Cách Xử Lý Vết Bỏng Bô Bị Phồng Rộp Bị Vỡ Không để Lại Sẹo
Có thể bạn quan tâm
Trong cuộc sống thường ngày, do những bất cẩn, rất nhiều khi bạn gặp rắc rối với các vết bỏng như bỏng nước sôi, bỏng bô xe máy, bỏng lửa, bỏng điện… Thông thường vết bỏng sẽ tới giai đoạn xuất hiện các vết phồng, rộp khiến chúng ta phải giữ rất cẩn thận, nhất là những người hay vận động, đi lại. Chỉ cần vô tình va quệt nhẹ cũng có thể khiến vết phồng, rộp bị vỡ và dễ gây nhiễm trùng. Vậy cần phải xử lý thế nào với những vết bỏng phồng rộp này? Hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Table of Contents
- Vết phồng rộp sau bỏng dễ để lại sẹo xấu
- Cách xử lý đúng khi vết bỏng phồng rộp và vỡ
Vết phồng rộp sau bỏng dễ để lại sẹo xấu
Theo thống kê của Bệnh viện Bỏng quốc gia, trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 12.000 đến 14.000 lượt bệnh nhân, trong đó có đến 44,8% bệnh nhân bỏng là trẻ em dưới 6 tuổi và 41,8% bệnh nhân bỏng là người lớn (từ 16 tuổi đến 60 tuổi). Theo các bác sĩ, thao tác sơ cứu ngay khi bị bỏng rất quan trọng, nó quyết định khá nhiều tới tình trạng vết thương sau này. Nhiều trường hợp do không được sơ cứu kịp thời và đúng cách đã dẫn tới tình trạng vết thương trầm trọng hơn.
Nhất là ở giai đoạn vết bỏng phồng rộp, bệnh nhân thường gặp khó khăn lớn trong việc kiểm soát tình trạng vết bỏng và dễ dẫn tới nhiễm trùng, để lại sẹo xấu tại khu vực bị thương tổn.
Ở hầu hết các trường hợp bị bỏng đều trải qua giai đoạn vết bỏng phồng rộp, từ vết bỏng bô xe máy bị phồng, bỏng nước sôi cũng bị phồng hay vết bỏng dầu, mỡ cũng bị phồng… nên bạn cần nắm vững cách xử lý các vết phồng rộp do bỏng này, tránh để lại sẹo xấu.
Cách xử lý đúng khi vết bỏng phồng rộp và vỡ
Đối với các vết bỏng phồng rộp, bất kể là bỏng bô xe máy bị phồng, vết bỏng nước sôi bị phồng da hay vết bỏng dầu mỡ, lửa… bạn đều cần phải giữ cẩn thận và lưu ý những điều sau:
- Tuyệt đối không chọc thủng vết phồng hay dùng kéo để cắt bỏ phần da xung quanh vết bỏng phồng rộp.
- Hạn chế đi lại, vận động để tránh gây tổn hại tới vết phồng rộp.
- Nên mặc váy, quần lửng để tránh vết thương bị cọ xát quá nhiều với bề mặt vải
- Khi di chuyển, đi lại cần lưu ý không va, quệt dẫn tới vỡ vết phồng rộp.
- Hàng ngày, vệ sinh thật sạch sẽ vết thương một cách nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn giấy thấm khô rồi thoa kem trị bỏng chuyên dụng hoặc kem kháng sinh để vết thương có thể nhanh chóng xẹp xuống và sớm lành hơn. Tuyệt đối không sử dụng cồn hay oxy già để rửa vết bỏng bởi các dung dịch này sẽ làm chết các mô hạt vốn dĩ đã chịu đựng tổn thương do bỏng, từ đó, hạn chế quá trình làm lành vết thương.
Đối với các vết bỏng phồng rộp đã bị vỡ, bạn cần nhanh chóng thực hiện theo các thao tác sau để tránh nhiễm trùng hay để lại sẹo xấu tại vùng bị thương tổn:
- Dùng bông y tế, cuộn lại rồi nhẹ nhàng lau xung quanh và rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý. Trước khi tiến hành khử trùng vết thương bạn cần rửa sạch sẽ tay để tránh nhiễm khuẩn và tuyệt đối không sử dụng cồn, oxy già cho việc làm sạch vết bỏng phồng rộp đã bị vỡ.
