Cách Xử Lý đất Trước Khi Trồng Cây đơn Giản, An Toàn, Tiết Kiệm
Có thể bạn quan tâm
Cách xử lý đất trước khi trồng cây về cơ bản chỉ gồm 3 bước khá đơn giản là cuốc đất, làm đất tơi xốp, bổ sung, tăng cường chất dinh dưỡng. Tuy đơn giản là vậy nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu tố mà bà con cần biết để lưu ý khi xử lý đất, tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây trồng sau này, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh.
Tại sao phải thực hiện các cách xử lý đất trước khi trồng cây?
Dù là loại đất trồng nào thì sau một thời gian sử dụng đều sẽ trở nên chai cứng, độ tơi xốp giảm, tạo nên những ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cũng như năng suất cây. Do đó, bà con cần tiến hành cách xử lý đất trước khi trồng cây thật kỹ, nhằm mục đích:
- Loại bỏ các mầm bệnh, thành phần độc hại trong đất.
- Tăng độ mùn, xốp cho đất. Từ đó, nâng cao khả năng giữ ẩm, thoát nước nhanh.
- Tạo ra loại đất trồng sạch, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, gia tăng sức đề kháng cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
- Cân đối lại nguồn dinh dưỡng hiện có trong đất, đảm bảo phù hợp sử dụng cho các loại cây trồng trong thùng xốp, chậu, khay.
>>> Thông tin hữu ích khác: Men vi sinh ủ phân là gì? Có lợi ích như thế nào cho cây trồng?
Nguyên liệu cần thiết để ủ đất trồng cây
Ủ đất trồng cây được xem là thao tác quan trọng, góp phần thực hiện thành công cách xử lý đất trước khi trồng cây. Qua đó, thúc đẩy tốt sự phát triển của cây. Các nguyên liệu cần có khi ủ đất trồng cây gồm:
Đất tự nhiên
Là loại đất được tìm thấy ở ngoài vườn, đồng ruộng. Chúng có thể là đất phù sa, đất pha cát hay đất thịt,…
Bà con có thể lấy trực tiếp đất tự nhiên từ ngoài ruộng, mang về phơi khô dưới nắng và khử mầm bệnh bằng các hóa chất hoặc vôi bột. Hoặc cũng có thể trộn đất tự nhiên với các loại đất được đóng bao sẵn, mua tại cửa hàng.
Giá thể trồng cây
Giá thể được trộn vào đất trồng cây nhằm mục đích gia tăng độ xốp cùng khả năng giữ ẩm, bao gồm: giấy carton cắt vụn, xỉ than, vỏ lạc, vỏ đậu, vỏ trấu, tro trấu, xơ dừa,… Sử dụng càng nhiều giá thể thì hiệu quả mang lại càng cao. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý đảm bảo các yêu cầu đối với giá thể như sau:
- Không chứa phân hóa học hay các mầm bệnh. Bà con cần loại bỏ toàn bộ các chất có hại cho cây trồng ngay từ giai đoạn đầu của quá trình ủ.
- Giá thể có khả năng giữ cho đất luôn ẩm, không bị khô quá nhanh.
- Đảm bảo giá thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây (ít nhất là trong giai đoạn sang chậu cho cây hoặc thời điểm mới trồng).
>>> Xem ngay: TOP 5 loại giá thể trồng cây phổ biến trong nông nghiệp
Phân bón hữu cơ
Đây là loại phân bón có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng từ vi lượng, trung lượng đến đa lượng dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Phân hữu cơ có nguồn gốc từ tàn dư lá, thân cây, phân gia cầm, gia súc,..
Dưới đây là 4 loại phân hữu cơ cơ bản hiện nay.
Phân chuồng
Là loại phân được ủ từ nước tiểu, phân động vật theo cách thức truyền thống. Chúng có chứa nhiều các chất dinh dưỡng khoáng trung, đa, vi lượng, giúp bổ sung chất mùn để cải tạo, tăng độ ổn định kết cấu cũng như sự phì nhiêu cho đất.
Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong loại phân này khá thấp nên cần được bón thường xuyên với khối lượng lớn, cần nhiều nhân công, chi phí vận chuyển cao. Đồng thời, cần đảm bảo tính kỹ thuật để tránh sự tiềm ẩn của các mầm bệnh như nhộng, hạt giống cỏ dại, bào tử nấm bệnh,… gây hại cho cây trồng.
Phân xanh
Phân xanh có thành phần chủ yếu là thân, lá cây tươi, được tạo thành bằng phương pháp vùi hoặc ủ trong đất. Loại phân này thường được dùng để trộn trong hỗn hợp đất trồng rau.
Phân xanh có khả năng bảo vệ, cải tạo đất, hạn chế xói mòn. Tuy nhiên, bà con cần sử dụng một cách cẩn thận bởi thân, lá cây khi được vùi vào đất sẽ gia tăng nguy cơ hình thành các chất độc hại như CH4, H2S,… dẫn đến tình trạng ngộ độc chất hữu cơ cho cây trồng.
>> Xem thêm: Cách làm phân xanh đơn giản từ vỏ chuối
Phân rác
Loại phân này được tạo thành thông qua phương pháp ủ lá, thân cây, rơm rạ thu được từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ưu điểm của loại phân này là có thể tăng sự ổn định kết cấu, mức độ tơi xốp cho đất, hạn chế tình trạng xói mòn, khô hạn. Thế nhưng, loại phân này chứa một hàm lượng dinh dưỡng khá thấp, quá trình chế biến phức tạp, tiềm ẩn khá nhiều mầm bệnh.
