Cách Xử Lý Hóa đơn điện Tử Viết Sai Theo Nghị định 123, Thông ...
Có thể bạn quan tâm
Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai theo Nghị định 123, Thông tư 78 mới nhất 2023. Sau khi lập và ký hóa đơn điện tử thành công bạn phát hiện hóa đơn điện tử xuất bị sai sót, bạn phân vân chưa biết cách xử lý điều chỉnh hóa đơn theo thông tư 78 như thế nào cho đúng quy định. Mời các bạn tham khảo bài viết “Cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót” của Tư Vấn DNL để hiểu rõ hơn cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể.
Nội dung chính: ẩn 1 Xác định trường hợp sai sót của hóa đơn điện tử 2 Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai theo Thông tư 78 mới nhất 2.1 1/ Trường hợp 1: Người bán tự phát hiện, chưa gửi hóa đơn cho người mua, hóa đơn đã được cấp mã của Cơ quan thuế 2.2 2/ Trường hợp 2: Tự phát hiện, đã gửi cho người mua, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc không có mã của cơ quan thuế 2.3 3/ Trường hợp 3: Cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử sai sót 2.4 4/ Trường hợp 4: Phát hiện Hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC sai sót khi đã chuyển đổi sang Hóa đơn điện tử theo NĐ 123/2020/NĐ-CP và TT 78/2021/TT-BTCXác định trường hợp sai sót của hóa đơn điện tử
Sau khi xuất hóa đơn điện tử phát hiện bị sai sót, cách xử lý sẽ được chia thành 04 trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Người bán tự phát hiện, chưa gửi hóa đơn cho người mua, hóa đơn đã được cấp mã của Cơ quan thuế
- Trường hợp 2: Tự phát hiện, đã gửi cho người mua, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc không có mã của cơ quan thuế
- Trường hợp 3: Cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử sai sót
- Trường hợp 4: Phát hiện Hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC sai sót khi đã chuyển đổi sang Hóa đơn điện tử theo NĐ 123/2020/NĐ-CP và TT 78/2021/TT-BTC
Sau khi xác định được các trường hợp sai xót của hóa đơn điện tử, các bạn tiến hành các bước xử lý như sau:
Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai theo Thông tư 78 mới nhất
1/ Trường hợp 1: Người bán tự phát hiện, chưa gửi hóa đơn cho người mua, hóa đơn đã được cấp mã của Cơ quan thuế
Quy trình xử lý:
- Bước 1: Thông báo hóa đơn điện tử sai sót cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT, sau đó cơ quan thuế sẽ hủy hóa đơn đã cấp mã trên hệ thống
- Bước 2: Lập hóa đơn điện tử mới, gửi cho Cơ quan thuế cấp mã mới (Đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế)
- Bước 3: Gửi lại hóa đơn điện tử ĐÚNG cho người mua
Kết luận: Trường hợp này các bạn hủy hóa đơn đã lập và xuất hóa đơn mới thay thế.
Lưu ý:
– Thông báo sai sót có thể lập cho từng hóa đơn hoặc cho danh sách các hóa đơn sai sót.
– Thông báo sai sót có thể lập bất cứ thời điểm nào trước hạn nộp tờ khai thuế GTGT của hóa đơn điều chỉnh.
– Sau khi thông báo sai sót gửi đến CQT, cơ quan thuế sẽ phản hồi về kết quả tiếp nhận và xử lý thông báo sai sót. Các bạn cần kiểm tra trạng thái thông báo sai sót vào chi tiết nội dung phản hồi của cơ quan thuế.
2/ Trường hợp 2: Tự phát hiện, đã gửi cho người mua, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc không có mã của cơ quan thuế
Trong trường hợp này các bạn xác định lại nội dung sai sót của hóa đơn và được chia thành 3 trường hợp cự thể như sau:
a/ Trường hợp 2.1: Sai sót thông tin: Tên, địa chỉ người mua
Quy trình xử lý:
- Bước 1: Thông báo thông tin hóa đơn sai sót cho người mua
- Bước 2: Thông báo hóa đơn điện tử sai sót cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT (Trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của Cơ quan thuế có sai sót nêu trên nhưng chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho Cơ quan thuế)
- Bước 3: Không phải lập lại hóa đơn điện tử
- Bước 4: Gửi cho người mua kết quả đã thông báo cho Cơ quan thuế về sai sót
Kết luận: Trường hợp này các bạn thông báo hóa đơn điện tử có sai sót cho người mua và Cơ quan thuế, không phải lập lại hóa đơn.
b/ Trường hợp 2.2: Sai sót thông tin: Mã số thuế, số tiền, thuế suất, tiền thuế, hàng hóa
Quy trình xử lý:
- Bước 1: Người mua, người bán lập biên bản ghi rõ nội dung sai sót
- Bước 2: Thông báo hóa đơn điện tử sai sót cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT
- Bước 3: Lập lại hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn sai sót:
+ Lập hóa đơn thay thế: phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn mẫu số …. ký hiệu…..số ….. ngày ….tháng…. năm…….”
