Cách Xử Lý Vịt Khẻ Mỏ Nhưng Không Nở - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính Show
- Cách ấp trứng vịt bằng máy
- 1. Đảm bảo chất lượng trứng tốt
- 2. Chuẩn bị máy ấp trứng trước khi ấp
- 3. Cài đặt các thông số ấp phù hợp
- 4. Cho trứng vào máy đúng cách
- 5. Đảo trứng (nếu cần)
- 6. Soi trứng định kỳ
- 7. Làm mát trứng
- 8. Xử lý các trường hợp bất thường
- 1. Gà khẻ mỏ không nở được do nhiệt độ cao
- 2. Gà khẻ mỏ không nở được do nhiệt độ thấp
- 3. Gà khẻ mỏ không nở được do chất lượng trứng kém
- Video liên quan
Trứng vịt là trứng thủy cầm nên cách ấp trứng vịt sẽ có khác biệt đôi chút so với trứng gia cầm (trứng gà). Thông thường, trứng vịt nếu để ấp tự nhiên tỉ lệ nở chỉ đạt khoảng 60%. Nếu dùng máy ấp trứng để ấp và ấp đúng cách, đúng kỹ thuật thì tỉ lệ nở của trứng có thể đạt được 75 – 80%. Cách ấp thực ra không khó, các bạn chỉ cần chú ý thực hiện đúng quy trình ấp và xử lý tốt nếu gặp các trường hợp bất thường là được. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn các bạn cách ấp trứng vịt bằng máy chi tỉ lệ nở cao có thể đạt trên 80% để các bạn tham khảo.
Bạn đang xem: Cách ấp trứng vịt
Kỹ thuật ấp trứng vịtCách ấp trứng vịt bằng máy
Để ấp trứng vịt cho tỉ lệ nở cao các bạn cần phải đảm bảo được trứng có chất lượng phôi tốt, máy ấp trứng hoạt động ổn định, cài đặt nhiệt độ ấp phù hợp, làm mát trứng định kỳ và xử lý các hiện tượng bất thường nếu có. Làm được những điều này thì tỉ lệ nở của trứng chắc chắn sẽ rất cao. Cụ thể về cách ấp trứng vịt bằng máy như sau:
1. Đảm bảo chất lượng trứng tốt
Trước khi ấp trứng các bạn cần đảm bảo chất lượng trứng phải tốt. Để có trứng chất lượng tốt các bạn nên chú ý các vấn đề liên quan đến chăn nuôi vịt sinh sản. Khi vịt đẻ trứng, các bạn cần thu gom trứng và bảo quản đúng cách để chuẩn bị ấp. Cách bảo quản trứng đúng cách là nên bảo quản ở nhiệt độ khoảng 18 – 25 độ C, độ ẩm không cần cao nhưng cũng không được quá thấp, đặt trứng đầu to hướng lên trên, đảo trứng mỗi ngày một lần. Chỉ nên bảo quản trứng tối đa 7 ngày trước khi mang đi ấp, sau 7 ngày tỉ lệ nở của trứng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Khi chọn trứng để mang đi ấp, các bạn cần chọn các trứng vịt có kích thước đều nhau không quá to không quá nhỏ. Trứng có hình dáng cân đối không bị dị dạng, vỏ không bị nứt, dập hay có các vết rỗ. Nếu trứng bị bẩn, bạn có thể dùng khăn khô lau nhẹ bên ngoài trứng, tuyệt đối không dùng khăn ướt lau sẽ khiến trứng không ấp được nữa.
Cách ấp trứng vịt bằng máy2. Chuẩn bị máy ấp trứng trước khi ấp
Trước khi ấp trứng vịt bằng máy các bạn nên kiểm tra máy ấp để đảm bảo máy hoạt động bình thường. Sau khi kiểm tra xong máy, các bạn hãy vệ sinh sạch sẽ máy để tránh các mầm bệnh còn sót lại bên trong sẽ ảnh hưởng đến trứng khi ấp.
Cách ấp trứng vịt bằng máy3. Cài đặt các thông số ấp phù hợp
Khi ấp trứng vịt, các bạn nên cài đặt nhiệt độ ấp cho phù hợp theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Thông thường ấp trứng vịt cần cài đặt nhiệt độ ấp là 37,5 độ C. Các bạn ban đầu cũng nên cài đặt như vậy, sau có thể thay đổi lại cho phù hợp nếu cần.
Nếu máy ấp của các bạn có thể thay đổi độ ẩm thì bạn nên cài độ ẩm là 60 – 65% để ấp trứng vịt. Quan trọng nhất vẫn là hai thông số này, các tính năng khác của máy nếu có thì bạn cứ cài như hướng dẫn từ nhà sản xuất là được. Sau khi đã cài đặt các thông số, bạn để máy hoạt động khoảng 60 phút cho ổn định rồi cho trứng vào máy.
