Cách Xử Lý Vết Bỏng Tại Nhà Tránh đau Xót, Mưng Mủ, Mau Lành
Có thể bạn quan tâm
Bỏng là tình trạng phổ biến hay gặp trong gia đình. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, dù có cẩn thận đến đâu đôi lúc cũng không thể tránh khỏi. Vì vậy, nằm lòng cách xử lý vết bỏng tại nhà đúng cách, tránh đau xót, mưng mủ, mau lành là vô cùng cần thiết.
Hình ảnh bàn tay bị bỏng
1. Các bước xử lý vết bỏng tại nhà
Bước 1: Nhận diện nguyên nhân chính gây ra vết bỏng, ngay lập tức loại bỏ các tác nhân ra khỏi người đang gặp tình trạng bỏng.
Lưu ý, mỗi nguyên nhân có một phương pháp loại trừ khác nhau.
- Bỏng do tiếp xúc với nhiệt độ quá cao cần giảm nhiệt độ tại vị trí bỏng. Vùng bị bỏng không quá nặng (vùng da tổn thương nhỏ, không quá sâu) có thể ngâm vào nước lạnh 16-20°C. Nếu bỏng rộng và sâu nên bọc lại chắc chắn bằng giấy bóng sạch trước khi đổ nước lạnh lên.
- Bỏng do điện áp cao cần ngắt ngay nguồn điện, kéo nạn nhân ra khỏi vùng nhiễm điện bằng tóc hoặc gỗ khô.
- Bỏng do chất độc hại, cần phát hiện, phân biệt loại chất độc để ngừng cung cấp và đưa ra hướng chữa tiếp theo, rửa vết bỏng thật nhiều bằng nước hoặc chất trung hòa.
- Bỏng do quần áo dính nước nóng, xăng dầu, acid,… nên xé rách quần áo càng nhanh càng tốt.
- Để vùng bỏng không bị chèn ép gây tổn thương nặng bởi các vật cứng, nên tháo giầy, ủng, vòng, nhẫn,…
Xả nước mát cho vùng da bị bỏng
Bước 2: Chú ý một số chức năng sống cơ bản (nếu bệnh nhân bị bỏng thấy người khó chịu, mệt mỏi)
- Đảm bảo hô hấp: Để bệnh nhân đến một nơi thoáng mát, không khí lưu thông đảm bảo hít thở dễ dàng. Nếu ngừng hô hấp cần làm hô hấp nhân tạo đến khi nạn nhân thở lại.
- Kiểm tra tuần hoàn: theo dõi các thông số liên quan đến tim mạch, huyết áp, nếu ngừng tim cần ép lồng ngực để kích thích tim đập trở lại.
- Bệnh nhân có dấu hiệu mất nước, khát nước cần bổ sung nước trắng, nước ép hoa quả, dung dịch bù nước và điện giải oresol,…
Bước 3: Xử lý vết bỏng
- Dùng băng vô khuẩn hoặc gạc vô khuẩn băng vết bỏng lại.
- Vệ sinh vết bỏng hàng ngày tránh lở loét do vi khuẩn là vô cùng quan trọng. Vết bỏng là tổ chức da bị hoại tử, không còn khả năng che chắn để bảo vệ cơ thể, nên rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn như Streptococcus, Staphylococcus. Ngoài ra: P. aeruginosa, P.seudomonas, nấm Candida albicans, Aspergillus spp, Herpes simplex virus… cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây loét.
- Việc vệ sinh vết bỏng ảnh hưởng lớn đến sự bình phục da, tránh để lại sẹo, tránh gây các biến chứng nặng do nhiễm trùng. Mỗi ngày nên rửa vết bỏng bằng dung dịch sát khuẩn để tiêu diệt vi sinh vật tại vùng bỏng và vùng da lân cận, sau đó băng lại vùng bị bỏng.
Xem thêm: Cách chữa bỏng nhanh nhất tại nhà cho trẻ
Bước 4: Đưa bệnh nhân tới bệnh viện
- Đưa bệnh nhân tới viện để cứu chữa kịp thời sau khi đã sơ cứu ban đầu nếu là một trong cách trường hợp sau: điện giật, sét đánh, bỏng hóa chất (acid, kiềm mạnh hoặc các chất trong công nghiệp), bỏng chảy máu và bỏng ở mắt.
Hình ảnh minh họa vết bỏng bô xe máy
2. Các lưu ý khi xử lý vết bỏng tại nhà
- Chất sát khuẩn được lựa chọn phải phù hợp với vết bỏng. Phải có tính sát khuẩn đủ nhanh và mạnh, diệt được nhiều loại vi khuẩn, có phổ.rộng bao trùm vi khuẩn gram âm và gram dương, cả kỵ khí lẫn hiếu khí. Chú ý không dùng chất sát khuẩn có tính acid hoặc kiềm mạnh, không gây xót và không ăn mòn da.
