Cách Xử Lý Tại Nhà Khi Bị Dị ứng, Ngộ độc Dứa - TieudungPlus
Có thể bạn quan tâm
Bản thân quả dứa không có độc, nhưng một số người sau khi ăn dứa bị nôn mửa, khó chịu, ngộ độc là do dị ứng với nấm Candida trepicalis nắm ở những mắt của quả dứa, nhất là những quả đã bị dập nát do trong quá trình gọt dứa không cắt kĩ những mắt này đi. Hoặc dứa dập nên loại nấm đó xâm nhập vào trong quả dứa.
Biểu hiện dị ứng, ngộ độc sau khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại có cả chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Nghiêm trọng hơn, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm, biểu hiện da lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ...
Cách xử lý tại nhà khi bị dị ứng, ngộ độc dứa.
Cách xử lý tại nhà khi bị dị ứng, ngộ độc dứa:
Nếu bạn bị dị ứng, ngộ độc nhẹ, có thể xử lý tại nhà bằng cách gây nôn cho người bệnh. Dùng tay ngoáy họng cho nôn ra hết chất độc vừa ăn phải.
Sau đó cho người bệnh uống siro ipeca với liều lượng người lớn từ 15-30 ml, trẻ em từ 1-12 tuổi 5ml.
Cần cho uống than hoạt tính để giải trừ hết chất độc của dứa còn sót lại trong cơ thể: Lấy 20 gam pha trong 200 ml nước uống 1 lần. Uống nhắc lại sau 2 giờ với liều lượng 100g ở người lớn, 25-30g ở trẻ em.
Trong trường hợp bị khó thở, suy hô hấp…cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ truyền dịch cho nạn nhân tùy theo tình trạng mất nước do nôn mửa và tiêu chảy, nhưng cần lưu ý trụy mạch còn do sốc dị ứng, có khi không mất nước mà vẫn trụy mạch. Nếu cần, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương mà truyền dịch.
- Sau khi gọt vỏ dứa xong hãy cắt thành từng miếng rồi cho vào nước muối nhạt ngâm trong khoảng 10 phút, men phân giải protein sẽ bị ức chế trong nước muối. Ngâm như vậy cũng sẽ không bị rát lưỡi khi ăn dứa mà còn có thể làm giảm kích thích niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời sẽ thấy dứa thơm, ngọt hơn.
Cách xử lý tại nhà khi bị dị ứng, ngộ độc dứa.
Ăn dứa đúng cách
Bạn cũng cần lưu ý khi ăn dứa đối với những người mẫn cảm, người già, trẻ nhỏ....
Bởi ăn dứa không đúng cách, ăn dứa quá nhiều dẫn đến dị ứng với biểu hiện sưng lưỡi, rát lưỡi, gây tiêu chảy, buồn nôn, khó thở…
Người bị cao huyết áp nói không với dứa:Chất serotonin (5 - hydroxytryptamine, 5 - HT) trong dứa có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường.
Vì vậy, những người bị tăng huyết áp nên tránh xa loại quả này.
Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
Theo Duy Phan tổng hợp/Reatimes
Từ khóa » Cách Trị Say Dứa
-
Ngộ độc Dứa: Cách Phòng Chống Như Thế Nào?
-
Ngộ độc Dứa: Cách Phòng Chống Như Thế Nào? | BvNTP
-
Ngộ độc Dứa Và Cách Phòng Chống - VnExpress Sức Khỏe
-
Vỏ Dứa Trị Say Dứa - Khoa Học Và đời Sống
-
Bài Thuốc Dân Gian CHỮA NGỘ ĐỘC DỨA
-
Sơ Cứu Khi Ngộ độc Dứa, Sắn - Eva
-
Phòng Ngộ độc Dứa - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ăn Dứa Và Những 'đại Kỵ' Ai Cũng Cần Biết để Khỏi Nguy Hiểm
-
Sơ Cứu Ngộ độc Dứa Nhanh Chóng - VietQ
-
Biểu Hiện, Cách điều Trị Và Phòng Chống Ngộc độc Dứa
-
Vì Sao ăn Dứa Có Thể Say? - Infonet
-
DỊ ỨNG DỨA - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
Nguy Hại Chết Người Khi ăn Dứa Sai Cách - Webtretho