Cách ấp trứng vịt bằng máy4. Cho trứng vào máy đúng cách
Sau khi đã chuẩn bị xong máy ấp và chọn được trứng vịt để ấp thì các bạn cần cho trứng vào máy. Khi cho trứng vào máy ấp, tùy từng loại khay và từng loại máy mà bạn cần cho trứng theo đúng kiểu, đúng thứ tự. Khâu này rất quan trọng trong cách ấp trứng vịt bằng máy các bạn nên đặc biệt chú ý:
Nếu máy dùng khay đảo lăn tự động, bạn đặt trứng nằm vào trong khay là được. Nếu máy dùng khay đảo nghiêng tự động, các bạn đặt trứng đứng hoặc nằm đều được. Nếu đặ trứng đứng thì nên đặt trứng sao cho đầu to hướng lên trên.Nếu máy không có hệ thống đảo trứng tự động, các bạn có thể đặt trứng nằm hoặc đứng đều được. Nếu đặt trứng đứng thì bạn vẫn đặt đầu to hướng lên trên, đầu nhỏ hướng xuống và để trứng nghiêng một góc 30 độ để dễ đảo trứng sau này.Xem thêm:
Cách ấp trứng vịt bằng máy5. Đảo trứng (nếu cần)
Những dòng máy ấp hiện nay thông thường đều có tính năng đảo trứng tự động, một số loại máy không có tính năng đảo tự động thì bạn cần đảo trứng thủ công. Nếu đặt trứng nằm, khi đảo trứng bạn cho phía trứng hướng lên trên quay ngược xuống dưới. Nếu cho trứng đứng, bạn để trứng nghiêng một góc 30 độ, khi đảo trứng bạn để trứng nghiêng 30 độ theo hướng ngược lại. Số lần đảo trứng mỗi ngày là 3 – 4 lần chia đều trong ngày. Trong suốt quá trình ấp trứng vịt đến khi trứng khẻ mỏ, các bạn cần duy trì đảo trứng đều đặn để tránh phôi trứng bị dính vào vỏ khiến phôi không phát triển được.
Kỹ thuật ấp trứng vịt bằng máy6. Soi trứng định kỳ
khi ấp trứng tới ngày thứ 7, các bạn cần mang trứng ra soi để kiểm tra trứng nào có phôi, trứng nào không có phôi hay các trứng bị nứt, dập, rỗ vỏ, trứng ung để loại ra. Cách soi trứng cũng không phức tạp, bạn có thể dùng đèn soi trứng để soi. Khi soi trứng nên soi trong phòng tối sẽ giúp soi dễ hơn. Dùng đầu soi của đèn soi trứng úp hẳn vào đầu to của trứng, ánh sáng chiếu vào sẽ giúp bạn nhìn thấy bên trong trứng một cách tương đối rõ. Tùy vào từng trường hợp mà bạn sẽ quyết định trứng đó có loại ra hay dùng để ấp tiếp:
Nếu trứng soi vào thấy sáng đều như khi trứng chưa ấp thì trứng đó không có phôi nên loại ra.Nếu soi trứng vào thấy trứng có một điểm đen, từ điểm đen có mạch máu phát triển lan ra xung quanh thì trứng đó có phôi có thể mang đi ấp tiếp.Nếu soi trứng thấy trứng bị “hở sáng” thành vệt hay kiểu mạng nhện thì nơi đó bị nứt hoặc bị dập. Ngoài ra, nếu soi thấy vỏ trứng có hiện tưởng nhiều điểm nhỏ lốm đốm sáng lên tức là vỏ trứng bị rỗ. Các trường hợp vừa nêu trên đều không thể ấp được và cần loại trứng đó ra kể cả trứng có phôi hay không.Soi trứng thấy đen toàn bộ bên trong, trường hợp này trứng bị đã bị hỏng nên bỏ đi.Sau khi soi trứng xong, các bạn loại ra các trứng không đạt tiêu chuẩn. Các trứng có phôi các bạn bỏ vào máy ấp tiếp. Khi ấp trứng tới ngày thứ 13 thì cần làm mát trứng.
Lưu ý: trong kỹ thuật ấp trứng vịt bằng máy, các bạn có thể soi trứng vào các thời điểm khác như ngày 14, 21, 28 để kiểm tra sự phát triển của trứng.
