho so với thức ăn. Nên phân thải ra môi trường ao nuôi có 30 - 40% chất khô, 15 - 20% protein, 15 - 20% lipit và 70 - 75% phốt pho so với lượng thức ăn ban đầu.

Do đó, 1kg thức ăn có thành phần 35% protein được đào thải dưới dạng cặn tối thiểu chứa các chất cặn bã: 270g chất lơ lửng (tương đương với 9 lít bùn cứng); 63g protein (10,1g amoniac); 7,2g lipid; 9,5 g photpho và COD tương ứng  = 383g O2.

 

Nước ao bị chuyển màu

Nước ao bị chuyển màu

Lý do cần cách xử lý chất thải lơ lửng trong ao tôm

Cách xử lý chất lơ lửng trong ao tôm hiện đang là nhu cầu thiết yếu. Do ngành  này có những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Đặc biệt là ở khu vực  đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực này thường không thiết kế hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp đối với ao nuôi tôm. Các loại thuốc sử dụng cho ao nuôi cùng với những chất thải rắn cũng được đưa trực tiếp vào nguồn bên ngoài mà không qua khâu xử lý nước thải.

Lượng chất thải hữu cơ phát sinh trong ao nuôi tôm đến từ thức ăn thừa.Chất thải của tôm và các chất thải khác từ thuốc kháng sinh, dược phẩm,… Nước thải từ ao nuôi tôm chứa nhiều loại hợp chất như nitơ hoặc phốt pho và các chất dinh dưỡng. Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển mạnh.

Những mối hại tiềm ẩn của các chất lơ lửng có trong ao tôm

Tạo điều kiện phát triển cho các loại tảo độc

Nếu một lượng lớn chất thải hữu cơ tích tụ trong ao đất sẽ tạo điều kiện cho tảo độc phát triển. Vào lúc này, tảo xanh lam sẽ phát triển mạnh để thay thế những loại tảo có ích (tảo silic) tạo nên những mối hại cho môi trường nước ao nuôi

Khí độc có trong ao nuôi tích lũy dày đặc

Chất thải hữu cơ có trong ao nuôi tôm làm tăng nồng độ NH3 và H2S trong ao nuôi tôm. NH3 được hình thành từ sự bài tiết của tôm và sự phân hủy nitơ trong chất thải hữu cơ trong điều kiện thiếu khí và yếm khí. H2S được hình thành từ chất thải hữu cơ sinh ra trong quá trình phân hủy. Trong điều kiện yếm khí, nếu H2S có trong ao với nồng độ cao, chúng ta có thể nhận biết nhờ mùi trứng thối đặc trưng. Mùi này rất độc cho người và tôm. Khí độc làm suy giảm chất lượng nước nhanh chóng vào giai đoạn cuối chu kỳ.

 

Nước có màu đục do bị ô nhiễm

Nước có màu đục do bị ô nhiễm

Làm giảm bớt lượng oxy hòa tan có trong ao nuôi

Mức độ oxy hòa tan trong ao đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của tôm nuôi. Nếu ao có nhiều chất thải hữu cơ, mức độ oxy hòa tan trong ao sẽ giảm. Vì quá trình phân hủy chất thải cần có một lượng oxy hòa tan vừa đủ tham gia vào.

Gây ô nhiễm cho môi trường

Khối lượng chất thải hữu cơ trong ao tôm cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường nước ao. Vấn đề này có thể gây ô nhiễm nếu nước thải bị rò rỉ ra bên ngoài mà không được lọc.

Khiến tôm mắc bệnh

Chất lượng nước suy giảm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm nuôi. Chẳng hạn như kén ăn, chậm lớn, sức đề kháng kém. Ngoài việc hình thành các khí độc và giảm hàm lượng oxy. Chất thải hữu cơ cũng là nguyên nhân gây bên dịch bệnh ở tôm. Một số bệnh thường gặp ở tôm như: bệnh đen mang, teo mang, mòn đuôi, rụng râu,… Tôm bị bệnh sẽ bỏ ăn, gầy yếu. Thậm chí có thể chết nếu không được khắc phục kịp thời.

 

Bà con kiểm tra tình trạng của tôm nuôi

Bà con kiểm tra tình trạng của tôm nuôi

Cách xử lý chất lơ lửng trong ao tôm hiệu quả nhất cho bà con

Có nhiều cách hỗ trợ chất lơ lửng mà bà con có thể tham khảo. Nhưng chưa có ai chắc chắn rằng đó là những phương pháp hiệu quả. Cách xử lý chất lơ lửng trong ao tôm được ưa chuộng nhất chính là dùng sản phẩm PAC.

>> Link Sản phẩm:     Hóa chất trợ lắng PAC bao 25kg

Giới thiệu về PAC dùng để xử lý chất lơ lửng

PAC là một loại phèn nhôm ở dạng cao phân tử (polyme). Còn được gọi là hóa chất đông tụ. Chúng hỗ trợ lắng các chất lơ lửng trong xử lý nước cấp, nước thải và nước nuôi trồng thủy sản. Hóa chất này có hàm lượng nhôm trong khoảng 28 - 32%, làm tăng  hiệu quả của quá trình keo tụ các chất bẩn trong nước và nước thải, hỗ trợ quá trình lọc nước đạt hiệu quả bảo vệ môi trường.

  • Công thức phân tử của PAC: [Al2(OH)nCl6-n]m.

PAC không đề cập đến một sản phẩm đơn lẻ mà là một loạt các polyme vô cơ đa năng. Chúng có những đặc trưng riêng bởi hai yếu tố chính: nồng độ (thường tính bằng% Alumina hoặc Al2O3) và tính bazo của nó.

