Cách Xử Lý Hăm Tã Nặng Cho Bé Mẹ Nhất định Cần Nhớ - Momo Rabbit
Có thể bạn quan tâm
Chứng hăm tã không phải điều gì xa lạ đối với các mẹ bỉm, nhưng nếu mẹ không điều trị sớm và chăm bé đúng cách sẽ khiến bệnh nặng hơn có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Momo Rabbit mách mẹ những bí quyết “nhớ nằm lòng” sau để điều trị bệnh hăm tã nặng hiệu quả và an toàn.
Hăm tã - Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh nặng hơn
Hăm tã có thể phòng ngừa nhờ chăm sóc kỹ hàng ngày
Hăm tã là tên thường gọi của bệnh viêm da do tã lót gây ra là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Những vết đỏ mẩn, có cảm giác nóng khi chạm vào xuất hiện ở vùng mông, bẹn, các khe kẽ là biểu hiện đầu tiên của bệnh hăm tã. Bệnh hăm tã xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, chủ yếu do da tiếp xúc lâu với chất gây kích ứng da như nước tiểu, chất thải, chất tẩy, hóa chất và các cọ xát gây thương tổn. Ngoài ra, bệnh hăm tã còn có thể xuất hiện khi bé ăn những thực phẩm có tính axit cao như cam, quýt …, khi bé hoặc mẹ đang cho bú sử dụng kháng sinh.
Bệnh khi nặng hơn sẽ gây ra phồng rộp, viêm nhiễm, lở loét rất dễ dẫn tới các chứng viêm nặng hơn cho bé. Hăm tã khiến bé khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu, bỏ ăn … ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của bé.
Bí quyết điều trị hăm tã tại nhà
Sử dụng tã bỉm hợp lý và đúng cách
Thay tã thường xuyên: Tã/bỉm thường có thời gian sử dụng tối đa 2 - 4 tiếng, ngoại trừ một số dòng sản phẩm bỉm đêm như của Momo Rabbit có thể dùng xuyên đêm mà không cần thay. Mẹ nên thay tã/bỉm cho bé thường xuyên hoặc ngay lập tức sau khi bé đi nặng để đảm bảo bé luôn sạch sẽ.
Đổi tã/bỉm hoặc bột giặt: Da bé có thể nhạy cảm với bề mặt tã/bỉm khi tiếp xúc hoặc quần áo được giặt bằng bột giặt tính tẩy mạnh. Mẹ nên thay loại tã/bỉm có bề mặt mềm mịn, thân thiện với da, đồng thời chọn loại không bị vón cục, xệ như Momo Rabbit để giảm kích ứng do tiếp xúc. Mẹ cũng nên dùng loại nước giặt dành riêng cho đồ của bé có tính kiềm thấp, không gây kích ứng da.
Vệ sinh thường xuyên, giữ bé khô thoáng, sạch sẽ
Để mông bé được “thở”: Khi bé bị hăm tã nặng là lúc da bé cần được khô ráo, thông thoáng tối đa. Mẹ có thể không cho bé mặc bỉm trong một số khoảng thời gian trong ngày, nhưng cần lưu ý quần áo của bé phải mềm mại, không dùng chất tẩy, cũng như vệ sinh cho bé thường xuyên hơn khi bé tè dầm, bởi lúc này không có bỉm hỗ trợ thấm hút nữa. Mẹ cũng có thể chọn những loại bỉm cao cấp như Momo Rabbit có bề mặt chứa hàng triệu lỗ thoáng, đảm bảo khả năng thoát khí, giảm môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.
Mặc tã/bỉm đúng size: Một trong những nguyên nhân gây kích ứng da tiếp xúc chính là bé mặc tã/bỉm quá chật hoặc quá rộng. Mẹ cần lưu ý chỉ số cân nặng, kích thước vòng đùi và các thông số size tã/bỉm để chọn lựa cho bé size vừa vặn nhất.