Cách ấp trứng vịt bằng máy7. Làm mát trứng
Song song với việc đảo trứng, khi ấp trứng vịt tới ngày 13 các bạn cần làm mát trứng ít nhất mỗi ngày 1 lần cho đến khi trứng khẻ mỏ (mổ vỏ) để đảm bảo trứng có đủ độ ẩm để phát triển. Cách làm mát trứng đó là bạn mang trứng ra khỏi máy ấp để khoảng 10 -1 5 phút cho trứng nguội bớt. Dùng nước ấm xịt đều cho ướt trứng sau đó để trứng tự khô trong 60 phút. Sau 60 phút các bạn lại cho trứng vào ấp tiếp. Duy trì đều đặn như vậy ít nhất 1 lần mỗi ngày và không vượt quá 3 lần 1 ngày.
Làm mát trứng vịt8. Xử lý các trường hợp bất thường
Trong quá trình ấp trứng vịt, đôi khi mọi thứ diễn ra không được như đúng kế hoạch mà bạn nghĩ kể cả khi bạn đã nắm vững cách ấp trứng vịt bằng máy. Khi thấy có sự cố bất thường các bạn nên biết cách xử lý ngay để giảm thiệt hại kinh tế. Có một số trường hợp như sau các bạn nên biết để xử lý:
Mất điện: trường hợp mất điện không có gì là lạ ở những khu vực xa trung tâm. Khi mất điện trứng vẫn có thể giữ được khoảng 10 tiếng trong máy mà không ảnh hưởng gì. Nếu lâu hơn bạn nên có phương án dùng máy phát điện hoặc dùng ắc quy để giúp máy hoạt động.Máy ấp bị hỏng: trường hợp máy ấp trứng bị hỏng cũng không phải là trường hợp hi hữu. Khi máy hỏng nếu không phát hiện kịp thời rất dễ khiến cả mẻ trứng cũng hỏng theo. Do đó, mặc dù máy ấp trứng tự động hoàn toàn nhưng bạn vẫn cần kiểm tra định kỳ thường xuyên để biết tình trạng của máy.Trứng nở sớm: nếu trứng vịt khẻ mỏ trước ngày 27 tức là trứng đang nở sớm. Nếu nhiều trứng nở sớm thì bạn nên giảm nhiệt độ ấp xuống 0,1 độ C để trứng nở chuẩn ngày hơn. Thời gian trứng nở chuẩn ngày nhất là ngày ấp thứ 28.Trứng nở muộn: khi trứng ấp tới hết ngày ấp 29 mà chưa thấy khẻ mỏ tức là trứng nở muộn. Trường hợp này các bạn tăng nhiệt độ ấp lên 0,1 độ C để trứng nở tốt hơn.Trứng bị sát vỏ: trứng nếu nở đúng ngày (27 – 29 ngày) nhưng bị sát vỏ, lông vịt con bị dính vào vỏ khiến vịt con không đạp được vỏ trứng để ra ngoài. Trường hợp này thường do thiếu ẩm, khi trứng sắp nở cách 2 ngày các bạn hãy tăng độ ẩm trong máy lên mức 65 – 75% để trứng không bị sát vỏ.Cách ấp trứng vịt bằng máyNếu các bạn tuân thủ đúng cách ấp trứng vịt với các bước như trên và xử lý linh hoạt khi gặp các trường hợp bất thường tốt thì tỉ lệ nở của trứng chắc chắn phải đạt được 75% hoặc cao hơn. Nếu các bạn có kinh nghiệm ấp thì tỉ lệ nở của trứng hoàn toàn có thể ổn định ở mức này hoặc cao hơn.
Từ khóa » Khẻ Mỏ
-
Gà Khẻ Mỏ Không Nở được, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Gà Khẻ Mỏ Bao Lâu Thì Nở, Một Vài Lưu ý để Gà Nở Tốt Hơn - Mactech
-
Gà Khẻ Mỏ Bao Lâu Thì Nở? Thời Gian Bao Lâu Là Tốt Nhất
-
Gà Khẻ Mỏ Không Nở - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Gà Khẻ Mỏ Bao Lâu Thì Nở - Máy ấp Trứng CNE
-
Tại Sao Dùng Máy ấp Trứng, Gà Khẻ Mỏ Không được?
-
Gà Con Quá Trình Khẻ Mỏ Và Chui Ra Khỏi Vỏ Trứng - YouTube
-
Cách Xử Lý Gà Khẻ Mỏ Nhưng Không Nở
-
Gà Khẻ Mỏ Không Nở - Agriviet
-
Gà Khẽ Mỏ Không được, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Từ Khẻ Mỏ Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Từ Điển - Từ Khẻ Mỏ Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Gà Rừng - Gà Khẻ Mỏ Không Nở – Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý ...