Cách Xử Lý Gà đang ấp Bỏ ổ Theo Từng Nguyên Nhân Cụ Thể
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay máy ấp trứng được bán rất phổ biến trên thị trường và đã chứng minh được tính hiệu quả của nó rất tốt. Tuy nhiên, với các hộ chăn nuôi gia đình với số lượng ít thì cũng không cần thiết phải sử dụng tới máy ấp mà có thể để gà ấp tự nhiên vẫn rất tốt. Khi cho gà mái ấp tự nhiên, nếu chuẩn bị chuồng trại tốt, chất lượng trứng tốt thì tỉ lệ ấp nở vẫn có thể đạt tới 80%. Tất nhiên, trong quá trình cho gà mái ấp trứng thì vẫn có những vấn đề phát sinh mà bạn nên biết cách xử lý ví dụ như gà đang ấp bỏ ổ. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý gà đang ấp bỏ ổ theo từng nguyên nhân cụ thể.
- Cách chữa gà đẻ trứng non
- Trứng gà ta có màu gì
- Các giống gà thịt ngon hiện nay
- Tại sao gà ấp nở không đều
- Trứng gà ấp không nở
Tại sao gà đang ấp bỏ ổ và cách xử lý
Gà mái khi đến tuổi thành thục sẽ bắt đầu đẻ trứng. Gà đẻ theo từng đợt (chu kỳ), khi gà đẻ hết một đợt được khoảng 8 – 15 trứng thì sẽ bắt đầu nằm ổ để ấp. Trong suốt thời gian ấp trứng (khoảng 20 ngày) gà mái sẽ dành chủ yếu thời gian để nằm ổ ấp và chỉ ra ngoài để ăn uống sau đó sẽ vào ấp tiếp. Tất nhiên, cũng có trường hợp gà mái đang ấp bình thường bỗng dưng bỏ ấp và không vào chuồng ấp tiếp. Nguyên nhân của việc này được rất nhiều người nuôi gà cũng như các chuyên gia khẳng định là có 2 trường hợp:
1. Gà bị stress
Gà bỏ ổ có thể do gà bị stress. Tình trạng stress ở đây là nói chung cho việc gà gặp các vấn đề về tâm lý ví dụ như nơi ấp thường xuyên có tiếng động mạnh khiến gà bị giật mình, ổ ấp có côn trùng rắn rết chuột bọ bò vào, cũng không loại trừ khả năng có chó mèo thường xuyên tới gần làm gà hoảng sợ. Bên cạnh đó, việc thiết kế chuồng ấp cũng có thể khiến gà bị stress. Nếu chuồng ấp quá nóng, quá lạnh, không thông thoáng, có gió lùa … thiết kế chuồng ấp không đúng kỹ thuật thì ban đầu gà vẫn ấp nhưng sau gà sẽ khó chịu và không ấp nữa.
Để giải quyết tình trạng gà đang ấp bỏ ổ do bị stress, ngay từ khi mới cho gà ấp các bạn nên chú ý thực hiện đúng kỹ thuật về chuồng trại cũng như có chế độ chăm sóc cho gà đúng cách. Khi gà bỏ ổ, dù bạn khắc phục các yếu tố ngoại cảnh thì gà vẫn sẽ bị stress vài ngày mới bình thường trở lại. Lúc này bạn nên chia trứng ra để các con gà mái khác ấp hộ hoặc sử dụng máy ấp trứng để ấp. Khi gà bình thường trở lại thì bạn lại cho gà ấp tiếp.
Xem thêm: Máy ấp trứng Mactech
Có một mẹo nhỏ mà rất nhiều người chia sẻ để chữa gà đang ấp bỏ ổ đó là úp rổ. Đầu tiên, các bạn bắt con gà mái đó lại, nhốt vào cho ăn uống thật đầy đủ. Cho gà vào trong ổ ấp rồi dùng một cái rổ úp vừa gà mái úp lên. Dùng dây buộc chắc rổ lại để gà không ra ngoài được mà chỉ có thể nằm trong ổ ấp. Sau khoảng nửa ngày gà nằm ổ sẽ bình tĩnh lại và ấp tiếp. Nếu sau khoảng nửa ngày mà không được thì coi như cách chữa mẹo này thất bại.
