Cách Xử Lý Lan Trước Khi Trồng Giúp Cây Khỏe Mạnh - Sfarm
Có thể bạn quan tâm
Chỉ trồng lan đúng kỹ thuật thôi thì chưa đủ mà việc xử lý lan giống đúng cách cũng rất quan trọng. Thế nhưng, nhiều người mới chơi lan vẫn băn khoăn không biết phải xử lý lan rừng mới mua về và giá thể như nào. Hậu quả là cây lan sau khi trồng không thể phát triển khỏe mạnh và cho hoa kém chất lượng. Vì vậy, Đặng Gia Trang sẽ chia sẻ thật chi tiết cách xử lý lan trước khi trồng cho mọi người tham khảo nhé.
- 1/ Vì sao phải treo ngược Lan trước khi ghép
- 2/ Cách xử lý lan rừng trước khi trồng
- 2.1 Bước 1: Phơi lan rừng mới mua về ở nơi thoáng gió
- 2.2 Bước 2: Cắt tỉa, xử lý những rễ hỏng
- 2.3 Bước 3: Ngâm thuốc phòng bệnh cho lan rừng
- 2.4 Bước 4 : Kích thích ra rễ cho cây lan rừng
- 2.5 Bước 5 : Chăm sóc khi rễ lan bắt đầu nhú
- 3/ Xử lý các loại giá thể trước khi trồng lan
- 3.1 Xử lý giá thể than củi
- 3.2 Xử lý giá thể dớn, dớn bảng, cây dương xỉ
- 3.3 Xử lý giá thể thân gỗ, khúc gỗ khô, gỗ lũa
- 4/ Một số chú ý khi ghép lan rừng
- 5/ Chăm sóc lan rừng sau khi ghép
- 5.1 Đối với phong lan
- 5.2 Đối với địa lan
1/ Vì sao phải treo ngược Lan trước khi ghép
Việc treo ngược lan trước khi ghép là vô cùng quan trọng, giúp cho cây lan sau này phát triển tốt. Điều này giúp cây lan không bị sốc nhiệt và có thể thích nghi dần với điều kiện môi trường mới.
Không những thế, khi bạn tưới nước thì hầu như nước sẽ đọng lại ở kẽ nách lá và ngọn làm cho cây lan bị thối. Do đó, lan rừng mới mua về phải treo ngược lên để tránh được tình trạng này.
Ngoài ra, trong quá trình di chuyển sẽ khiến cho bộ rễ bị tổn thương, dập nát. Để cây lan có thể phục hồi và tái tạo lại rễ trong thời gian trồng sắp tới thì phải treo ngược cây lên. Làm vậy giúp cho lượng nước trong thân cây có thể xuống được tới lá để cây có đủ nước thực hiện quá trình quang hợp.
2/ Cách xử lý lan rừng trước khi trồng
2.1 Bước 1: Phơi lan rừng mới mua về ở nơi thoáng gió
Những người có kinh nghiệm chơi lan sẽ không bao giờ bỏ qua bước này, nhưng nhiều người mới không biết mà còn sợ phơi lan sẽ khiến cây bị héo, không trồng được. Do đó, phơi lan là bước đầu tiên trước khi xử lý lan rừng mới mua về.
Bạn cần phải phơi lan ở những nơi thông thoáng, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt và mưa gió. Chỉ cần phơi khoảng 1 – 2 ngày để cây lan có thể thích ứng với môi trường xung quanh và không bị sốc nhiệt.
2.2 Bước 2: Cắt tỉa, xử lý những rễ hỏng
Sau thời gian phơi lan, bạn bỏ cây xuống và tiến hành cắt tỉa để loại bỏ những phần lá héo vàng, rễ bị khô mục, dập nát hoặc có dấu hiệu thối hỏng. Lưu ý không cắt bỏ toàn bộ rễ mà phải để lại những phần rễ mới còn tươi. Sau đó, bạn bôi keo liền sẹo vào vết cắt để cây không bị thối nhũn khi gặp nước và không bị sâu hại tấn công.
Cách xử lý lan trước khi trồng
2.3 Bước 3: Ngâm thuốc phòng bệnh cho lan rừng
Khi các vết cắt của cây lan đã khô thì đem ngâm thuốc phòng bệnh cho lan rừng. Thông dụng nhất hiện nay là thuốc Physan 20SL có thể phòng trừ mầm bệnh hiệu quả. Đặc biệt là khi cây đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân, độ ẩm cao khiến sâu bệnh sinh sôi mạnh thì cần có thuốc Physan để diệt khuẩn và phòng bệnh thối nhũn.
Bạn cần lưu ý về liều lượng cho phù hợp, chỉ cần pha với tỉ lệ 1ml Physan trong 1 lít nước để ngâm toàn bộ cây. Ngâm khoảng 10 – 15 phút thì bạn tiếp tục treo ngược cây lan khoảng 2 – 3 tiếng cho ráo nước.