- Tiếp đó, bạn thoa thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương để kiềm chế khả năng viêm nhiễm.
- Dùng bông gạc, băng nhẹ nhàng vết thương lại. Trước đó, bạn có thể thoa một lớp vaseline lên băng gạc để phần băng gạc này không bị dính trực tiếp lên vết thương, gây khó khăn cho lần thay băng sau. Nếu bạn không muốn sử dụng băng gạc truyền thống thì có thể sử dụng sản phẩm băng gạc dạng xịt. Đây là cách băng bó vết thương công nghệ mới, vừa tiết kiệm thời gian, vừa có khả năng bảo vệ lại vừa thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Bạn nên thực hiện việc thay băng gạc, rửa và thoa thuốc lên vết bỏng phồng rộp bị vỡ hàng ngày cho tới khi vết phồng rộp bị vỡ này đã lành lặn hoàn toàn.
Khó khăn tiếp theo mà bạn cần lưu ý là khi vết thương lên da non sẽ rất ngứa. Bạn tuyệt đối không được gãi hoặc tạo ra cọ xát vào khu vực bị bỏng và vẫn tiếp tục thực hiện việc làm sạch, thoa thuốc và băng bó mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà, không phải vận động, di chuyển nhiều thì có thể không cần băng bó quá nhiều để vết thương được thoáng mát và sớm khô miệng lại.
Với những bạn phải đi lại, di chuyển nhiều thì vẫn nên thực hiện làm sạch và băng gạc cho tới khi phần bỏng rộp vỡ không còn đau, lớp da bị tổn thương do bỏng dần lành lại thì bạn không cần thực hiện các thao tác trên nữa.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, trong suốt quá trình này, nếu vết thương xuất hiện các vết đỏ tấy, căng cứng, đau rát kéo dài, thậm chí bị chảy dịch, mủ màu xanh, vàng hoặc lên cơn sốt thì bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
Đây là quy tắc xử lý chung cho hầu hết các vết bỏng bô bị phồng, vết bỏng nước sôi, bỏng điện, bỏng hơi nồi cơm điện hay bỏng lửa, bỏng dầu, mỡ…
Trên đây là những chia sẻ về cách xử lý vết bỏng phồng rộp mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Rất mong những chia sẻ này sẽ hữu ích với các bạn khi gặp vướng mắc bởi các vết bỏng.
TÌM HIỂU THÊM:
4.7/5 - (4 bình chọn)
- Vết thương bỏng bô bị chảy nước vàng liệu có nhiễm trùng?
- 8 dấu hiệu vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng và cách xử lý?
Từ khóa » Bỏng Bô Xe Máy Bị Vỡ
-
Vết Bỏng Bô Xe Bị Vỡ Nên Chăm Sóc, Xử Lý Thế Nào? - Nacurgo
-
Cách Xử Lý Vết Bỏng Bô Bị Vỡ - Hay Độc Lạ
-
Cách Trị Bỏng Bô Xe Máy Nhanh Lành, Không để Lại Sẹo - Hello Bacsi
-
Cách Chữa Bỏng Bô Xe Máy đơn Giản Mà Không để Lại Sẹo | Medlatec
-
Xử Trí Bỏng Bô Xe Máy Có Bọng Nước Tránh để Lại Sẹo
-
Cách Chữa Bỏng Bô Xe Máy Hiệu Quả Và Không để Lại Sẹo - VinFast
-
Cách Trị Bỏng Bô Xe Máy Không để Lại Sẹo - Vinmec
-
Cách Chữa Bỏng Bô Mau Lành, Không để Lại Sẹo - Dizigone
-
Bị Bỏng Bô: Sơ Cứu, Cách Chữa, Thuốc Bôi Và Lưu ý Không để Lại Sẹo
-
Bỏng Bô Xe Máy Bị Phồng Bôi Gì để Không Bị Sẹo Và Nhiễm Trùng?
-
Chữa Bỏng Bô An Toàn, Hiệu Quả Không để Lại Sẹo - MarryBaby
-
Cách Xử Lý Phỏng ống Bô Xe Máy CẤP TỐC Không để Lại Sẹo
-
Cách Chữa Bỏng Bô Xe Máy. Những Lưu ý Khi Bị Bỏng Bô Xe Máy