+ Lập hóa đơn điện tử điều chỉnh cho hóa đơn có sai sót có dòng chữ ” Điều chỉnh cho hóa đơn mẫu số …. ký hiệu…..số ….. ngày ….tháng…. năm…….”
=> Ký và gửi lại cho cơ quan thuế để cấp mã (Đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của CQT)
- Bước 4: Gửi lại hóa đơn ĐÚNG cho người mua
Kết luận: Trường hợp này các bạn lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn thay thế hoặc điều chỉnh cho HĐĐT có sai sót.
c/ Trường hợp 2.3: Đối với ngành hàng không
Căn cứ theo điểm c, khoản 2 Điều 19 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 quy định về Xử lý hóa đơn sai xót như sau:
“Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… ngày… tháng… năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.”
(Theo CƠ SỞ DỮ LIỆU VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG: https://vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=146457)
3/ Trường hợp 3: Cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử sai sót
- Bước 1: Cơ quan thuế thông báo cho người bán theo mẫu số 01/TB-RSĐT
- Bước 2: Người bán thông báo với cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT
- Bước 3: Thự hiện xử lý hóa đơn điện tử theo các trường hợp 1,2,4
Lưu ý:
– Trên mẫu Thông báo về hóa đơn điện tử cần rà soát Cơ quan thuế gửi người bán có ghi thời hạn để đơn vị thông báo lại kết quả rà soát cho Cơ quan thuế. Nếu hết thời hạn mà người bán không thông báo lại với Cơ quan thuế, Cơ quan thuếsẽ tiếp tục gửi thông báo yêu cầu rà soát lần 2.
– Nếu sau 2 lần thông báo nhưng bên bán vẫn không gửi kết quả phản hồi, Cơ quan thuế sẽ xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử của đơn vị.
4/ Trường hợp 4: Phát hiện Hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC sai sót khi đã chuyển đổi sang Hóa đơn điện tử theo NĐ 123/2020/NĐ-CP và TT 78/2021/TT-BTC
Quy trình xử lý:
- Bước 1: Thông báo hóa đơn điện tử sai sót cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT
- Bước 2: Lập hóa đơn điện tử thay thế (HĐĐT có mã hoặc không có mã). (Lưu ý: KHÔNG LẬP HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH)
- Bước 3: Gửi lại hóa đơn điện tử thay thế cho người mua
Kết luận: Trường hợp này các bạn lập thông báo và xuất hóa đơn thay thế.
Trên đây là các chia sẻ về Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai theo Nghị định 123, Thông tư 78 mới nhất của Tư Vấn DNL, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước xử lý hóa đơn điện tử sai sót, điều chỉnh hóa đơn theo thông tư 78. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn vui lòng để lại câu hỏi ở khung bình luận bên dưới hoặc liên hệ dịch vụ thành lập công ty Tư Vấn DNL để được hỗ trợ.
5/5 - (12 bình chọn)Bài viết liên quan:
- Luật doanh nghiệp 2020 cập nhật mới nhất
- Nghị định 52/2024/NĐ-CP Quy định về thanh toán không…
- Bảng phân loại quốc tế hàng hóa dịch vụ đăng ký nhãn…
- Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số…
- Danh mục hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế GTGT…
- Giải đáp vướng mắc của người nộp thuế liên quan đến…
Từ khóa » Hóa đơn Sai Thuế Suất Theo Thông Tư 78
-
[MỚI] Xử Lý Hóa đơn điện Tử Sai Sót Tại N Đ 123 & T T 78
-
Hướng Dẫn Xử Lý Hóa đơn điện Tử Viết Sai Theo Thông Tư 78
-
Hóa đơn điện Tử đã Ký Có Sửa được Không?
-
Cách Xử Lý HĐĐT đã Gửi Cơ Quan Thuế Có Sai Sót Theo Thông Tư 78 ...
-
Hướng Dẫn Xuất Hóa đơn điều Chỉnh Giảm Theo Thông Tư 78 - UBot
-
Cách Xử Lý Hóa đơn điện Tử Viết Sai Theo Thông Tư 32, TT 78, NĐ 123
-
Xử Lý Sai Sót đối Với Hóa đơn điện Tử Phát Hành Theo Thông Tư Số 78 ...
-
Hướng Dẫn Xử Lý Hóa đơn điện Tử Sai Sót Theo Thông Tư 78/2021/TT ...
-
03 điều Cần Biết Khi Sử Dụng Hoá đơn điện Tử
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
-
Cách Xử Lý Hóa đơn điện Tử Sai Sót Theo Nghị định 123, Thông Tư 78
-
Điều Chỉnh Hóa đơn điện Tử: Khi Nào điều Chỉnh? Thủ Tục Ra Sao?
-
Xuất Hóa đơn Sai Giá Và Thuế, Xử Lý Thế Nào?
-
Hướng Dẫn Xử Lý Hóa Đơn Điện Tử Sai Sót Mới Nhất 2022