Cách Xử Lý Nước Nhiễm Sắt (AN TOÀN - HIỆU QUẢ) - Bilico
Có thể bạn quan tâm
Biểu hiện và nguyên nhân cơ bản của nước bị nhiễm sắt
Nhiều hộ gia đình vẫn không nhận biết được tình trạng nước đang bị nhiễm sắt. Vậy hãy cùng tìm hiểu qua những cách nhận biết đơn giản và nguyên nhân dẫn tới nước bị nhiễm sắt nhé.
Biểu hiện nhận biết
Chắc hẳn bạn đã không còn lạ lẫm gì với trường hợp nước tự động chuyển sang màu vàng. Một số trường hợp nước có màu xanh sau một thời gian ngắn thì chuyển dần sang màu vàng. Đây chính là biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng nhiễm sắt tại nước nhà bạn. Trường hợp bị nhiễm quá nặng có thể khiến nguồn nước có màu đục hoặc nâu.
Tình trạng nước bị nhiễm sắt cũng giống như một số vấn đề khác gây ô nhiễm nguồn nước như: vấn đề nhiễm rêu tảo, nước trong hồ bị xanh, bị đục… cần phải tiến hành xử lý ngay và nhanh chóng để đảm bảo chất lượng tốt nhất và tránh ảnh hưởng tới sức khỏe người bơi lội, tới thẩm mỹ của hồ.
Tuy nhiên để có được các bước xử lý bể bơi bị nhiễm sắt chính xác và hiệu quả thì việc cần làm đầu tiên đó là tìm ra nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nước bị nhiễm sắt:
Nguyên nhân thứ nhất
Do nguồn cung cấp nước vào bể bị nhiễm sắt. Sắt là khoáng chất tồn tại tự nhiên, bể bơi nhà bạn sử dụng nguồn nước từ giếng khoan và chưa qua xử lý thì rất có thể thời gian sau đó F2+ (Sắt 2) sẽ được chuyển hóa thành Fe3+ (Sắt 3) và xuất hiện hiện tượng kết tủa màu đỏ nâu khiến nguồn nước bị đục.
Nguyên nhân thứ hai
Do các thiết bị sử dụng dưới nước bị ăn mòn. Khi ấy hàm lượng sắt tăng cao, gây ra hiện tượng nước bị chuyển sang màu vàng, màu đục hay màu nâu, gây mất thẩm mỹ và không an toàn cho người bơi lội. Nếu như bạn chọn lựa thiết bị sử dụng làm từ kim loại kém chất lượng thì việc phải tiếp xúc thường xuyên với nước dễ gây hiện tượng han gỉ, ô nhiễm nguồn nước. Do vậy lời khuyên dành cho bạn là hãy chọn lựa thiết bị chất lượng được làm từ inox hoặc thép không gỉ để giảm bớt những tình huống cần phải xử lý nước hồ bơi bị nhiễm sắt.
Xử lý nước hồ bơi bị nhiễm sắt như thế nào?
Đối với các bể có nguồn nước bị đổi màu thành vàng do đã nhiễm sắt, phương pháp xử lý để đưa nguồn nước trở về trạng thái ban đầu nhờ hóa chất Clo là hiệu quả nhất. Cùng tham khảo các bước xử lý chi tiết dưới đây nhé!
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị Clo với liều lượng đủ để sử dụng: Dạng Clo viên 2g hoặc clo viên 200g đều được. Bên cạnh đó bạn cũng cần chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh và hỗ trợ trong quá trình thực hiện bao gồm: Chất trợ lắng PAC, bộ test thử nước, một số dụng cụ vệ sinh hồ bơi khác bao gồm: Ống mềm, bàn hút, sào nhôm:
Bước 2: Thực hiện cân bằng pH
Bước đầu tiên là hãy sử dụng bộ test nước hồ bơi để kiểm tra và đánh giá xem nồng độ pH đã đảm bảo trong ngưỡng chuẩn từ 7.2 tới 7.6 hay chưa.
Với các kết quả mức pH ở dưới 7.2 bạn cần sử dụng các chất tăng độ pH như: pH+, Sốc Clo, NaOH, Soda Na2CO3
Bạn cần dùng bộ dụng cụ test nước hồ bơi để xem nồng độ pH có đạt ngưỡng chuẩn từ 7.2 – 7.6 hay không.
Trong trường hợp nồng độ pH kiểm tra được ở mức cao hơn 7.6 thì bạn cũng cần tiến hành sử dụng các chất có tác dụng giảm nồng độ pH như: pH-, phèn nhôm hoặc HCl 32 % để đưa độ pH trong nguồn nước bể về trạng thái cân bằng nhằm đảm bảo kết quả chuẩn xác nhất khi thực hiện xử lý.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Quy Trình Xử Lý Nước Bể Bơi Bị Xanh [NHANH GỌN] Nhất
- Cách xử lý nước bể bơi có bọt trắng chuyên nghiệp và hiệu quả
Bước 3: Thực hiện sốc clo để xử lý
Nếu sử dụng sản phẩm Chlorine 70%
Ta tiến hành bằng cách hòa tan sản phẩm với định mức 5gram/m3. Rải đều xung quanh khu vực bể. Tiến hành bật máy lọc và để máy hoạt động liên tục trong vòng 1 giờ.
Nếu bạn sử dụng Clo viên (TCCA90)
Liều lượng dùng là 0.6gram/m3 nước. Thực hiện pha loãng với nước. Sau đò dùng dung dịch này rải đều quanh hồ. Cho lượng hỗn hợp này hòa tan với nguồn nước có trong hồ.
Bước 4: Dùng trợ lắng PAC
Pha loãng bột trợ lắng với nước để thành dung dịch 5 – 10% sau đó thực hiện châm hóa chất vào khu vực cần xử lý nước bể bơi. Tỷ lệ sử dụng từ 5 đến 6 gram/m3, sử dụng cho nguồn nước có độ đục trung bình từ 500 tới 700 mg/l.
Bước 5: Hút cặn đáy
Kết thúc của quá trình xử lý, là thực hiện việc hút cặn đáy hồ bơi. Bạn có thể sử dụng ống mềm kết hợp với bàn hút và sào nhôm để hút sạch phần cặn lắng phía dưới đáy hồ. Từ đó trả lại cho hồ bơi công trình trong sạch và chất lượng nhất.
Trên đây là thông tin về cách xử lý nước nhiễm sắt. Quý khách hàng cần tư vấn chi tiết về các hóa chất hồ bơi cần thiết vui lòng liên hệ tới số hotline 0986168007 của Bilico Miền Nam để được hỗ trợ nhé!
Từ khóa » Cách Xử Lý Nước Bể Bơi Nhiễm Sắt
-
Nước Bể Bơi Bị Nhiễm Sắt (Nước Màu Vàng) Và Cách Xử Lý - Hafuco
-
Cách Xử Lý Nước Bể Bơi Bị Vàng (do Nhiễm Sắt) Hiệu Quả - Hoabico
-
Cách Xử Lý Nước Bể Bơi Nhiễm Sắt - HANTECO
-
Các Bước Xử Lý Nước Bể Bơi (Hồ Bơi) Bị Nhiễm Sắt
-
Hướng Dẫn Xử Lý Nước Nhiễm Sắt - Có Mùi Tanh (CHUẨN)
-
NƯỚC BỂ BƠI NHIỄM SẮT- XỬ LÝ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
-
Xử Lý Nước Bể Bơi Bị Nhiễm Sắt (HIỆU QUẢ) Qua 5 Bước - Tafuma
-
Hướng Dẫn Cách Xử Lý Nước Hồ Bơi Hiệu Quả, đúng Kỹ Thuật
-
Hướng Dẫn Cách Xử Lý Nước Bể Bơi Bị Nhiễm Sắt (CHUẨN)
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Nước Hồ Bơi Bị Vàng - Beboidep
-
Xử Lý Nước Bể Bơi Bị Vàng Do Nhiễm Sắt Như Thế Nào? - Lex Futurus
-
4 Cách Xử Lý BỂ BƠI BỊ VÀNG MÀU NƯỚC CHÈ KHÔNG THAY NƯỚC
-
Xử Lý Nước Hồ Bơi Bị ố Vàng (bị Nhiễm Sắt)
-
8 Bước đơn Giản để Xử Lý Nước Bể Bơi Bị Nhiễm Rêu Tảo - Aquasorb