Cách Xử Lý Khi Thai Nhi đạp ít, đạp Nhiều ở Tháng Thứ 7 | Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Khi nào thai nhi bắt đầu đạp trong bụng mẹ?
- Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm ở tháng thứ 7?
- Cách chọc thai nhi đạp ở tháng thứ 7 để bé phát triển trí não và phản xạ tốt
- Sự thay đổi các cú đạp của thai nhi trong các tuần thai kỳ
- Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7, mẹ nên làm gì?
- Tình trạng của mẹ và bé ở tháng thứ 7
- Lời khuyên cho các mẹ bầu 7 tháng
- Một số câu hỏi thường gặp về cử động đạp của thai nhi tháng thứ 7
Bước vào tháng thứ 7, thai nhi đã có cử động rõ ràng và việc theo dõi số lần thai nhi đạp là yếu tố quan trọng để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của bé. Bất kỳ thay đổi nào trong cử động của thai nhi, nhất là những tháng cuối thai kỳ, đều có thể khiến mẹ lo lắng. Vậy, việc thai nhi đạp ít hoặc nhiều có sao không? Hãy cùng Huggies tìm hiểu cách chọc thai nhi đạp để kích thích bé phản xạ qua bài viết dưới đây!
>> Tham khảo thêm:
- Chiều Dài Xương Mũi Thai Nhi Bao Nhiêu Là Chuẩn?
- Cách dự đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim chính xác
Khi nào thai nhi bắt đầu đạp trong bụng mẹ?
Theo các chuyên gia, thời điểm thai nhi bắt đầu đạp có thể khác nhau tùy thuộc vào số lần mang thai của mẹ. Thông thường, mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng những cú đạp đầu tiên của bé vào khoảng thai 18 tuần - thai 20 tuần của thai kỳ.
Bên cạnh đó, bé có xu hướng đạp nhiều hơn vào ban đêm, đặc biệt là khi môi trường yên tĩnh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bé đạp nhiều vào buổi sáng, nhất là trong những thời gian náo nhiệt. Mẹ bầu thường cảm nhận các cú đạp của bé ở hông và phía trước bụng. Trong các tháng cuối, bé có thể đạp gần phía dưới, gây cảm giác đau nhức do tần suất và lực của các cú đạp mạnh hơn.
Thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối là hiện tượng bình thường, cho thấy bé đang hoạt động tốt (Nguồn: Sưu tầm)
Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm ở tháng thứ 7?
Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 có nguy hiểm? Trung bình, một em bé khỏe mạnh có thể đạp đến 15-20 lần/ ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thai nhi có thể đạp ít hơn bình thường. Nếu khoảng thời gian "nghỉ" giữa những lần cử động của bé nằm trong khoảng 40-50 phút, mẹ bầu 7 tháng không cần quá lo lắng, vì có thể bé chỉ đang nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu trong hơn 4 giờ liên tục mẹ không cảm nhận được bất kỳ chuyển động nào của thai nhi, các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra. Điều này có thể là dấu hiệu của các biến chứng thai kỳ liên quan đến bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc huyết áp cao.
>> Tham khảo thêm:
- Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh?
- Bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt? Cách chọn bình sữa cho bé chất lượng
Không chỉ mang đến những cảm xúc ngọt ngào, thai máy còn là dữ liệu quan trọng thể hiện sự phát triển và sức khỏe của em bé trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Cách chọc thai nhi đạp ở tháng thứ 7 để bé phát triển trí não và phản xạ tốt
Mẹ không cần quá lo lắng nếu chưa cảm nhận được thai nhi đạp, hãy thử áp dụng một số cách chọc thai nhi đạp dưới đây để kích thích bé cử động và phát triển các phản xạ:
Uống một ly nước mát
Nếu sau tuần 18 - 20 mà mẹ chưa cảm nhận được thai nhi đạp, hãy thử uống một ly nước mát. Do thai nhi ưa thích môi trường ấm áp, khi mẹ uống nước mát, bé có thể giật mình và cử động để tìm lại sự ấm áp. Ngoài ra, mẹ có thể thử chườm một túi nước mát lên bụng để kích thích bé đạp mạnh hơn.
Mẹ bầu ấn nhẹ ngón tay vào bụng
Mẹ bầu có thể dùng ngón tay ấn nhẹ vào bụng để khuyến khích bé đạp. Khi cảm nhận được sự tiếp xúc này, bé có xu hướng phản ứng lại bằng những cú đạp. Lưu ý chỉ nên dùng ngón tay ấn nhẹ, tránh sử dụng cả bàn tay để không gây áp lực quá lớn.
Tư thế nằm nghiêng sang trái
Bầu nằm nghiêng bên nào tốt nhất cho sức khỏe? Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để kích thích thai nhi đạp, đồng thời cải thiện tuần hoàn máu và kích thích trao đổi chất cho bé. Nhiều mẹ bầu nhận thấy bé hoạt động nhiều hơn khi mẹ nằm ở tư thế này.
Tư thế nằm nghiêng sang trái sẽ tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)
Uống nước mía hoặc nước ép trái cây
Nước mía không chỉ tốt cho nước ối mà còn giúp thai nhi thức tỉnh nhờ lượng đường cung cấp vào máu. Nếu mẹ không thấy bé đạp, hãy thử uống từ từ một ly nước mía. Nếu nước mía quá nhàm chán, mẹ có thể thay thế bằng một ly nước ép trái cây mát lạnh, như nước sữa chua hoặc sữa trái cây. Hãy chọn nước ép tươi thay vì loại đóng hộp hay đóng chai.
Hát cho thai nhi nghe
Thai giáo cho bé qua việc hát hoặc mở nhạc thai nhi cho con nghe có thể kích thích cử động của bé yêu. Nếu bé không phản ứng mạnh khi mẹ hát, mẹ có thể di chuyển đến một không gian yên tĩnh hơn. Ngoài ra, bố cũng nên trò chuyện với bé hàng ngày để tạo cảm giác thân thuộc và kích thích sự phát triển của thai nhi.
Soi đèn pin vào bụng của mẹ bầu
Sử dụng đèn pin chiếu vào bụng là một cách khác để kích thích thai nhi đạp. Sau tuần 28, thai nhi trở nên nhạy cảm với ánh sáng từ bên ngoài và di chuyển về phía đó. Tuy nhiên, hãy giữ khoảng cách thích hợp và sử dụng ánh sáng có cường độ vừa phải để không ảnh hưởng đến thị giác của bé. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này.
>>Xem thêm:
- Sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổi trong bụng mẹ
- Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào trong bụng mẹ?
Người mẹ có thể cảm nhận thai nhi đạp ở phía trước hoặc hai bên hông bụng (Nguồn: Sưu tầm)
Sự thay đổi các cú đạp của thai nhi trong các tuần thai kỳ
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận những cú đạp của bé thay đổi theo từng giai đoạn:
- Thai tuần 14 đến thai tuần 24: Bé bắt đầu có những cú đạp đầu tiên, mặc dù còn nhẹ và khó nhận biết.
- Thai 28 tuần: Thai nhi thường đạp mạnh hơn khi nghe tiếng ồn lớn hoặc âm thanh to. Mẹ có thể cảm nhận rõ tay, gót chân của bé nổi lên dưới da bụng. Khi bé thay đổi tư thế, mẹ có thể cảm thấy những cơn đau nhẹ.
- Thai 32 tuần: Thai nhi chuyển động mạnh hơn và thường xuyên hơn, với những cú đạp rõ rệt.
- Thai 36 tuần: Bé sẽ đạp ít hơn do không gian trong tử cung trở nên chật hẹp. Các cú đạp thường hướng về phía hông và xương sườn của mẹ.
- Thai 40 tuần: Bé vẫn di chuyển và đạp, có thể xoay đầu lên hoặc xuống khi chuẩn bị cho ngày chào đời.
Buổi tối lúc nghỉ ngơi là thời gian để mẹ dễ nhận ra những cử động của bé (Nguồn: Sưu tầm)
Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7, mẹ nên làm gì?
Nếu thai nhi đạp ít trong tháng thứ 7, mẹ bầu nên thực hiện các bước sau để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé:
- Theo dõi cử động của bé: Ghi lại số lần bé đạp trong ngày. Bé thường xuyên di chuyển, nhưng tần suất có thể thay đổi. Theo dõi cử động trong khoảng thời gian nhất định có thể giúp mẹ phát hiện sự thay đổi bất thường.
- Thử các cách kích thích bé: Mẹ có thể thử ăn đồ ăn nhẹ hoặc uống nước lạnh, nằm nghiêng sang bên trái, hoặc nhẹ nhàng vuốt ve bụng để kích thích bé cử động.
