Cách Xử Lý Trẻ Sơ Sinh Bị Sặc Sữa Mẹ Nhất định Phải Biết

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Trẻ em - Nhi - Sơ sinh
Cách xử lý trẻ sơ sinh bị sặc sữa mẹ nhất định phải biết

Hồ Trinh

27-03-2021

goole news Thay đổi font chữ 16

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa khiến bé bị ho sặc sụa, khó thở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cần xử lý như thế nào khi trẻ gặp phải tình trạng này? Dưới đây là một số cách xử lý sặc sữa được bác sĩ Trần Kinh Trang - Trưởng khoa Nhi BVĐK Phương Đông tư vấn để các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết!

  • Top 4 cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh tại nhà giúp giảm nôn trớ, ọc sữa sau khi bú

Nội dung chính
  • Hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ sơ sinh bị sặc sữa có nguy hiểm không?
  • Triệu chứng điển hình khi trẻ bị sặc sữa
  • Ba mẹ cần xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa?
  • Biện pháp phòng ngừa sặc sữa ở trẻ sơ sinh

 

Hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Theo bác sĩ Trần Kinh Trang -Trưởng khoa Nhi BVĐK Phương Đông, trẻ sơ sinh bị sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở và ho sặc sụa. Nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến mặt mày tím tái và gây ngừng thở ở trẻ. 

Bé sơ sinh bị sặc sữa nghiêm trọng nếu không cấp cứu kịp thời, đúng cách có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻBé sơ sinh bị sặc sữa nghiêm trọng nếu không cấp cứu kịp thời, đúng cách có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ

Việc xử lý sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc sữa đúng cách là yếu tố vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Bởi vậy, cha mẹ hãy tìm hiểu và nắm rõ kiến thức này càng sớm càng tốt.

Triệu chứng điển hình khi trẻ bị sặc sữa

Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc sữa vào phổi mà phụ huynh cần lưu tâm là:

  • Trẻ đang bú hoặc sau khi bú no đột ngột ho sặc sụa, tím tái, khóc thét. Sữa có thể trào ra từ mũi, miệng của trẻ và lúc này rẻ trở nên hốt hoảng, khó thở khiến cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng.
  • Trẻ bị sặc sữa vào phổi nếu nghiêm trọng có thể khiến tim bé ngừng đập, ảnh hưởng đến đường thở dẫn đến ngừng hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý nhanh chóng, đúng cách. 

Vỗ lưng là cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa vô cùng hiệu quảVỗ lưng là cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa vô cùng hiệu quả

Ngoài ra, trong trường hợp trẻ có biểu hiện ngưng thở, sau kết hợp các biện pháp trên thì phải kết hợp với hà hơi thổi ngạt. Cụ thể bạn bịt mũi và thổi hơi vào miệng trẻ cho tới khi thấy lồng ngực bé hơi nhô lên. Khi trẻ có nhịp thở trở lại, bạn phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Chú ý: Theo dõi tình trạng của trẻ sơ sinh khi bị sặc sữa, nếu phát hiện trẻ có biểu hiện suy hô hấp hay nhiễm khuẩn hô hấp cần được đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín thăm, khám kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc sữa một cách hiệu quả, phụ huynh cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau đây:

Không nên cho trẻ vừa ngủ, vừa bú

  • Không nên trêu đùa, cười đùa với trẻ khi đang bú
  • Khi bú không nên để cổ bé bị gập hoặc ngửa cổ
  • Khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi do bú bình, hãy thay đổi núm vú có kích thước lỗ phù hợp với trẻ
  • Chia thành nhiều cữ bú ngắn sẽ giảm được tỉ lệ bị sặc sữa ở trẻ
  • Không nên mặc quần áo quá chật cho trẻ.
  • Dùng tay bóp bầu ti để điều chỉnh tốc độ dòng sữa chậm lại.
  • Nếu trẻ đang bị sặc sữa và ho, khóc thì nên đợi một lúc rồi mới cho trẻ bú sữa lại.
  • Với những trẻ bú mẹ, sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm xuống

Từ khóa » Cách Vỗ Sặc Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh