Cách Xử Lý Sự Cố Rò Rỉ Khí Lỏng Clo Cực Kỳ An Toàn - LabVIETCHEM

Công nghệ sử dụng khí lỏng Clo được áp dụng phổ biến vì những giá trị mà nó mang lại. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp gặp sự cố về khí Clo và không biết khắc phục như thế nào. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn cách xử lý sự cố rò rỉ khí lỏng hiệu quả và an toàn.

Clo là gì?

- Clo hay Chlorine nguyên chất là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cl, số hiệu nguyên tử bằng 17 và thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Clo có ái lực điện tử cao nhất và có độ âm điện đứng thứ 3 trong tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hòa hóa học.

- Ion Clo là một thành phần của muối ăn và các hợp chất khác, tồn tại phổ biến trong tự nhiên và là chất rất cần thiết để tạo ra phần lớn các loại hình sự sống, bao gồm cả cơ thể con người.  

Đặc tính của Clo

- Clo tồn tại ở trạng thái khí và lỏng, nặng hơn không khí.

- Khi ở dạng khí, Clo có màu vàng lục nhạt, nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần, có mùi vô cùng hắc và là chất độc cực mạnh.

- Trong điều kiện chuẩn, ở dạng nguyên tố, Clo là một chất oxi hóa mạnh, được dùng làm chất tẩy trắng, khử trùng cực mạnh và là thuốc thử cần thiết trong ngành công nghiệp hóa chất.

- Khí clo khi tan vào nước sẽ tạo thành dung dịch có màu vàng nhạt, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. Ở 10 °C, 1 lít nước hòa tan 3,10 lít clo và ở 30 °C, 1 lít nước hòa tan được 1,77 lít.

- Ở thượng tầng khí quyển, clo chứa trong phân tử chlorofluorocarbons, ký hiệu CFC và là một trong những tác nhân gây hại tầng ô zôn.

- Khí Clo là có thể phản ứng ngay lập tức với hầu như mọi nguyên tố.

Mức độ nghiêm trọng của sự cố rò rỉ khí lỏng Clo

Khí Clo có ý nghĩa rất lớn trong việc lọc nước sạch, khiến cho nguồn nước trong hơn và tránh được các vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên mặt trái của nó là có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng nếu bị rò rỉ khiến người trực tiếp tiếp xúc với khí lỏng Clo sẽ có nguy cơ nhiễm độc và tê liệt các giác quan. Thậm chí nhiều trường hợp nghiêm trọng còn gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sự cố rò rỉ khí lỏng Clo

Sự cố rò rỉ khí lỏng Clo ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người

Cách xử lý sự cố rò rỉ khí lỏng Clo

1. Sử dụng dàn phun mưa

Dàn phun mưa là giải pháp được rất nhiều nhà máy sử dụng bởi khả năng lắp đặt dễ dàng, tiết kiệm chi phí. Điểm trừ đó là mặt kĩ thuật còn nhiều hạn chế.

  • Cách lắp đặt: Sử dụng lượng mưa với cường độ 10m3/m2/giờ cho các bình Clo loại 50 kg, 500 kg, hay 1000 kg.
  • Lượng clo đang rò rỉ sẽ xảy ra phản ứng sau khi phun mưa vào:

Cl2 +  H2O = HCl + HOCl  -> H+ + OCl- + Cl-

2. Sử dụng dung dịch nước vôi

Việc xây dựng một thùng vôi lớn ngay dưới trạm clo là điều cần thiết nếu muốn áp dụng cách thức này. Nguyên lý hoạt động vô cùng đơn giản, khi clo rò rỉ, van an toàn sẽ được mở ra, và lúc đó bình clo có vấn đề sẽ rơi vào thùng vôi. Mặc dù phương pháp này có hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhưng cách thức thực hiện cũng như lắp đặt khá phức tạp.

Sử dụng tháp trung hòa Clo

Sử dụng tháp trung hòa Clo

Ưu điểm của phương pháp này đó là mọi thứ hoàn toàn tự động. Sau khi lắp đặt xong, bạn sẽ không phải động tay động chân vào bộ phận nào của máy vì nó sẽ tự vận hành.

Xem ngay >> Hướng dẫn sử dụng các hóa chất chứa Clo trong công tác phòng chống dịch

Cách phòng tránh sự cố rò rỉ khí lỏng Clo

  • Rò rỉ từ thiết bị châm Clo: Việc xảy ra tình trạng rò rỉ Clo từ thiết bị châm chủ yếu do lắp đặt không đúng kĩ thuật. Chỉ cần tuân thủ quy trình lắp đặt cẩn thận thì sẽ không xảy ra sự cố.
  • Rò rỉ từ các mối nối bạn: Có thể dễ dàng phát hiện mối nối có vấn đề bằng cách dùng dung dịch ammoniac để kiểm tra. Ngoài ra, sau khi lắp đặt hãy quay van đầu bình ra ¼ siết lại để đảm bảo chắc chắn.

khí lỏng Clo - Kiểm tra các mối chốt chắc chắn

Kiểm tra các mối chốt chắc chắn

  • Rò rỉ khí lỏng Clo từ các roăng đệm: Đến một thời gian nhất định, các roăng đệm sẽ nảy sinh vấn đề khiến khí lỏng Clo theo đó rò rỉ ra ngoài. Hãy thay roăng đệm định kì để hạn chế tối đa sự cố rò rỉ Clo.
  • Rò rỉ từ hỏa hoạn: Đây là nguyên nhân nguy hiểm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Cần đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy kịp thời tại các trạm.

Bài viết đã chia sẻ những thông tin cần thiết về cách xử lý cũng như phòng tránh việc rò rỉ khí lỏng Clo. Hi vọng bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích! Xem thêm nhiều bài viết tại website labvietchem.com.vn.

Từ khóa » Khí Clo Lỏng