2. Gà bị rối loạn hóc môn
Kể từ khi gà bắt đầu vào giai đoạn đẻ trứng thì hóc môn là yếu tố quyết định rất nhiều đến chất lượng và cả sản lượng trứng. Sau khi gà đẻ hết một đợt trứng, cơ thể gà sẽ tiết ra một loại hóc môn khác khiến thân nhiệt của gà tăng lên và gà có bản năng tự ấp trứng. Nói rõ ra là do có loại hóc môn này nên gà mái dù chưa ấp bao giờ vẫn có bản năng biết ấp trứng. Trong một số trường hợp có thể do chế độ dinh dưỡng, thời tiết hay do chính bản thân của con gà khiến lượng hóc môn này không ổn định. Khi bị rối loạn hóc môn thì gà sẽ mất bản năng ấp và đương nhiên có tình trạng gà đang ấp bỏ ổ.
Trường hợp gà bị rối loạn hóc môn tương đối khó xác định nguyên nhân cụ thể. Theo kinh nghiệm của những người chăn nuôi gà lâu năm thì loại bỏ trường hợp gà bị stress như trên mà gà bỏ ấp thường do bản thân của chính những con gà này. Những con gà này có lượng hóc môn không ổn định nên các lứa sau tỉ lệ bỏ ấp tương đối cao. Vì thế nên loại những con gà này ra không để những con gà này ấp tránh ảnh hưởng đến trứng.
Như vậy, có thể thấy rằng trường hợp gà đang ấp bỏ ổ cũng có một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khi gà đang ấp bỏ ổ bạn nên xem lại vấn đề chuồng trại sau đó lấy trứng đó cho những con gà mái khác ấp thay rồi tìm cách xử lý. Bạn có thể thực hiện cách “úp rổ” như vừa nêu trên để xem kết quả ra sao. Nếu không thì bạn đợi 3 – 4 hôm xem gà có trở lại ấp hay không. Nếu gà vẫn bỏ ổ thì lứa sau bạn không nên dùng con gà đó để ấp nữa.
Tags: Chăn nuôi gàTừ khóa » Cách Làm Gà Mái Bỏ ấp
-
Kinh Nghiệm Làm Gà Ta Bỏ ấp Sau Khi đẻ
-
8 Cách Làm Cho Gà Không ấp Trứng, Có Thể Kết Hợp Khi áp Dụng
-
Cách đơn Giản Cho Gà Mái Bỏ ấp - Cho Người Mới Nuôi Lần đầu
-
Hướng Dẫn Cách để Gà Ta Bỏ ấp Sau Khi đẻ
-
Hướng Dẫn Cách để Gà Ta Bỏ Giai đoạn ấp Trứng Sau Khi đẻ
-
Cách để Gà Mẹ Quên ấp Sau Khi đẻ Giúp Tăng Năng Suất Trong Chăn ...
-
Gà ấp Bóng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Cai ấp Cho Gà Mái
-
Kinh Nghiệm để Gà Mẹ Bỏ ấp - Gà Thả Vườn
-
Gà Đang Ấp Bỏ Ổ - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Mê Gà Chọi
-
Cách Làm Cho Gà Mái Nhanh Đẻ "Không Nên Bỏ Qua"
-
Cách Làm Cho Gà Mái Ấp - Ruby
-
Biểu Hiện đòi ấp Trứng ở Gà Và Cách Cai ấp
-
Tập Tính đòi ấp ở Gà Và Những điều Bà Con Cần Biết
-
Cách ấp Trứng Gà Thủ Công (ấp Tự Nhiên). Cách Làm Cho Gà Mái ấp ...