Dùng đúng loại khăn ướt, đúng cách: Để vệ sinh cho bé thường xuyên mẹ có thể dùng khăn ướt, đặc biệt những lúc ra ngoài, tuy nhiên mẹ nên chọn loại không hương liệu, không chất tạo mùi, không chứa chất tẩy, mềm mại dành riêng cho các bé. Bình thường ở nhà, mẹ chỉ nên sử dụng khăn xô mềm, nước sạch sau đó lau bằng khăn khô khi vệ sinh cho bé.
Chú ý đến mọi yếu tố có thể gây ra hăm tã
Điều chỉnh dinh dưỡng: Một số thực phẩm như họ cam, quýt có thể khiến nước tiểu của bé có tính axit gây ra kích ứng da. Nếu tình trạng hăm tã xảy ra sau khi bé được giới thiệu những loại thức ăn như vậy mẹ cần điều chỉnh lại kết hợp cùng các phương pháp khác.
Sử dụng kem ngừa, trị hăm: Kem hăm nói chung có 2 loại, kem ngừa hăm và kem trị hăm. Sau khi tắm rửa, vệ sinh sạch và thấm khô da, mẹ bôi cho bé 1 lớp kem lên vùng da hăm, các khe kẽ tùy theo mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh.
Hạn chế chà xát vùng bị hăm: Khi vệ sinh cho bé mẹ cần hết sức nhẹ nhàng, sử dụng khăn xô mềm, thấm nhẹ với nước sạch, thấm khô trước khi bôi thuốc. Hạn chế tối đa việc chà xát để không gây kích ứng da bé, làm tổn thương sâu hơn vào vết hăm.
Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?
Chăm sóc tại nhà tốt bé không cần đi bác sĩ
Bệnh hăm tã hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà nhờ các phương pháp nêu trên ngay khi mẹ phát hiện các triệu chứng hoặc khi bé chưa bị nặng. Trong trường hợp bé bị nặng hơn, các vết hăm sưng đỏ, mưng mủ, không có dấu hiệu thuyên giảm, sốt, đau đớn, mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện, trung tâm y tế để bé được khám chữa kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
Chọn tã/bỉm đúng cách, mẹ hết lo hăm tã
Momo Rabbit là thương hiệu bỉm quốc dân Hàn Quốc dẫn đầu trong xu hướng tã/bỉm mỏng nhẹ, thân thiện với làn da và thân thiện với môi trường. Sử dụng vật liệu và công nghệ cao cấp, tã/bỉm Momo Rabbit mềm mại, thấm hút tốt, ngăn ngừa vi khuẩn sản sinh, tạo độ thông thoáng cho da bé luôn khô ráo. Momo Rabbit hiện đã được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại Việt Nam. Mẹ có thể tham khảo và đặt hàng thông qua website momorabbit.vn hoặc fanpage facebook.com/momorabbitvietnam.
Từ khóa » Thuốc Bôi Rabbit
-
Rabbit Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
Thuốc Trị đầy Hơi Hiệu Thỏ Bay Flying Rabbit 200ml
-
Kem Bôi Ngoài Da... - Rabbit Store - Baby & Mom Care - Facebook
-
Một Số Thuốc điều Trị Viêm Da Cơ địa - Báo Tuổi Trẻ
-
Kem Steam Cream Thỏ Rabbit Là Kem Dưỡng ẩm Handmade
-
Vòng Rung Tăng Khoái Cảm Rung Mạnh, Pin - Lovetoy Rabbit - 1124
-
Nên Hay Không Dùng Kem Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh? - Momo Rabbit
-
[PDF] ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ LOÉT DA MẠN TÍNH
-
Combo 3 Khăn Tay SH Lonely Rabbit Songwol Vina 36 X 36cm ...
-
Khăn Tay SH Lonely Rabbit 34 SongWol Vina Màu Hồng 34 X 34cm ...
-
Túi Tote Vải đi Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Nước Hoa Khô Rabbit Manju (8g) | Shopee Việt Nam
-
Kinh Nghiệm Bắt Lô