Liều lượng pha chế PAC thành dung dịch

  • Bà con pha chế PAC thành dung có nồng độ 5 – 10%, châm vào nguồn nước cần được xử lý
  • Liều lượng dùng để xử lý nước mặt: từ 1 - 10g/m3 tùy theo độ đục của nước thô
  • Liều lượng xử lý nước thải (nhà máy nhuộm, dệt, giấy,...) dùng từ 20 – 200g/m3 hóa chất PAC tùy theo khối lượng chất lơ lửng và tính chất của loại nước thải cần được xử lý
  • Liều lượng dùng chính xác cho nước sông, hồ được xác định bằng cách thử trực tiếp lượng nước cần xử lý. Sau khi lắng chất lơ lửng, nếu dùng làm nước uống thì phải đun sôi hoặc khử trùng theo liều lượng hướng dẫn. Liều lượng PAC phù hợp cho 1m3 nước sông, ao, hồ là:

+ 1 – 4g PAC dùng với nước đục thấp 50 – 400mg/l

+ 5 – 6g PAC dùng với nước đục trung bình 500 – 700mg/l

+ 7 – 10g PAC dùng với nước đục cao 800 – 1.200 mg/l

  • PAC có thể được sử dụng để xử lý nước thải có chứa cặn lơ lửng như nước thải công nghiệp. Các ngành công nghiệp gạch, nhuộm, giấy, gốm sứ, nhà máy chế biến thủy sản, giết mổ gia súc. Đối với những nhà máy này, lượng PAC cần xử lý 1m3 nước thải từ 15 - 30g. Liều lượng có sự thay đổi tùy theo lượng cặn lơ lửng và tính chất riêng của loại nước thải. Muốn biết liều lượng chính xác, bà con cần xác định trực tiếp với lượng nước thải cần xử lý
  • Ngoài ra, các bể nuôi thủy sản giống (tôm giống, cá giống) cũng có thể dùng hóa chất PAC. Pha thành dung dịch 10% - 20%, cho vào nguồn nước cần xử lý, khuấy đều và để lắng trong.

 

Dùng PAC trong nuôi tôm

Dùng PAC trong nuôi tôm

Điểm cộng của hóa chất PAC trong xử lý chất lơ lửng trong ao tôm

Chất trợ lắng PAC có chức năng hạn chế  điều chỉnh pH của nguồn nước. Nên tiết kiệm được liều lượng hóa chất (để tăng độ kiềm) và các thiết bị đi kèm như bồn chứa hóa chất, bơm định lượng. Giảm khối lượng bùn. Tăng độ trong của nước sau lắng, kéo dài chu kỳ lọc, nâng cao chất lượng nước sau lọc. Giảm tình trạng bị chảy nước, vón cục sau khi mở gói sản phẩm.

Các quy trình công nghệ mà hóa chất PAC được sử dụng

• Lọc nước sinh hoạt, nước uống trong gia đình. Sử dụng PAC lắng trực tiếp nước sông, hồ, kênh, rạch để tạo nước sinh hoạt cho người dân.

• Dùng PAC xử lý nước dân dụng, nước công nghiệp: xử lý nước ở bề mặt phù hợp cho các công trình nước sinh hoạt, bể bơi, đài nước, hồ bơi trạm cấp nước, nhà máy cấp nước sinh hoạt,...

• Người ta thường dùng PAC để xử lý nước thải công nghiệp, nước nhiễm dầu, nước rửa than,... Nhất là các nhà máy xử lý nước thải sẽ sử dụng để xử lý nước thải có chứa nhiều chất rắn lơ lử

ng. Điển hình là những nhà máy công nghiệp gốm sứ, nhà máy chế biến thủy sản, lò mổ gia súc, nhà máy luyện kim, thuộc, nhà máy sản xuất gạch,...

• Hóa chất PAC được dùng rộng rãi để xử lý chất lơ lửng có trong nước ao nuôi tôm cá

 

Nước hồ được lắng cặn hiệu quả

Nước hồ được lắng cặn hiệu quả

Kết luận

Chất lơ lửng trong nước ao nuôi gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tôm. Cách xử lý chất lơ lửng trong ao tôm hiệu quả sẽ giúp bà con vượt qua được nỗi lo này. Có nhiều giải pháp khác nhau. Nhưng giải pháp hiệu quả nhất chính là giải pháp phù hợp với tình trạng tôm nhất.

Để được tư vấn nhiều hơn, mời bà con liên hệ 0965.037.045 của Hotline Thiên Thảo Hân nhé!

Chia sẻ: Tin liên quan
  • Các loại thuốc trị rệp sáp hiệu quả nhất hiện nay (18.05.2024)
  • Điều trị cá bị tuột nhớt dễ dàng hơn nhờ cách sau đây… (16.07.2023)
  • Cá bị xuất huyết có dấu hiện như thế nào? Cách chữa trị hiệu quả cho cá là gì? (16.07.2023)
  • Cá Bị Thối Thân Là Gì? Bệnh Thối Thân Ở Cá Có Lây Không? (13.07.2023)
  • Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Giàu Dinh Dưỡng Bà Con Nên Biết (01.07.2023)
  • Tôm Bị Thối Đuôi Có Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Không? (29.06.2023)
  • Thảo Dược Trị Bệnh Cho Cá Ngay Tại Nhà Bà Con Đã Biết Chưa? (27.06.2023)
  • Vi Sinh Xử Lý Nước Hồ Cá Có Thật Sự Hiệu Quả Hay Không? (22.06.2023)
  • First
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • End

Từ khóa » Chất Lơ Lửng Trong Ao Tôm