- Nghỉ ngơi và thư giãn: Đôi khi, sự căng thẳng hoặc mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến cử động của bé. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ: Nếu mẹ không cảm nhận thấy sự cử động của bé sau khi đã thử các phương pháp kích thích hoặc nếu có bất kỳ dấu hiệu lo lắng nào khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để kiểm tra. Các bác sĩ có thể thực hiện siêu âm hoặc các xét nghiệm khác để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
Bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. (Nguồn: Sưu tầm)
Tình trạng của mẹ và bé ở tháng thứ 7
Tháng thứ 7 là giai đoạn quan trọng trong thai kỳ với nhiều thay đổi đáng chú ý ở cả mẹ và bé.
Thai nhi ở tháng thứ 7
Ở giai đoạn đầu tháng 7, phổi của bé sẽ tiếp tục trưởng thành. Myelin trên não sẽ bao bọc tất cả các sợi thần kinh, gan, thận và ruột có thể tự chủ và xử lý nước ối mà em bé tiếp tục nuốt vào. Các cơ quan sinh dục vẫn tiếp tục phát triển: Với bé gái thì dự trữ tế bào trứng được hình thành, với bé trai thì tinh hoàn đi xuống thành bao. Tuy vẫn còn trong bụng mẹ, nhưng ở giai đoạn này bé có thể cảm nhận được thế giới xung quanh thông qua các giác quan. Đôi mắt đã hoàn thiện và có thể mở ra được, mặc dù chưa nhìn thấy được nhưng đã có thể nhạy cảm với ánh sáng và bóng tối. Các mô mỡ dần hình thành dưới da nên hình dáng bắt đầu ít nếp nhăn hơn.
>> Tham khảo thêm:
- 10 Cách trị ho cho bà bầu hiệu quả và an toàn
- Mẹ Bầu Bị Sốt Phải Làm Sao? Cách Hạ Sốt Cho Bà Bầu Hiệu Quả
Mẹ có biết:
Chà, vậy là mẹ đã bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ rồi, chỉ 2 tháng nữa thôi, em bé sẽ ra đời và được mẹ ôm ấp trong vòng tay. Mẹ đã chuẩn bị gần hết các đồ dùng cần thiết cho bé chưa? Tã, bỉm cho bé là sản phẩm quan trọng và không thể thiếu được các mẹ nhé. Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé >Xem thêm:
Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai: Mẹ bỉm hỏi bác sĩ trả lời
Quá trình phát triển gắn liền với sự phát triển về cử động của thai nhi tháng thứ 7 (Nguồn: Sưu tầm)
Lời khuyên cho các mẹ bầu 7 tháng
Để giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tối ưu và chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn cuối của thai kỳ, dưới đây là một số lời khuyên quan trọng:
- Ở giai đoạn này, các cơn gò cứng bụng sẽ thường xuyên xuất hiện, các mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi.
- Xuất hiện tình trạng mẹ bầu bị phù chân tay, đi kèm với tình trạng nhức đầu, các mẹ nên đến bác sĩ khám và kiểm tra huyết áp.
- Nếu có dấu hiệu ngứa dữ dội ở lòng bàn tay, bàn chân các mẹ bầu cũng nên đi kiểm tra ngay.
- Nếu âm đạo bị chảy máu nhỏ giọt hoặc ra máu nâu khi mang thai thì bạn cũng cần phải cấp cứu ngay, có thể bạn đang gặp vấn đề nhau tiền đạo hoặc nhau bong non.
- Hãy tập thêm các bài tập nghiêng xương chậu, sẽ giúp các mẹ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng ngay lập tức.
- Trong giai đoạn này, giấc ngủ rất dễ bị xáo trộn, vì khi mang thai ở tháng thứ 7, bạn sẽ cảm thấy khó chịu về tiêu hóa, chuột rút sẽ xuất hiện vào ban đêm và bạn có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên. Hãy thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga để giúp bạn dễ ngủ hơn.
Theo dõi thai máy là cách đơn giản để biết thai nhi có khỏe không. Nếu số lần thai nhi đạp ít hơn 10 lần/ngày, hoặc cử động nhiều hơn 20 lần, mẹ nên đến bệnh viện để được siêu âm, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà lưu ý các mẹ rằng: số lần thai đạp đột ngột tăng lên hoặc giảm đi nhiều đều chứng tỏ có bất thường. Một số trường hợp thai nhi đạp nhiều hơn bình thường có thể do ngạt thở hoặc thiếu oxy do dây rốn quấn cổ. Trường hợp này nếu không giải quyết kịp thời có thể dẫn đến sảy thai, hoặc thai chết lưu.
Hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp các mẹ dễ ngủ hơn ( Nguồn: Sưu tầm)
Một số câu hỏi thường gặp về cử động đạp của thai nhi tháng thứ 7
Bầu 7 tháng em bé đạp nhiều có sao không?
Thai nhi đạp nhiều ở tháng thứ 7 có sao không? Thai nhi đạp nhiều ở tháng thứ 7 thường là dấu hiệu bình thường của sự phát triển. Tuy nhiên, nếu số lượng đạp thay đổi đột ngột hoặc gây đau đớn, mẹ bầu nên theo dõi và tham khảo ý kiến bác sĩ. Thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo sức khỏe của bé là cách tốt nhất để yên tâm.
Ngoài ra, tần suất chuyển động của thai nhi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Mẹ di chuyển ngoài đường, nhạc quá lớn, nói chuyện quá ồn ào cũng có thể là nguyên nhân mang thai tháng thứ 7 thai nhi đạp nhiều. Thậm chí, ngay khi mẹ ăn quá no, bé cưng cũng sẽ cử động nhiều để báo rằng mình đang được bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng.
Khoảng từ tuần 16-25 của thai kỳ, mẹ bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)
Thai nhi không đạp 1 ngày có sao không?
Nếu thai nhi không đạp trong một ngày, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng như thai suy, thiếu oxy, thiếu nước ối, hoặc thậm chí thai chết lưu. Đây là những tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ bầu cần ngay lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ và tiến hành thăm khám y tế để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.
Tóm lại, việc thai nhi đạp nhiều hay đạp ít ở tháng thứ 7 không hẳn là dấu hiệu nguy hiểm. Mẹ chỉ nên cẩn thận với những trường hợp thai nhi không có bất cứ chuyển động nào trong vòng 2 tiếng đồng hồ, kể cả khi mẹ đã ăn hoặc uống thêm nước. Lúc này, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay. Mẹ có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích khác trong quá trình Mang thai và Sinh con tại chuyên mục Chăm sóc trong thai kỳ tại Huggies.
Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:
- Danh sách 100 tên đặt ở nhà cho bé trai và gái hay nhất 2024
- 999+ Tên hay cho bé gái đẹp và ý nghĩa, may mắn
- 500+ Tên hay cho bé trai ý nghĩa, hợp tuổi bố mẹ
Nguồn tham khảo:
- Kick Counts (Fetal Movement Counting): Purpose & How To | Cleveland Clinic
- How to Make Baby Move in the Womb: Tips and Tricks | Healthline
Từ khóa » Thấy Thai Nhi ít đạp Hơn Bình Thường
-
Thế Nào Là Thai Máy Yếu? | Vinmec
-
Thai ít đạp Có Sao Không? Thai Nhi Hôm đạp Nhiều Hôm ... - MarryBaby
-
Thai Máy Như Thế Nào Là Bất Thường?
-
Thai Nhi đạp Bụng Mẹ Bao Nhiêu Lần Một Ngày? Bé đạp ít Có Sao ...
-
7 Sự Thật Thú Vị Về Hiện Tượng Thai Nhi đạp Khi ở Trong Bụng Mẹ
-
Em Bé đạp ít Hơn Mọi Ngày - 3 Cách đơn Giản Gúp Mẹ Hết Lo
-
Mẹ Bầu Nên Biết: Tại Sao Thai Nhi đạp Nhiều Vào Tháng Cuối? | Medlatec
-
Hiện Tượng Tăng Và Giảm Thai Máy Như Thế Nào
-
Giải đáp Thắc Mắc Tại Sao Thai Nhi đạp ít ở Tháng Thứ 6 | Bé Yêu
-
Thai Nhi đáp ít - đạp Nhiều Những điều Mẹ Phải Biết - Bibomart
-
Thai Máy - Khi Nào Là Bất Thường | BvNTP
-
Thai Nhi đạp ít Vào Tháng Cuối Có Sao Không?
-
Thai Máy ở Vị Trí Nào? Hướng Dẫn Cách Theo Dõi Thai Máy - Fitobimbi
-
Thai Nhi đạp Nhiều Có Phải Tình Trạng đáng Lo Không?