Cách Xử Lý Khi Bị Ong độc đốt - Báo Nghệ An
Có thể bạn quan tâm
(Baonghean.vn) - Mùa hè, nhiều trường hợp đi nương hoặc ở nhà đột nhiên bị ong đốt, trong trường hợp này chớ chủ quan xem thường. Không hiếm trường hợp khi bị ong đốt không xử lý kịp thời và đúng cách dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng, nhất là với trẻ em và người có tuổi do sức đề kháng, chịu đựng kém, người có mẫn cảm với phấn hoa.
Vết thương khi bị ong đốt. |
Nước ta có nhiều loại ong, các loại ong thường gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi.
Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toan lỏng (axit). Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine.
Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gần như không độc (ong mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như ong vò vẽ, ong đất... do đó tuyệt đối không được xem thường khi bị ong đốt chưa phân biệt chính xác bị loại ong nào đốt.
Nhận dạng và biểu hiện nhiễm độc khi bị ong đốt
1. Ong mật
Nước ta hiện có 5 loài ong bản địa (ong nội, ong khoái, ong ruồi đỏ, ong ruồi đen và ong đá) và ong nhập từ nước ngoài.
Ong khoái. |
• Đốt bàn chân sau cùng (chân thứ 3) to lên và mang theo cục phấn hoa (giỏ phấn), khi đốt để lại ngòi, tổ có mật.
• Ong khoái (ong gác kèo) làm tổ to trên cành cây cao, vách đá, tổ treo xuống như bọng nước, ong to, rất dữ tợn.
Biểu hiện bệnh sau khi bị đốt: Tại vết đốt đau, sưng nề; Đốt các vị trí nguy hiểm (đầu, mặt, cổ): có thể gây khó thở, tổn thương mắt + Dị ứng: mẩn ngứa, đỏ da toàn thân, khó thở, sốc do dị ứng (mạch nhanh, yếu, tụt huyết áp).
2. Ong vò vẽ, ong bắp cày
Ong vò vẽ. |
Nhận dạng: Ong vò vẽ (ong bồ vẽ, ong mặt quỷ) làm tổ trên cây, mái nhà, cột,…tổ có hoa văn như vân gỗ, hình bầu nậm hoặc hình khối lớn chỉ có một lỗ để ong ra vào, hung dữ. Ong bắp cày (ong mặt ngựa, ong đất, ong bù trình) làm tổ dưới mặt đất, thường dùng tổ mối đã bỏ đi, hốc đất, người đi rừng dễ dẫm phải. Ong rất to, có thể cỡ ngón tay, rất hung dữ. Các ong này khi đốt không để lại ngòi và một con có thể đốt nhiều nốt.
Độc tính: Rất độc, gây tổn thương da và để lại vết thương, sẹo ở vùng bị đốt, độc với cơ, thận, máu. Dễ tử vong, gia súc lớn bị đốt nhiều nốt cũng có thể chết.
Ong bắp cày còn gọi là ong mặt ngựa, ong đất, ong bù trình |
Cách sơ cứu nhanh khi bị ong đốt
- Khi bị ong đốt, nạn nhân tuyệt đối phải nhanh chóng sơ cấp cứu và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Nạn nhân chỉ cần nhận dạng con ong đã đốt mình để cung cấp cho bác sĩ biết, tìm hướng điều trị hợp lý, không nên tự mình phán đoán rồi xem thường bệnh trạng mà dẫn đến những nguy cơ khó lường.
- Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.
- Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị ong đốt tự làm hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác, nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một trong những cách có thể như sau:
• Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong.
• Đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể.
• Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
• Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng.
• Cho nạn nhân uống nước để thải bớt độc tố.
• Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt khi có các biểu hiện bệnh nặng hơn.
Lưu ý:
- Nếu nạn nhân có trên 10 vết ong đốt hoặc vết ong đốt ở vùng da đầu không nên bóp nặn vết đốt hay khi nạn nhân có biểu hiện đỏ da, nổi mề đay, triệu chứng ngứa lan rộng toàn thân... cần theo dõi, phát hiện các dấu hiệu dị ứng, nhiễm độc.
- Nếu nạn nhân bị đau nhức nhiều, buồn nôn, nôn mửa, hoảng hốt, bồn chồn; bị kích thích, vật vã, tức ngực, khó thở... cần chuyển nạn nhân đến bệnh viện nơi gần nhất.
- Khi bị ong đốt, nhất là loại ong vò vẽ đốt với nhiều vết chích trên cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. Cần sơ cứu, xử trí ban đầu và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được sự trợ giúp nhằm phòng tránh các nguy cơ hậu quả xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng.
- Bị ong đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt). Khi bệnh nhân khó thở: Hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng phương tiện hiện có. Không tự dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược), không cố tìm vôi để bôi vì tốn thời gian, không tốt nếu vết cắn nhiều, vết đốt ở mặt, cổ, miệng.
Cách phòng tránh bị ong đốt • Tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. • Không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong (sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới), không chọc phá tổ ong nếu thấy không cần thiết và không đảm bảo an toàn. • Không để hoang nhà cửa, các tầng nhà hoặc phòng (ong dễ đến làm tổ). • Phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ ong mới xây (còn nhỏ, thường tháng 3-4). • Không nên coi ong vào nhà hoặc làm tổ trong nhà là báo hiệu điều tốt lành. • Khi đi vào rừng, tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm,… có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín nếu có thể. • Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không nhìn thấy nữa). • Nếu bị ong tấn công có thể dùng bất cứ loại bình xịt nào có sẵn có mùi khó chịu hoặc dùng khói để xua đuổi (không làm nếu nguy cơ cháy rừng). • Cách loại bỏ tổ ong: Dùng khói (không làm nếu nguy cơ gây cháy), bình xịt diệt côn trùng (ví dụ bình xịt muỗi) để xua ong đi hết. Sau đó dùng màn hoặc lưới mắt nhỏ để bọc tổ ong và gỡ đi (để tránh trường hợp ong còn trong tổ). Người làm mặc quần áo dày hoặc áo mưa (loại nhựa dày) và đầu đội mũ kín, đi găng. |
Hoa Lê
(Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN |
---|
|
Từ khóa » Tổ Ong Mặt Quỷ
-
Sát Thủ Ong Mặt Quỷ Kinh Khủng Thế Nào, Xử Lý Sao Nếu Bị đốt?
-
Cận Cảnh Tách Vỏ Tổ Ong Mặt Quỷ Hung Dữ Và Âm Thanh Rợn ...
-
Ong Mặt Quỷ - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Nhận Biết Các Loài Ong Và Cách Sơ Cứu Khi Ong đốt
-
Nọc Ong Mặt Quỷ độc Không Kém Nọc Rắn - Hànộimới
-
Long An: Người đàn ông Bị đàn Ong Mặt Quỷ đốt Phải Cấp Cứu
-
Người đàn ông Nhập Viện Cấp Cứu Vì đụng Phải Tổ Ong Mặt Quỷ
-
Người đàn ông ở Hà Tĩnh Bị đàn Ong Mặt Quỷ đốt Tử Vong - Kenh14
-
Đang Lấy Củi, Người đàn ông Bị Ong Vò Vẽ đốt Tử Vong
-
Hiểm Họa Chết Người Khi Ong Mặt Qủy "dạo" Phố
-
Người đàn ông Bị đàn Ong Mặt Quỷ đốt Phải Cấp Cứu | VOV2.VN
-
Triệu Chứng Khi Bị Ong đốt | Sở Y Tế Nam Định
-
Ong đốt - Khi Nào Là Nguy Hiểm? - Bệnh Viện Hồng Ngọc