2.4 Bước 4 : Kích thích ra rễ cho cây lan rừng
Bước tiếp theo sau khi ngâm thuốc là phải kích thích ra rễ cho cây lan rừng. Nếu muốn kích rễ nhanh hơn thì thay vì chỉ dùng B1, bạn hãy pha hỗn hợp 1ml B1 + 3 giọt Atonik + 5g Ridomil gold trong 1 lít nước. Sau đó, ngâm phần thân và rễ vào dung dịch trên trong khoảng 1 – 2 tiếng, chú ý không làm ngập phần mầm non nếu có. Khi vớt cây lan ra thì lại treo ngược lên ở nơi thoáng mát.
2.5 Bước 5 : Chăm sóc khi rễ lan bắt đầu nhú
Sau khi hoàn thành các bước xử lý lan rừng mới về, bạn treo ngược cây lên và chăm sóc mỗi ngày. Thường xuyên phun sương giữ ẩm cho cây khoảng 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Cứ khoảng 2 – 3 ngày thì lại phun thêm thuốc kích rễ cho cây bằng hỗn hợp B1 + Atonik (3 giọt/1 lít nước) đến khi cây nhú rễ. Có thể thay thế các loại thuốc khác như N3M, Super root với liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.
Tùy thuộc vào từng giống lan khác nhau mà cây sẽ bắt đầu ra rễ mới sau khoảng 3 – 4 ngày hoặc thậm chí là 7 – 10 ngày. Chăm sóc đến khi bộ rễ mới nhú dài từ 1 – 2cm thì bạn có thể tiến hành trồng lan.
3/ Xử lý các loại giá thể trước khi trồng lan
3.1 Xử lý giá thể than củi
Giá thể than củi phải được ngâm trong nước sạch khoảng 3 ngày để làm giảm lượng axit trong than củi. Khi than củi ngấm đủ nước thì vớt ra để ráo 1 ngày. Tiếp đó, bạn ngâm than củi vào nước vôi trong để tiêu diệt mầm nấm bệnh. Sau 1 ngày ngâm, vớt than củi ra cho ráo nước đến khi thật khô thì có thể trồng lan.
3.2 Xử lý giá thể dớn, dớn bảng, cây dương xỉ
Việc xử lý các giá thể dớn, dớn bảng, cây dương xỉ trước khi trồng giúp cho rễ cây sau này phát triển bình thường và không bị đen đi. Đầu tiên, giá thể cần được phơi khô rồi ngâm nước trong 3 – 4 ngày, sau đó vớt ra cho ráo nước. Sau đó, bạn đem giá thể ngâm vào nước vôi trong hoặc Physan 1ml/1 lít nước khoảng 3 ngày để khử độc. Khi giá thể đã được phơi ráo nước, tiếp tục ngâm chúng vào 5g Ridomil gold trong 1 lít nước để xử lý nấm bệnh trước khi ghép lan.
3.3 Xử lý giá thể thân gỗ, khúc gỗ khô, gỗ lũa
Đối với các giá thể thân gỗ, khúc gỗ khô hay gỗ lũa thì bạn cần bóc toàn bộ lớp vỏ khô bên ngoài rồi phơi giá thể thật khô trước khi xử lý. Tiếp theo, ngâm giá thể trong nước khoảng 3 ngày rồi tiến hành phun hoặc ngâm với thuốc Ridomil gold liều lượng 5g/1 lít nước để phòng ngừa nấm bệnh. Sau đó, đợi đến khi giá thể khô thì đem đi ghép lan.
4/ Một số chú ý khi ghép lan rừng
– Phải xử lý cây lan giống và giá thể trước khi trồng.
– Chậu trồng lan phải phù hợp với kích thước của cây và có nhiều lỗ thoát nước xung quanh.
– Khi ghép lan rừng vào thân gỗ, lũa, dớn,… thì phải lót thêm lớp mỏng xơ dừa để không gặp tình trạng giá thể bị khô rồi hút nước ngược từ rễ.
– Ghép lan trong chậu thì tránh để phần gốc ngập sâu trong giá thể mà phải nhô cao, làm vậy giúp cây không bị thối gốc và tránh nấm bệnh.
– Tùy từng giống lan có thể ghép dù chưa nhú rễ, nhưng nếu là giống phong lan đơn thân thì chỉ nên ghép khi cây đã mọc rễ mới.
– Thời gian đầu sau khi ghép, tức là trước khi cây ra rễ mới và nảy mầm, bạn vẫn phải treo cây ở nơi thoáng mát, tránh mưa gió và ánh nắng mặt trời trực tiếp.
5/ Chăm sóc lan rừng sau khi ghép
5.1 Đối với phong lan
– Nhiệt độ
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất và khả năng ra hoa của cây nên cần kiểm soát cẩn thận. Mỗi loại phong lan sẽ thích hợp với những điều kiện nhiệt độ khác nhau.
- Nhóm phong lan ưa nhiệt độ trung bình (lan Vanda,…) phát triển mạnh nếu nhiệt độ ban ngày không dưới 14,5 độ C và ban đêm không dưới 13,5 độ C.
- Nhóm phong lan ưa nóng (Dendrobium) thích hợp với nhiệt độ ban ngày không dưới 21 độ C, ban đêm không dưới 18,5 độ C.
- Nhóm phong lan ưa lạnh (Cymbidium, Lycaste,…) sống tốt khi nhiệt độ ban ngày không quá 14 độ C và ban đêm không quá 13 độ C.
– Tưới nước
Nước tưới cho lan phải đảm bảo không có hóa chất độc hại hay bị ô nhiễm. Phong lan đa số đều thích hợp với nước có độ pH từ 6.5 – 7.0. Mỗi loại phong lan sẽ sống tốt trong điều kiện độ ẩm khác nhau nên lượng nước tưới tùy theo từng loại và tình hình thời tiết.
– Phân bón
Vào mùa nắng khi nhiệt độ tăng cao thì nhu cầu dinh dưỡng của phong lan cũng tăng nên cần tăng lượng phân bón. Mỗi loại phong lan sẽ có yêu cầu về liều lượng, thời điểm cũng như cách bón phân không giống nhau. Đặc biệt, trong quá trình sinh trưởng của phong lan, bạn nên định kỳ bón phân hữu cơ như phân trùn quế, phân chuồng hoai mục để cung cấp dưỡng chất cho cây.
5.2 Đối với địa lan
– Nhiệt độ
Đa số các loài địa lan đều thích hợp với điều kiện nhiệt độ là khoảng 20 – 30 độ C, chênh lệch giữa ngày và đêm từ 10 – 12 độ C.
– Tưới nước
Không nên tưới khi giá thể vẫn ướt, kiểm tra nếu thấy giá thể khô thì mới cung cấp nước tạo độ ẩm cho cây phát triển. Khi tưới thì phải tưới chậm và tưới nhiều lần cho giá thể ngấm đủ nước. Nước tưới cho địa lan không được nhiễm bẩn, hàm lượng chất khoáng không vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Địa lan thích ứng tốt khi nước có độ pH từ 5.5 – 6.5. Tùy từng loại địa lan và tình hình thời tiết mà tưới với lượng nước khác nhau.
– Bón phân
Mỗi loại địa lan sẽ yêu cầu chế độ dinh dưỡng cũng như liều lượng, cách bón phân khác nhau. Tuy nhiên, ưu tiên dùng các loại phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục hay phân trùn quế vì chúng cung cấp đủ dưỡng chất và an toàn cho cây.
Như vậy, chắc hẳn bạn đã biết nguyên nhân phải treo ngược lan trước khi ghép. Đặc biệt, qua bài viết trên bạn còn có thể nắm được cách xử lý lan rừng trước khi trồng cũng như cách xử lý giá thể để cây lan phát triển tốt sau này. Hy vọng những thông tin trên hữu ích trong quá trình bạn tìm hiểu về cách trồng lan rừng hiệu quả nhất
Mọi chi tiết thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Quy trình chăm sóc, phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả
- Cách trồng và chăm sóc hoa phong lan đầy đủ nhất
- Top 30+ loại lan cực dễ trồng cho người mới bắt đầu
- Cách trồng lan bằng giá thể viên đất nung
- Cách trồng và chăm sóc Địa Lan Sato đầy đủ nhất
Từ khóa » Cách Xử Lý Dớn Bảng
-
Dớn Trồng Lan: Phân Loại Và Hướng Dẫn Xử Lý Giá Thể Chi Tiết Nhất!
-
Những điều Về Dớn Trồng Lan Mà Người Trồng Lan Cần Phải Biết
-
Dớn Trồng Lan Là Cây Gì? Xử Lý Dớn để Trồng Thế Nào?
-
Cách Xử Lí Dớn Bảng để Ghép Lan Bằng Nước Vôi Trong - YouTube
-
Cách Trồng Lan Bằng Dớn Bảng | Nông Nghiệp Phố
-
Cách Xử Lý Dớn Trắng Trồng Lan đơn Giản đạt Hiệu Quả Cao
-
GIÁ THỂ TRỒNG LAN (DỚN) – DÂN CHƠI LAN
-
KỸ THUẬT TRỒNG LAN THÂN THÒNG TRÊN DỚN CÁCH TRỒNG ...
-
Cách Xử Lý Các Loại Dớn Trồng Lan - Vườn Phong Lan
-
Dớn Trồng Lan Là Cây Gì? Xử Lý Dớn ... - Kỹ Thuật Canh Tác | Latest Post
-
5 Miếng Dớn Bảng Trồng Lan Kích Thước 60x20x4cm
-
5 Thanh Dớn Trụ Trồng Lan Kích Thước 40x10cm
-
Dớn Bảng Trồng Lan 30x10cm - Vườn Babylon
-
Top 7 Giá Thể Trồng Lan Và Cách Xử Lý Trước Khi Trồng - Vườn Sài Gòn