Phân vi sinh vật
Phân vi sinh vật là một trong các loại phân hữu cơ được dùng trong ủ đất – một phần của cách xử lý đất trước khi trồng cây. Bên trong loại phân này có chứa một hoặc nhiều các vi sinh vật có lợi, có tác dụng thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, ngăn chặn mầm bệnh có hại, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Điểm hạn chế của phân vi sinh vật là chỉ cung cấp được một phần dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, bà còn cần phải sử dụng kết hợp thêm các loại phân khác.
Cách xử lý đất trước khi trồng cây
Cách xử lý đất trước khi trồng cây bao gồm 3 bước cơ bản sau đây.
Bước 1: Cuốc đất, phơi khô, bón vôi cho đất
Trước khi trồng cây, bà con cần lưu ý nhặt sạch các tàn dư, rau, cỏ còn sót lại, sau đó dùng cuốc, xẻng lật đất lên và để nghỉ trong thời gian khoảng 2 ngày. Khi nhận thấy bề mặt đất đã khô ráo, bà con tiếp tục sử dụng cuốc để đập vụn những cục đất cứng, rắc vôi đều lên đất rồi tiếp tục để nghỉ thêm khoảng 2 – 3 ngày.
Bằng cách này, bà con có thể tăng độ thoáng khi, tới xốp cho đất hiệu quả. Điều kiện nhiệt độ cao khi kết hợp với phân vôi sẽ hình thành nên khả năng ức chế, loại bỏ sự phát triển của các loại sâu bệnh bên trong đất. Hơn nữa, vôi còn có tác dụng trong việc cân bằng nồng độ pH, bổ sung canxi, ngăn chặn tình trạng suy thoái cho đất.
Bước 2: Làm cho đất tơi xốp
Để tăng sự thoáng khí, giúp đất trở nên tơi xốp, bà con có thể trộn thêm một lượng nhỏ bã đậu, rơm rạ, vỏ lạc, xơ dừa, trấu hun, xỉ than,… Các thành phần này sau một thời gian sẽ bắt đầu phân hủy, cung cấp cho đất nhiều chất dinh dưỡng tốt, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn khi trồng.
Bước 3: Bổ sung và tăng cường chất dinh dưỡng cho đất
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho đất trồng bị chai cứng, bao gồm:
- Sử dụng phân bón hóa học một cách lạm dụng.
- Đất trồng bị cây hút hết chất dinh dưỡng.
- Các chất dinh dưỡng có trong đất đã bị rửa trôi hết.
- …
Đất bị chai hóa, không còn đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến cây thiếu tươi tốt, chậm phát triển. Do đó, việc bón phân, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất trước khi gieo trồng là điều vô cùng cần thiết.
Lựa chọn tối ưu nhất cho bà con là sử dụng các loại phân chuồng, phân trùn quế, phân vi sinh, phân hữu cơ đã qua xử lý. Đây là những loại phân có khả năng đảm bảo an toàn tốt cho đất, không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn mang lại hiệu quả tự tái tạo, tăng độ xốp.
Như vậy, qua bài viết trên, EcoClean đã giúp bà con tìm hiểu cụ thể về cách xử lý đất trước khi trồng cây sao cho hiệu quả và các vấn đề liên quan. Hy vọng đây sẽ là một phần tài liệu tham khảo hữu ích, giúp bà con nâng cao năng suất cây trồng hiệu quả. Liên hệ EcoClean để được tư vấn cụ thể nếu bà con đang có nhu cầu mua các loại phân bón hữu cơ, phần vi sinh, nguyên liệu ủ phân chất lượng!
Tìm hiểu ngay: Các loại phân hữu cơ tốt cho cây trồng
Từ khóa » Cách Xử Lý đất Trồng Rau Sạch
-
Hướng Dẫn Cách Xử Lý đất Trước Khi Trồng Rau Sạch - Sfarm
-
Hướng Dẫn Cách Xử Lý đất Trước Khi Trồng Rau Sạch
-
Cách Xử Lý đất Trước Khi Trồng Rau Mang Lại Hiệu Quả Cao - Biosacotec
-
Cách Xử Lý Đất Trước Khi Trồng Rau Đúng Cách, Hiệu Quả Cao
-
Cách Xử Lý đất Trước Khi Trồng Rau - Tiêu Dùng Xanh 24H
-
Cách Xử Lý đất Trước Khi Trồng Rau Kể Cả đất Bạc Màu - Hạt Giống
-
Đất Trồng Rau: 3 Bước Xử Lý Rất đơn Giản Cho Vườn Xanh Tốt
-
Cách Xử Lí đất Sau Mỗi Mùa Vụ
-
Cách Xử Lý Đất Và Trộn Đất Bằng Vôi Bột Để Trồng Rau - YouTube
-
Cách Làm đất Trồng Rau Sạch Tại Nhà Chuẩn Nhất Cho Rau Phát Triển Tốt
-
Hướng Dẫn Cách Xử Lý đất Trước Khi Trồng Rau Tại Nhà
-
Cách Xử Lý đất Sau Khi Thu Hoạch để Sử Dụng Lại Không Cần Mua đất ...
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Làm đất Trồng Rau Cải Sạch Tại Nhà
-
Cách Xử đất Trước Khi Trồng Rau - AZ Farming