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất sát khuẩn nhưng đa.phần đều có những hạn chế riêng không phù hợp với chữa bỏng. Cồn 70 độ, Povidine Iod, cồn iod, Clorhexidine, Oxy già là một số dẫn chất sát khuẩn phổ biến và người bệnh thường nghĩ tới. Đa phần chúng đều có tính sát khuẩn yếu, phổ sát khuẩn hẹp, một số chỉ tiêu diệt được vi khuẩn mà không phá hủy được virus, khi dùng gây đau, xót do gây kích ứng da. Những sản phẩm chứa iod khi bôi gây nhuộm màu da, làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ.
- Ngoài ra, không băng quá chặt để hạn chế phù nề và thoát dịch huyết tương. Tuyệt đối không chọc vỡ các túi bỏng nước, do nguy cơ gây nhiễm trùng rất cao. Vệ sinh vùng bỏng và thay băng thường xuyên, tránh để băng bị dính nước hoặc bẩn.
3. Dizigone – Sản phẩm chuyên biệt giúp xử lý vết bỏng tại nhà
Bộ sản phẩm giúp xử lý vết bỏng hiêu quả của Dizigone
Xem thêm: Review các dung dịch kháng khuẩn cho vết thương ngoài da
3.1. Dizigone ngăn chăn sự tấn công của vi sinh vật gây hại, giảm mưng mủ
- Dizigone là sản phẩm kháng khuẩn vượt trội, được đánh giá cao bởi các bác sĩ da liễu.
- Dizigone ứng dụng công nghệ sản xuất mới, vô cùng tiên.tiến đến từ châu Âu (EMWE – Electrochemical mineral water energy). Nó dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa dòng điện đơn cực và.nước có độ khoáng nhẹ để tạo ra sản phẩm có sự thay đổi khả năng phản ứng và tính chất lý hóa. Dung dịch thu được có khả năng diệt khuẩn mạnh, an toàn.và thân thiện với người sử dụng.
- Khả năng diệt khuẩn mạnh của Dizigone được đánh giá cao khi phổ diệt khuẩn rộng, thời gian diệt khuẩn nhanh chỉ trong vòng 30 giây. Kết quả nghiên cứu tại Quatest 1 (bộ Khoa học công nghệ) về hiệu suất tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh cho thấy: Dizigone có khả năng tiêu diệt được các chủng vi sinh vật: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus faecalis, Candida albicans, Aspegillus niger,…Đây đều là những vi khuẩn, virus, nấm có trên da dễ gây loét do bỏng.
Chứng nhận chất lượng của Dizigone
3.2. Dizigone an toàn, không gây đau, xót, kích ứng khi sử dụng
- Dizigone có pH trung tính trong khoảng 6.5 – 8.5 nên không gây kích ứng da, niêm mạc, không gây xót.
- Dizigone không chứa các hóa chất độc hại, không có tính acid và kiềm mạnh. Sau khi từ trạng thái giả bền, tiêu diệt vi sinh.vật xong sẽ chuyển về trạng thái bền vững là nước muối loãng.
3.3. Dizigone giúp vết thương mau lành
- Dizigone không gây tổn thương tới yếu tố hạt và không gây độc nguyên bào sợi. Đây là các yếu tố quan trọng giúp hình thành. mô liên kết của da, tái tạo biểu mô da và liền sẹo.
- Các chất oxy hóa quan trọng nhất là HClO, ClO*, ClO-… tương tự thành phần của bạch cầu đa nhân trung tính, không gây hại cho tế bào lành.
Để tăng nhanh hiệu quả, có thể dùng kết hợp dung dịch sát khuẩn Dizigone với kem Dizigone Nano Bạc.
Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn thuốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
Thao khảo: Cách chữa bỏng tại nhà
Từ khóa » Cách Xử Lý Vết Bỏng Nhẹ
-
Sơ Cứu Khi Bị Bỏng Lửa, Bỏng Nước Sôi | Vinmec
-
Cách Xử Lý Khi Bị Bỏng
-
8 Cách Trị Bỏng (trị Phỏng) Tại Nhà An Toàn Bạn Nên áp Dụng
-
5 Cách Chữa Bỏng Tại Nhà Hiệu Quả - Dizigone - Kháng Khuẩn Vượt Trội
-
Xử Lý đúng Cách Khi Bị Bỏng Nước Sôi - YouMed
-
Hướng Dẫn Sơ Cứu Khi Trẻ Bị Bỏng Nhiệt Và Chăm Sóc Vết Bỏng đúng ...
-
Các Cấp độ Của Bỏng Và Hướng Dẫn Cách Xử Trí Khi Bị Bỏng | Medlatec
-
SƠ CỨU THẾ NÀO KHI BỊ BỎNG? - Bệnh Viện AIH
-
Sơ Cứu Tai Nạn Bỏng - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Top 10 Mẹo Trị Bỏng đơn Giản Mà Hiệu Quả Bất Ngờ
-
Xử Lý Ban đầu Vết Bỏng đúng Cách
-
Bỏng - Chấn Thương; Ngộ độc - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Sơ Cứu đúng Cách Bỏng Nước Sôi ở Trẻ Em | Drupal - Sở Y Tế
-
CÁCH XỬ LÝ VẾT THƯƠNG KHI BỊ BỎNG - Công Ty TNHH Lavichem