Cách Xử Lý Nước Máy, Nước Giếng để Nuôi Cá, Nuôi Ốc
Có thể bạn quan tâm
Nước máy hay nước nước giếng có dùng nuôi cá, nuôi lươn và nuôi ốc được không là băn khoan của nhiều bà con chăn nuôi. NongLam.NET xin trả lời là hoàn toàn dùng được, nhưng trước khi xả vào ao hay bể nuôi cần phải xử lý nước máy, nước giếng khoan đó. Cách xử lý như hướng dẫn dưới đây.
Vì sao phải xử lý nước máy ?
Nước máy là nguồn nước đã được xử lý tại các nhà máy xử lý nước thải. Nguồn nguyên liệu chính để sản nước máy là nước từ các con sông và hồ, ví dụ như ở TP Hồ Chí Minh thì nguồn nước cấp chính cho các nhà máy xử lý nước là nước sông. Nguồn nước sông là nước có mức độ nhiễm bẩn khá cao, do đó các nhà máy đã sử dụng nhiều hóa chất như Clo, Canxi Hidroxide và Florua,…để xử lý nguồn nước, tiêu diệt các vi khuẩn có trong nước.
Do đó trong nước máy sẽ tồn dư các hóa chất trên, nếu không khử hết các hóa chất này thì xả vào ao hay bể nuôi thì tôm, cá, ốc sẽ bị ngộ độc và chết. Vì vậy cần phải khử hết clo, flo trong nước máy mới dùng để nuôi tôm, cá , ốc được.
Cách khử Clo, Flo trong nước máy để nuôi tôm – cá – ốc
Có nhiều cách để khử Clo, Flo để nuôi cá – tôm – ốc, bà con có thể chọn 1 trong 2 cách sau để xử lý clo, flo có trong nước máy.
- Cách 1: Đơn giản nhất, bà con chỉ việc bơm nước máy ra thùng đựng nước hoặc ao / bể nước dự trữ rồi để hở bề mặt khoảng 24 – 48 giờ là Clo, Flo sẽ tự động bay hơi hết. Để khí Clo, Flo bay hơi nhanh hơn cứ cách 1 – 2 tiếng đồng hồ bà con dùng cây, gậy sạch khuấy đảo đều nước trong ao/ bể / thùng. Sau khi chúng bay hơi hết, kiểm tra pH, nhiệt độ phù hợp thì có thể dùng để nuôi tôm – cá – ốc.
- Cách 2: Khử Clo bằng Dung dịch khử Clo ( Đặt mua tại đây ). Cách dùng cũng rất đơn giản, bạn chỉ việc lấy nước máy vào bể nuôi, sau đó nhỏ dung dịch khử Clo vào.
Ngoài 2 cách khử Clo nước máy ở trên, còn có một số cách khác như: dùng vitamin C, sử dụng thuốc khử Sodium Thiosulfate … Tuy nhiên mua các hóa chất khử clo này khó hơn nên sẽ không giới thiệu.
Vì sao phải xử lý nước giếng khoan ? Cách xử lý nước giếng nuôi tôm – cá – ốc
Nước giếng là nước được bơm lên từ nguồn nước ngầm ở sâu trong lòng đất, trong nước giếng có chứa các kim loại nặng như sắt, mangan; đồng thời độ pH, nhiệt độ nước giếng khác hoàn toàn so với nước trong ao, bể nuôi. Do đó cần phải khử các kim loại nặng này và đảm bảo độ pH thích hợp cho tôm – cá – ốc mới xả nước giếng vào ao, bể nuôi.
Cách làm như sau: Bà con bơm nước giếng lên một bồn, ao hoặc bể nước riêng lắng một thời gian để điều hòa nhiệt độ, kiểm tra độ pH trước khi xả vào ao, bể nuôi tôm – cá – ốc. Nếu độ pH không phù hợp thì bà con dùng vôi bột để xử lý, vôi bột cũng xử lý được sắt có trong nước giếng luôn.
Tổng kết
Dù là nước máy hay nước giếng khoan, bà con cần đặc biệt chú ý đến độ pH của nước, do vậy bà con cần mua Giấy quỳ tím hoặc Bút đo pH hoặc Bộ Test Kit đo pH để kiểm tra pH ổn định rồi mới dùng nước đó để nuôi tôm, cá và ốc.
Xem thêm:
- Cách kiểm tra và giữ ổn định độ pH trong ao nuôi cá chạch lấu
- Nuôi cá gì trong bể xi măng ? Gợi ý cho nông dân 9 loài thích hợp nhất
- Lá xoan phòng trị bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe ở cá
- Thảo dược chữa bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá
- Kỹ thuật nuôi Ốc nhồi trong bể, ao đất và lót bạt
Từ khóa » Cách Xử Lý Nước Sông Nuôi Lươn
-
Kỹ Thuật Xử Lý Nguồn Nước Cho Nuôi Lươn Không Bùn
-
Xử Lý Nước Trong Nuôi Lươn Không Bùn
-
Xử Lý Nước Khi Nuôi Lươn Không Bùn Thương Phẩm | VTC16 - YouTube
-
Cách Xử Lý Nước Sông Và Nước Cây Dùng để Nuôi Lươn Thịt #12
-
Phương Pháp Xử Lý Nước Trong Nuôi Lươn Không Bùn
-
Nuôi Lươn Bằng Nước Giếng Khoan Không Bùn Có được Không?
-
Một Số Lưu ý Khi Chuẩn Bị Nuôi Lươn Không Bùn (06/10/2020)
-
Bí Kíp Xử Lý Nguồn Nước Khi Nuôi Lươn Không Bùn Hiệu Quả
-
Xử Lý Nước Trong Nuôi Lươn Không Bùn – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
-
Xử Lý Nước Giếng Khoan Nuôi Lươn Thương Phẩm | MeoHaiTac
-
[PDF] KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN.pdf
-
Lươn Tây Đô - Dụng Cụ Kiểm Tra Dư Lượng Clo(Chlorine)... | Facebook
-
Nuôi Lươn Giống Chuẩn, Nước Sạch, Hiệu Quả Cao
-
Cách+lọc+nước+giếng+khoan+để+nuôi+lươn